1. Cần làm rõ hành vi đưa, nhận môi giới hối lộ trong đấu thầu
Hiện hành cần quy định rõ hành vi đưa, nhận, môi giới hối lộ, có thể dẫn chiếu tới quy định Bộ Luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) để thống nhất áp dụng trên thực tiễn, làm rõ phạm vi liên quan đến môi giới, hối lộ trong đấu thầu, hành vi thông thầu.
Theo quy định tại Luật Đất thầu 2013 quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư mặc dù đã được đơn giản hóa nhưng trong một số trường hợp vẫn chưa thật sự tạo thuận lợi cho hoạt động đấu thầu, nhất là trường hợp thực hiện các dự án quan trọng, cấp bách...
Các quy định về hình thức chỉ định thầu, lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt còn thiếu cụ thể, chưa đáp ứng yêu cầu lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu có điều kiện mua sắm đặc thù hoặc mua sắm phục vụ phòng, chống dịch bệnh, xây dựng công trình, dự án quy mô lớn...
Công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động đấu thầu và việc thi hành pháp luật đấu thầu còn một số mặt hạn chế, hành vi thông thầu, gian lận trong đấu thầu… vẫn diễn biến phức tạp, tinh vi; năng lực, kinh nghiệm của một số người có thẩm quyền, chủ đầu tư, bên mời thầu chưa đáp ứng yêu cầu.
Bên cạnh đó, quy định về các hành vi bị cấm chưa đầy đủ, chưa bao quát hết các vi phạm xảy ra trong thực tế; cơ chế giải quyết kiến nghị trong hoạt động đấu thầu chưa bảo đảm tính khách quan, hiệu quả...
Bên cạnh đó, cơ quan thẩm tra cũng đề nghị quy định rõ hành vi đưa, nhận, môi giới hối lộ, có thể dẫn chiếu tới quy định Bộ Luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) để thống nhất áp dụng trên thực tiễn, làm rõ phạm vi liên quan đến môi giới, hối lộ trong đấu thầu, hành vi thông thầu.
Cần quy định rõ hành vi cản trở trong đấu thầu, vì trên thực tế việc cản trở quá trình đấu thầu thường xảy ra đa dạng, phức tạp, tác động tiêu cực và làm ảnh hưởng đến thời gian, kết quả, hiệu quả của công tác đấu thầu.
Hiện hành trong quy định về 10 trường hợp chỉ định thầu quy định trong dự thảo, trong đó bổ sung, mở rộng thêm nhiều trường hợp áp dụng hình thức chỉ định thầu, theo ông Cường, điều này chưa thực sự phù hợp với mục tiêu nâng cao tính cạnh tranh, công khai, minh bạch, hiệu quả kinh tế.
Trên cơ sở đó, pháp luật cần quy định về giới hạn áp dụng chỉ định thầu với các trường hợp đặc thù: Dự án cấp bách; đảm bảo bí mật liên quan đến an ninh, quốc phòng; đầu tư mua sắm thuốc, hóa chất, sinh phẩm, trang thiết bị, vật tư y tế phòng chống dịch bệnh trong trường hợp khẩn cấp…
2. Môi giới hối lộ trong đấu thầu sẽ bị cấm hoạt động trong vòng bao nhiêu năm?
Môi giới hối lộ là hành vi trung gian giữa người nhận và người đưa hối lội theo yêu cầu của một trong hai bên hoặc của cả hai. Hành vi môi giới hối lộ tạo điều kiện cho việc đạt được sự thỏa thuận hoặc để thực hiện sự thỏa thuận về đưa và nhận hối lộ. Môi giới hối lộ được biểu hiện qua nhiều hành vi đa dạng như: việc tìm kiếm đầu mối, giới thiệu bên nhận hối lộ với bên đưa hối lộ. Tạo điều kiện cho bên đưa và nhận hối lộ tiếp xúc, trao đổi với nhau. Là cầu nối trung gian, truyền tin giữa bên nhận và bên đưa hối lộ. Chuẩn bị, thu xếp địa điểm tiến hành công việc hối lộ. Trong một số trường hợp, người môi giới có thể có mặt trong cuộc gặp giữa người đưa hối lộ và người nhận hối lộ để chứng kiến hoặc tham gia vào việc đưa và nhận hối lộ. Hành vi môi giới hối lộ cũng giống như các hoạt động môi giới thông thường về phương thức tiến hành. Tuy nhiên, hành vi môi giới hối lộ là một hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị xã hội lên án, pháp luật trừng trị.
