Phân loại các dịch vụ tư vấn và dịch vụ phi tư vấn theo luật đấu thầu?

Dịch vụ tư vấn và dịch vụ phi tư vấn trong đấu thầu là gì ? Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp ? Tư vấn việc đấu thầu cung cấp dịch vụ công ích ? Tư vấn về lựa chọn nhà thầu, ký hợp đồng theo luật đấu thầu ? ... Sẽ được Luật Hòa Nhựt tư vấn cụ thể:

1. Phân loại dịch vụ tư vấn và dịch vụ phi tư vấn trong đấu thầu?

Thưa luật sư, cho em hỏi: Dịch vụ thuê khoan khảo sát, thuê thiết bị đo đạc phân tích thì được xếp vào dạng gói thầu nào ạ ? Dịch vụ này là dịch vụ tư vấn hay phi tư vấn theo quy định của luật đấu thầu ạ ?

Mong được tư vấn giúp, em xin cảm ơn ạ!

Luật sư trả lời:

1.1. Xác định các loại gói thầu theo quy định của pháp luật Đấu thầu:

Tại Khoản 8 và Khoản 9, Khoản 23, Khoản 25, Khoản 45 Điều 4 Luật Đấu thầu năm 2013 quy định các loại gói thầu trong hoạt động Đấu thầu bao gồm:

+ Dịch vụ tư vấn trong đấu thầu:

Khoản 8 Điều 4 Luật Đấu thầu 2013 quy định về gói thầu dịch vụ tư vấn bao gồm:

"Dịch vụ tư vấn là một hoặc một số hoạt động bao gồm: lập, đánh giá báo cáo quy hoạch, tổng sơ đồ phát triển, kiến trúc; khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo đánh giá tác động môi trường; khảo sát, lập thiết kế, dự toán; lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; thẩm tra, thẩm định; giám sát; quản lý dự án; thu xếp tài chính; kiểm toán, đào tạo, chuyển giao công nghệ; các dịch vụ tư vấn khác."

+ Dịch vụ phi tư vấn trong đấu thầu:

Khoản 9 Điều 4 Luật Đấu thầu 2013 quy định dịch vụ phi tư vấn là một hoặc một số hoạt động bao gồm: Logistics, bảo hiểm, quảng cáo, lắp đặt không thuộc quy định tại Khoản 45 Điều 4 Luật Đấu thầu 2013 (xây lắp), nghiệm thu chạy thử, tổ chức đào tạo, bảo trì, bảo dưỡng, vẽ bản đồ và hoạt động khác không phải là dịch vụ tư vấn quy định tại Khoản 8 Điều 4 Luật Đấu thầu 2013 (Dịch vụ tư vấn).

1.2. Gói thầu mua sắm Hàng hóa:

Khoản 25 Luật Đấu thầu 2013 quy định hàng hóa gồm máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, phụ tùng; hàng tiêu dùng; Thuốc, vật tư y tế dùng cho các cơ sở y tế.

1.3. Gói thầu xây lắp:

Khoản 45 Điều 4 Luật Đấu thầu 2013 quy định rằng Xây lắp gồm những công việc thuộc quá trình xây dựng và lắp đặt công trình, hạng mục công trình.

1.4. Gói thầu hỗn hợp:

Khoản 23 Luật Đấu thầu 2013 quy định rằng Gói thầu hỗn hợp là gói thầu bao gồm thiết kế và cung cấp hàng hóa (EP);

Thiết kế và xây lắp (EC);

Cung cấp hàng hóa và xây lắp (PC);

Thiết kế, cung cấp hàng hóa và xây lắp (EPC);

Lập dự án, thiết kế, cung cấp hàng hóa và xây lắp (chìa khóa trao tay).

1.5. Phân biệt dịch vụ tư vấn và dịch vụ phi tư vấn:

+ Dịch vụ tư vấn bao gồm các hoạt động như sau:

- Lập, đánh giá báo cáo quy hoạch, tổng sơ đồ phát triển, kiến trúc;

- Khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo đánh giá tác động môi trường;

- Khảo sát, lập thiết kế, dự toán;

- Lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;

- Đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất;

- Thẩm tra, thẩm định;

- Giám sát;

- Quản lý dự án;

- Thu xếp tài chính;

- Kiểm toán, đào tạo, chuyển giao công nghệ;

Các dịch vụ tư vấn khác.

