Bản quyền phần mềm thuộc về ai? Người lập trình hay người đầu tư?

Bản quyền phần mềm thuộc về ai? Người lập trình hay người đầu tư? cùng tìm hiểu cụ thể qua nội dung bài viết dưới đây:

1. Bản quyền phần mềm là gì?

Bản quyền là quyền được cấp phép hoặc được chuyển giao cho cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp để sở hữu, sử dụng và phân phối một tác phẩm, ý tưởng hoặc sáng chế. Bản quyền bảo vệ quyền lợi của người sở hữu, ngăn chặn người khác sao chép, phân phối hoặc sử dụng tác phẩm mà không có sự cho phép. Bảo hộ bản quyền có thể áp dụng cho nhiều loại tác phẩm khác nhau, bao gồm văn bản, hình ảnh, âm nhạc, phần mềm, video và nhiều thứ khác. Người sở hữu bản quyền có thể chủ động quyết định cách họ muốn người khác sử dụng tác phẩm của họ, và họ cũng có quyền đàm phán, bán hoặc chuyển giao bản quyền cho người khác. Bảo hộ bản quyền giúp khuyến khích sáng tạo và bảo vệ quyền lợi tài sản trí tuệ của người sáng tạo. Các quy tắc và hệ thống bản quyền thường được quy định bởi luật pháp để đảm bảo công bằng và bảo vệ quyền lợi của cả người sở hữu và người tiêu dùng.

Bản quyền phần mềm là quyền lợi pháp lý mà người sáng tạo hoặc tổ chức phần mềm có được đối với sản phẩm phần mềm mà họ đã tạo ra. Điều này bao gồm quyền kiểm soát việc sao chép, phân phối, sửa đổi và sử dụng phần mềm đó. Bản quyền phần mềm giúp người sở hữu bảo vệ công sức sáng tạo và đầu tư của họ khỏi việc không được phép sao chép hoặc sử dụng phần mềm một cách không đúng đắn.Các quy định về bản quyền phần mềm thường được quy định trong các hợp đồng cấp phép phần mềm. Người dùng phải tuân thủ các điều khoản và điều kiện mà người sở hữu phần mềm đặt ra. Các biện pháp kiểm soát thường được tích hợp vào phần mềm để ngăn chặn việc sao chép không được phép. Bản quyền phần mềm không chỉ bảo vệ quyền lợi của người sở hữu mà còn khuyến khích việc đầu tư vào nghiên cứu, phát triển phần mềm và sáng tạo trong lĩnh vực này. 

 

2. Vấn đề vi phạm bản quyền phần mềm là gì?

Vi phạm bản quyền phần mềm xảy ra khi người nào đó sử dụng, sao chép, phân phối, hoặc thực hiện các hành động khác liên quan đến phần mềm mà không có sự cho phép của người sở hữu bản quyền. Dưới đây là một số hình thức phổ biến của vi phạm bản quyền phần mềm:

- Sao chép không được phép: Người ta thường vi phạm bản quyền khi sao chép hoặc sao chép không đúng đắn phần mềm mà không có sự cho phép của người sở hữu.

- Sử dụng không hợp lệ: Việc sử dụng phần mềm mà không có bản quyền hoặc sử dụng vượt quá quyền được cấp phép cũng là một hình thức vi phạm bản quyền.

- Phân phối không phép: Việc phân phối phần mềm mà không có sự cho phép của người sở hữu bản quyền là một hành động vi phạm bản quyền.

- Thay đổi không phép: Sửa đổi, thay đổi hoặc tạo ra phiên bản sửa đổi của phần mềm mà không có sự cho phép cũng là một hành vi vi phạm bản quyền.

- Bypass bảo vệ bản quyền: Việc bypass hay vượt qua các biện pháp bảo vệ bản quyền của phần mềm để sử dụng mà không trả tiền là một hành động vi phạm bản quyền.

=> Hậu quả của việc vi phạm bản quyền phần mềm có thể là việc bị kiện tụng, đòi bồi thường thiệt hại và thậm chí có thể bị xử lý hình sự tùy thuộc vào luật pháp của từng quốc gia. Người sở hữu bản quyền có thể yêu cầu ngừng sử dụng không đúng đắn, rút lại phần mềm khỏi thị trường hoặc đòi bồi thường tài chính.

Vấn đề vi phạm bản quyền phần mềm là một thách thức lớn không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều quốc gia khác trên thế giới. Các hình thức vi phạm này không chỉ ảnh hưởng đến người sở hữu bản quyền mà còn có thể tạo ra những tác động tiêu cực lớn đối với sự phát triển công nghiệp và kinh tế. Dưới đây là một số nguyên nhân và thách thức cụ thể liên quan đến vi phạm bản quyền phần mềm tại Việt Nam:

- Về ý thức về quyền sở hữu trí tuệ: Nhiều người dùng và doanh nghiệp chưa có đầy đủ ý thức về quyền sở hữu trí tuệ và tác động của việc vi phạm bản quyền phần mềm đối với sự sáng tạo và phát triển công nghiệp.