Căn cứ theo quy định tại Điều 122 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định về hình thức cấm tham gia quá trình lựa chọn nhà thầu như sau:
Tùy theo mức độ vi phạm mà áp dụng hình thức cấm tham gia hoạt động đấu thầu đối với tổ chức, cá nhân, cụ thể như sau:
- Hành vi đưa, nhận hối lộ; lợi dụng chức vụ quyền hạn để can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động đấu thầu; thông thầu; gian lận; cản trở sẽ bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 03 năm đến 05 năm
- Hành vi chuyển nhượng thầu; tổ chức lựa chọn nhà thầu khi nguồn vốn cho gói thầu chưa được xác định dẫn tới tình trạng nợ đọng vốn của nhà thầu sẽ bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 01 năm đến 03 năm
- Hành vi không đảm bảo công bằng; tiết lộ, tiếp nhận những tài liệu, thông tin về nhà thầu, nhà đầu tư trái quy định của pháp luật sẽ bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 06 tháng đến 01 năm
- Cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 01 năm đến 05 năm đối với hành vi vi phạm việc sử dụng lao động:
+ Đối với đấu thầu quốc tế, không tuân thủ quy định về việc sử dụng lao động khi thực hiện hợp đồng, tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu tại Việt Nam theo quy định.
+ Đối với những gói thầu cần sử dụng nhiều lao động phổ thông, không đề xuất phương án sử dụng lao động địa phương nơi triển khai thực hiện dự án, gói thầu;
+ Không tuân thủ quy định trong quá trình lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu, phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, ký kết và thực hiện hợp đồng;
+ Hồ sơ dự thầu của nhà thầu không đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu về sử dụng lao động quy định.
Như vậy, theo quy định trên thì với hành vi môi giới hối lộ thì có thể bị cấm hoạt động trong lĩnh vực đấu thầu cao nhất là 5 năm.
3. Thực tiễn áp dụng các quy định về xử lý vi phạm trong đấu thầu
Việc pháp luật quy định chi tiết những hành vi bị cấm, những hành vi vi phạm với hình thức xử lý tương ứng đã tạo ra hành lang pháp lý vững chắc để xử lý những vi phạm trong lĩnh vực đấu thầu. Tuy nhiên, trên thực tế hoạt xử lý vi phạm trong lĩnh vực đấu thầu vẫn còn tồn tại nhiều điểm bất cập:
Những sai phạm vẫn chỉ bị xử lý nhẹ tay: Gần đây, nhiều cuộc thanh tra chuyên ngành về đầu tư công, chấp hành pháp luật trong đấu thầu ở các địa phương đã điểm mặt hàng loạt sai phạm trong đấu thầu, nhưng trong các kết luận thanh tra, đặc biệt là phần kiến nghị xử lý sai phạm liên quan đến khâu lựa chọn nhà thầu, đa phần chỉ là hình thức “kiểm điểm, rút kinh nghiệm”.
Việc buông lỏng quản lý của cơ quan chức năng cũng khiến việc vi phạm trong lĩnh vực đấu thầu vẫn còn phổ biến. Như chúng ta thấy vi phạm thường xảy ra ở các dự án đầu tư công, từ những gói thầu sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước hoặc từ các nguồn vốn ODA.
Chỉ cần siết chặt khu vực này thì việc thông thầu, vi phạm quy trình đấu thầu sẽ được giảm thiểu đáng kể. Tại Việt Nam, Luật Đấu thầu 2013 mặc dù đã có nhiều quy định rất ưu việt, tuy nhiên, trong bối cảnh các hành vi hối lộ, tham nhũng, gian lận vẫn còn phổ biến và nhức nhối trong xã hội, thì luật pháp là chưa đủ, mà còn cần sự quyết tâm của cơ quan thực thi và giám sát thực thi pháp luật.
Như vậy trên đây là toàn bộ thông tin về Môi giới hối lộ trong đấu thầu sẽ bị cấm hoạt động trong vòng bao nhiêu năm? mà Công ty Luật Hòa Nhựt muốn gửi đến quý khách mang tính tham khảo. Nếu quý khách còn vướng mắc về vấn đề trên hoặc mọi vấn đề pháp lý khác, quý khách hãy vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến theo số điện thoại 1900.868644 để được Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp qua tổng đài kịp thời hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc.
Nếu quý khách cần báo giá dịch vụ pháp lý thì quý khách có thể gửi yêu cầu báo phí dịch vụ đến địa chỉ email:luathoanhut.vn@gmail.comđể nhận được thông tin sớm nhất! Rất mong nhận được sự hợp tác và tin tưởng của quý khách! Luật Hòa Nhựt xin trân trọng cảm ơn!