+ Dịch vụ phi tư vấn bao gồm các hoạt động như sau:

- Logistics

- Bảo hiểm

- Quảng cáo

- Lắp đặt không thuộc hoạt động xây lắp theo Khoản 45 Điều 4 Luật Đấu thầu 2013

- Nghiệm thu chạy thử

- Tổ chức đào tạo

- Bảo trì

- Bảo dưỡng

- Vẽ bản đồ

- Các hoạt động khác không phải là dịch vụ tư vấn thuộc Khoản 8 Điều 4 Luật Đấu thầu 2013.

Việc phân loại gói thầu được thực hiện theo các quy định nêu trên. Theo đó để phân biệt dễ dàng nhất giữa gói thầu dịch vụ tư vấn với gói thầu dịch vụ phi tư vấn thì, trường hợp việc thực hiện gói thầu cần yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm của chuyên gia thì được phân loại là gói thầu tư vấn. Trường hợp không yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm chuyên gia được phân loại gói thầu dịch vụ phi tư vấn.

Đối với trường hợp của bạn, dịch vụ thuê khoan khảo sát, thuê thiết bị đo đạc phân tích thì sẽ được xếp vào dạng gói thầu phi tư vấn hay gói thầu tư vấn thì bạn dựa vào những đặc điểm, yêu cầu trên của luật để xác định.

1.6. Các hình thức Đấu thầu hiện nay:

Theo quy định tại các điều từ Điều 20 đến Điều 27 Luật Đấu thầu 2013, có 08 hình thức đấu thầu trong nước, bạn dựa vào tính chất và hạn mức của gói thầu để lựa chọn cho mình hình thức Đấu thầu phù hợp, theo đúng quy định của pháp luật hiện hành:

- Đấu thầu rộng rãi: Hình thức đầu thầu không hạn chế số nhà đầu tư tham gia dự thầu;

- Đấu thầu hạn chế: Hình thức này được áp dụng đối với trường hợp gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc yêu cầu có một số kỹ thuật đặc thù khác. Chỉ những nhà thầu đáp ứng được yêu cầu của gói thầu mới tham gia dự thầu được, tuy nhiên mỗi gói thầu phải có ít nhất 03 nhà đầu tư tham gia dự thầu.

- Chỉ định thầu: Chủ thầu lựa chọn trực tiếp nhà thầu đáp ứng nhu cầu của gói thầu để thương lượng và ký hợp đồng.

Hình thức chỉ định thầu chỉ được áp dụng trong các trường hợp: Gói thầu mua thuốc, hóa chất, vật tư, thiết bị y tế để triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh trong trường hợp cấp bách; Gói thầu di dời các công trình để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng…

- Mua sắm trực tiếp: Áp dụng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa tương tự thuộc cùng một dự án, dự toán mua sắm thuộc dự án, dự toán mua sắm khác.

Hình thức này được thực hiện đối với nhà thầu đã trúng thầu và ký hợp đồng trước đó, đáp ứng đủ các điều kiện về đơn giá, nội dung, tính chất, quy mô gói thầu, thời gian ký hợp đồng của gói thầu trước đó...

- Chào hàng cạnh tranh: Hình thức này được áp dụng đối với gói thầu có giá trị trong hạn mức quy định và thuộc các trường hợp: Gói thầu dịch vụ phi tư vấn thông dụng, đơn giản; gói thầu mua sắm hàng hóa thông dụng, sẵn có trên thị trường; gói thầu xây lắp công trình đơn giản đã có thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt.

Chào hàng cạnh tranh được thực hiện khi gói thầu đã có kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt, có dự toán được phê duyệt và đã được bố trí vốn theo yêu cầu tiến độ thực hiện gói thầu.

Ngoài ra còn một số hình thức khác như: Tự thực hiện; Tham gia thực hiện của cộng đồng…

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900.868644 để được giải đáp.

2. Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu với dịch vụ phi tư vấn ?

Chào luật sư, đơn vị tôi đang có một gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn. nhờ luật sư giải đáp giúp tôi quy định về phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn với ạ ?