- Về yếu tố thị trường: Sự xuất hiện và phổ biến của phần mềm giả mạo tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh, khiến cho người tiêu dùng có thể dễ dàng tiếp cận phần mềm không có bản quyền.

- Về khó khăn trong việc thực thi pháp luật: Thiếu sự thực thi chặt chẽ của pháp luật và tổ chức quản lý, đối mặt với khả năng trốn tránh của các tổ chức và cá nhân vi phạm.

- Về giáo dục: Cần có sự tăng cường giáo dục và tạo ra các chiến dịch tăng cường ý thức về quyền sở hữu trí tuệ và hậu quả của việc vi phạm bản quyền.

- Về nhu cầu tăng cường hợp tác quốc tế: Việc hợp tác với các tổ chức quốc tế và áp dụng các chuẩn mực quốc tế có thể giúp tăng cường khả năng kiểm soát và giảm thiểu việc vi phạm bản quyền. Những nỗ lực để giải quyết vấn đề này cần sự đồng thuận và hợp tác giữa chính phủ, doanh nghiệp, và cộng đồng người dùng để tạo ra một môi trường kinh doanh và sử dụng phần mềm hợp pháp và công bằng.

 

3. Hồ sơ đăng ký bản quyền phần mềm

Khi đăng ký bản quyền phần mềm, cơ quan, cá nhân, tổ chức cần đi tới cục đăng ký sở hữu trí tuệ hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện đăng ký bản quyền phần mềm.

Dưới đây là những hồ sơ phải giấy tờ mà các cơ quan, tổ chức, cá nhân cần chuẩn bị khi đăng ký quyền tác giả cho phần mềm máy tính:

- Bản gốc văn bản hoặc giấy ủy quyền của tác giả về việc đăng ký bản quyền tác giả cho phần mềm máy tính;

- Chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu của tác giả (Bản sao);

- Bản cam đoan của tác giả về tính trung thực, xác thực trong quá trình thực hiện, sáng tạo tác phẩm, đồng thời có chữ ký của tác giả xác nhận;

- Những hồ sơ, tài liệu chứng minh tác giả hoặc người đổi quyền có quyền nộp đơn đăng ký quyền tác giả;

- Bản sao đồng ý của các tác giả nếu có đồng tác giả, của các chủ sở hữu nếu có nhiều chủ sở hữu hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu chủ sở hữu và tổ chức, doanh nghiệp;

- Đĩa CD có nội dung phần mềm (02 đĩa);

- Bản in mã code về tác phẩm của tác giả được đóng thành quyển.

 

4.  Ai có quyền đăng ký bản quyền phần mềm? Bản quyền phần mềm thuộc về ai?

Theo quy định tại Điều 13 Luật Sở hữu trí tuệ 2022 quy định như sau: Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả: Tổ chức, cá nhân có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả gồm người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và chủ sở hữu quyền tác giả . Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả quy định tại khoản 1 Điều này gồm tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa được công bố ở bất kỳ nước nào hoặc được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở nước khác; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên

Như vậy, người trực tiếp sáng tạo ra phần mềm, chủ ở hữu phần mềm có quyền đăng ký bản quyền phần mềm. Tác giả, chủ sở hữu phần mềm gồm:

- Cá nhân, tổ chức Việt Nam;

- Cá nhân, tổ chức nước ngoài.

=> Vậy bản quyền phần mềm thuộc về ai? Người lập trình hay người đầu tư? ở đây có thể thấy rằng người lập trình về mặt bản chất là tác giả của phần mềm đó, người lập trình này cũng có thể hoàn thiện hồ sơ đăng ký bản quyền để bảo vệ quyền sở hữu của mình với tư cách là chủ sở hữu, nhưng nếu như người lập trình này có ký hợp đồng với bên chủ đầu tư và chủ đầu tư có trả phí cho họ thì lúc này chủ đầu tư cũng có thể mua lại tác phẩm đó dưới dạng hợp đồng dịch vụ, hoặc người lập trình này dưới hình thức lao động có nhận lương với phía người đầu tư thì có thể sẽ được ký dưới dạng hợp đồng lao động, theo đó thì người lập trình có thể xác định quyền của mình là tác giả của phần mềm này nhưng chủ sở hữu lúc này sẽ là người đầu tư.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Hòa Nhựt về “Bản quyền phần mềm thuộc về ai? Người lập trình hay người đầu tư?” Trường hợp sử dụng dịch vụ đăng ký bản quyền hay cần hỗ trợ về vấn đề sở hữu trí tuệ khác, Quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi qua các cách sau:

Email: gửi  yêu cầu dịch vụ qua email: [email protected] hoặc qua 1900.868644 để được hỗ trợ các vấn đề pháp luật khác.