Lần đầu tiên đáu thầu nên tôi đang rất mông lung, mong được luật sư tư vấn giúp. Xin cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

Điều 39 Luật Đấu thầu 2013 quy định về Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp như sau:

2.1. Phương pháp giá thấp nhất:

- Phương pháp này áp dụng đối với các gói thầu đơn giản, quy mô nhỏ trong đó các đề xuất về kỹ thuật, tài chính, thương mại được coi là cùng một mặt bằng khi đáp ứng các yêu cầu ghi trong hồ sơ mời thầu;

- Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu bao gồm: tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm và các tiêu chí của gói thầu;

- Đối với các hồ sơ dự thầu đã được đánh giá đáp ứng tiêu chuẩn đánh giá quy định tại điểm b khoản này thì căn cứ vào giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch để so sánh, xếp hạng. Các nhà thầu được xếp hạng tương ứng theo giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có). Nhà thầu có giá thấp nhất được xếp thứ nhất.

2.2. Phương pháp giá đánh giá:

- Phương pháp này áp dụng đối với gói thầu mà các chi phí quy đổi được trên cùng một mặt bằng về các yếu tố kỹ thuật, tài chính, thương mại cho cả vòng đời sử dụng của hàng hóa, công trình;

- Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu bao gồm: tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm trong trường hợp không áp dụng sơ tuyển; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật; tiêu chuẩn xác định giá đánh giá.

Các yếu tố được quy đổi trên cùng một mặt bằng để xác định giá đánh giá bao gồm: chi phí cần thiết để vận hành, bảo dưỡng và các chi phí khác liên quan đến xuất xứ của hàng hóa, lãi vay, tiến độ, chất lượng của hàng hóa hoặc công trình xây dựng thuộc gói thầu, uy tín của nhà thầu thông qua tiến độ và chất lượng thực hiện các hợp đồng tương tự trước đó và các yếu tố khác;

- Đối với các hồ sơ dự thầu đã vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật thì căn cứ vào giá đánh giá để so sánh, xếp hạng. Nhà thầu có giá đánh giá thấp nhất được xếp thứ nhất.

2.3. Phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá:

- Phương pháp này áp dụng đối với gói thầu công nghệ thông tin, viễn thông hoặc gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp khi không áp dụng được phương pháp giá thấp nhất và phương pháp giá đánh giá quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 39 Luật Đấu thầu 2013;

- Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu bao gồm: tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm trong trường hợp không áp dụng sơ tuyển; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật; tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp. Tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp được xây dựng trên cơ sở kết hợp giữa kỹ thuật và giá;

- Đối với các hồ sơ dự thầu đã vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật thì căn cứ vào điểm tổng hợp để so sánh, xếp hạng tương ứng. Nhà thầu có điểm tổng hợp cao nhất được xếp thứ nhất.

Đối với tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm, sử dụng tiêu chí đạt, không đạt. Đối với tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật, sử dụng phương pháp chấm điểm hoặc tiêu chí đạt, không đạt. Đối với phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá quy định tại khoản 3 Điều này sử dụng phương pháp chấm điểm. Khi sử dụng phương pháp chấm điểm, phải quy định mức điểm yêu cầu tối thiểu về kỹ thuật không thấp hơn 70% tổng số điểm về kỹ thuật.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi số: 1900.868644 để được giải đáp.

3. Tư vấn việc đấu thầu cung cấp dịch vụ công ích ?

Kính chào luật sư. Tôi có một vấn đề cần giúp đỡ như sau. Doanh nghiệp tôi là doanh nghiệp vừa có được tham gia đấu thầu công ích có giá trị 3 tỷ không? Tôi muốn tìm hiểu thêm một số văn bản pháp luật có hiệu lực tại thời điểm hiện tại quy định về dịch vụ này ?

Xin luật sư cung cấp và giải đáp thêm. Cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn luật tư vấn pháp luật Đấu thầu, gọi:1900.868644

Luật sư tư vấn:

Theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 130/2013/NĐ-CP của Chính phủ : Về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích như sau:

"Điều 2. Đối tượng áp dụng.

Nghị định này áp dụng đối với doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, hợp tác xã đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động hợp pháp có sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích (sau đây gọi chung là nhà sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích hoặc là nhà thầu trong trường hợp tham gia đấu thầu thực hiện sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích theo quy định của pháp luật về đấu thầu); các cơ quan, tổ chức có liên quan đến việc tổ chức thực hiện và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích".

Do đó, công ty bạn là doanh nghiệp vừa có thể tham gia đấu thầu gói dịch vụ công ích giá trị 3 tỷ đồng bởi đối với các gói thầu tham gia đấu thầu dịch vụ công ích theo quy định quy định của pháp luật được áp dụng đối với doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Bài viết tham khảo thêm: Giải đáp về luật đấu thầu và nghị định 63/2014/NĐ-CP ?

Trên đây là tư vấn của Luật Minh Khuê, Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi số: 1900.868644 để được giải đáp.

 

4. Tư vấn về lựa chọn nhà thầu, ký hợp đồng theo luật đấu thầu ?

Kính chào công ty luật Minh Khuê ! Cho tôi hỏi trường hợp về: Kế hoạch đấu thầu, lựa chọn nhà thầu thực hiện các gói thầu và ký kết hợp đồng. Tóm tắt sơ bộ dự án: Công ty A đầu tư dự án Khu nhà ở B, quy hoạch 1/500 và Dự án đầu tư lập lần đầu và điều chỉnh 02 lần. • QH 1/500 và dự án lần đầu: các gói thầu đều thực hiện thủ tục lựa chọn nhà thầu và ký hợp đồng độc lập gồm:

KS địa hình; KS địa chất; Lập quy hoạch 1/500 (hợp đồng QH-01); Lập dự án (hợp đồng DA-01); Thẩm tra dự án; Lập Hồ sơ thiết kế Bản vẽ thi công hạng mục hạ tầng kỹ thuật (hợp đồng TC-01); Thẩm tra Hồ sơ thiết kế Bản vẽ thi công hạng mục hạ tầng kỹ thuật; Các gói thầu này đều không có Kế hoạch đầu thầu. Sau khi dự án đầu tư được phê duyệt, Chủ đầu tư cũng không lập, phê duyệt Kế hoạch đầu thầu của dự án.

• Điều chỉnh QH 1/500 và dự án lần 1: gói thầu lập QH 1/500 và Lập dự án và Lập Hồ sơ thiết kế Bản vẽ thi công hạng mục hạ tầng kỹ thuật là độc lập:

- Gói thầu Lập quy hoạch 1/500 điều chỉnh (hợp đồng QH-02): thực hiện mới thủ tục lựa chọn nhà thầu và ký hợp đồng mới đơn vị tư vấn (hợp đồng QH-01 đã thanh lý);

- Gói Lập dự án điều chỉnh (hợp đồng DA-02): thực hiện mới thủ tục lựa chọn nhà thầu và ký hợp đồng mới đơn vị tư vấn (hợp đồng DA-01 đã thanh lý);

- Ký Phụ lục hợp đồng số 01 của Hợp đồng TC-01 v/v Lập Hồ sơ thiết kế Bản vẽ thi công hạng mục hạ tầng kỹ thuật theo dự án điều chỉnh (hợp đồng TC-01 chưa thanh lý). Giai đoạn này chỉ có gói thầu Lập dự án điều chỉnh (hợp đồng DA-02) là có Kế hoạch đầu thầu được phê duyệt;  QH 1/500 và Dự án đầu tư đã được phê duyệt theo quy định.

• Điều chỉnh QH 1/500 và dự án lần 2: gộp gói thầu Lập dự án điều chỉnh và Lập Hồ sơ thiết kế Bản vẽ thi công hạng mục hạ tầng kỹ thuật thành 01 gói thầu:

- Gói thầu Lập quy hoạch 1/500 điều chỉnh lần 2 (hợp đồng QH-03): thực hiện mới thủ tục lựa chọn nhà thầu và ký hợp đồng mới đơn vị tư vấn (hợp đồng QH-02 đã thanh lý);

- Gói thầu Lập dự án điều chỉnh và Lập Hồ sơ thiết kế Bản vẽ thi công hạng mục hạ tầng kỹ thuật theo dự án điều chỉnh lần 2: gộp thành một gói và thực hiện mới thủ tục lựa chọn nhà thầu, ký hợp đồng với đơn vị tư vấn. Nhà thầu tư vấn là đơn vị ký kết và đang thực hiện hợp đồng TC-01.  Trong giai đoạn này, không có gói thầu nào có kế hoạch đấu thầu. Hợp đồng DA-02 đã được thanh lý trước khi điều chỉnh QH 1/500 và DA lần 2. Chủ đầu tư ký hợp đồng Lập dự án điều chỉnh lần 2 và Lập Hồ sơ thiết kế Bản vẽ thi công hạng mục hạ tầng kỹ thuật theo dự án điều chỉnh lần 2 với đơn vị đang thực hiện hợp đồng TC-01 bằng Phụ lục hợp đồng số 02 của hợp đồng TC-01.

Xin hỏi:

1/ Chủ đầu tư thực hiện gộp nội dung điều chỉnh dự án đầu tư lần 2 và Lập Hồ sơ thiết kế Bản vẽ thi công hạng mục hạ tầng kỹ thuật theo dự án điều chỉnh lần 2 vào 01 hợp đồng có phù hợp không trong khi gói thầu Lập dự án điều chỉnh lần 2 (hợp đồng DA-02) có Kế hoạch đấu thầu đã được phê duyệt và không lập kế hoạch đấu thầu cụ thể cho các gói thầu khác trong từng thời điểm điều chỉnh QH và DA?

2/ Việc ký hợp đồng cho 02 nội dung trên (là 02 gói thầu độc lập trước đó) bằng Phụ lục hợp đồng tiếp theo của hợp đồng đang thực hiện (hợp đồng TC-01: chỉ Lập sơ thiết kế Bản vẽ thi công hạng mục hạ tầng kỹ thuật) có phù hợp và bảo đảm các quy định hiện hành không? Xin trân trọng cảm ơn!

>> Luật sư trả lời: Quy định mới nhất về thời gian lựa chọn nhà thầu trong đấu thầu

5. Chi nhánh được ủy quyền tham gia đấu thầu ?

Thưa luật sư, xin hỏi: Chi nhánh hoạt động dưới sự ủy quyền của doanh nghiệp, được ghi rõ trong giấy phép kinh doanh có đủ tư cách hợp lệ khi tham gia đấu thầu ?

Cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp gọi:1900.868644

Luật sư tư vấn:

Theo quy định tại khoản 35, điều 4, Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 và Nghị định số 63/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu thì:

“Nhà thầu chính là nhà thầu chịu trách nhiệm tham dự thầu, đứng tên dự thầu và trực tiếp ký, thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn. Nhà thầu chính có thể là nhà thầu độc lập hoặc thành viên của nhà thầu liên danh”.

Đồng thời, tại khoản 1, mục 2 Chương II Bảng dữ liệu đấu thầu quy định về tư cách hợp lệ của nhà thầu: Nhà thầu, nhà đầu tư là tổ chức có tư cách hợp lệ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Có đăng ký thành lập, hoạt động do cơ quan có thẩm quyền của nước mà nhà thầu, nhà đầu tư đang hoạt động cấp;

b) Hạch toán tài chính độc lập;

c) Không đang trong quá trình giải thể: Không bị kết luận đang lâm vào tình trạng phá sản hoặc nợ không có khả năng chi trả theo quy định của pháp luật;

d) Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu theo quy định tại Điều 6 của Luật này;

e) Không trong thời gian bị cấm tham dự thầu.

Khái niệm hạch toán tài chính độc lập được quy định tại điểm b, khoản 1, điều 11 của Thông tư số 28/2011/TT-BTC hướng dẫn Luật Quản Lý Thuế số 78/2006/QH11:

“b) Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc hạch toán độc lập thì đơn vị trực thuộc nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh tại đơn vị trực thuộc cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị trực thuộc”.

Xét dưới khía cạnh pháp lý chung thì khái niệm hạch toán độc lập nằm trong khái niệm pháp nhân theo điều 84, luật dân sự năm 2005, một tổ chức khi được coi là có tư cách pháp nhân khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

1. Được thành lập hợp pháp;

2. Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;

3. Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó;

4. Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Có tư cách pháp nhân và hạch toán độc lập là điều kiện tiên quyết để tham dự thầu. Theo thông tin mà bạn cung cấp thì chi nhánh tự chịu trách nhiệm về tài chính, kê khai thuế độc lập, có con dấu, hóa đơn tài chính riêng biệt và được sự ủy quyền trực tiếp của doanh nghiệp để tham gia gói thầu như vậy chi nhánh của doanh nghiệp được xem đáp ứng đủ quy định của hồ sơ thầu về hạch toán độc lập.

Như vậy, chi nhánh công ty đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật để có thể tham gia đấu thầu.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.868644 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật doanh nghiệp qua Email luathoanhut.vn@gmail.com để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Hòa Nhựt. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.