Bị tước quân tịch có mất quyền công dân không? Mất quyền lợi gì?

Tước quân tịch là một hình thức xử lý kỷ luật áp dụng cho đối tượng là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, bị tước quân tịch không mất toàn bộ quyền công dân, nếu như bị áp dụng thì chỉ bị tước một số quyền công dân.

Tước quân tịch có bị mất quyền công dân không? Mất quyền lợi gì? Bài viết dưới đây, Luật Hòa Nhựt sẽ gửi tới khách hàng chi tiết về vấn đề này.

1. Tước quân tịch

Tước quân tịch hay còn gọi là Tước danh hiệu quân nhân có nghĩa là quân nhân bị xóa bỏ tên khỏi danh sách quân nhân và tước mọi quyền lợi của bản thân quân nhân và gia đình được hưởng về quân nhân đó. Tước danh hiệu quân nhân là hình phạt bổ sung đã được quy định tại Bộ luật hình sự 1985, có thể áp dụng cho đối tượng phạm tội là quân nhân khi phạm tội nghiêm trọng do cố ý gây nguy hiểm cho xã hội. Ví dụ như phạm tội bỏ vị trí chiến đấu, phạm tội buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới,.. Sau khi bị tước danh hiệu quân nhân, cá nhân đó sẽ không còn được đứng trong hàng ngũ Quân đội nhân dân Việt Nam.

Theo Bộ luật hình sự 2015 quy định, việc tước danh hiệu quân nhân là một cách xử lý kỷ luật áp dụng cho đối tượng là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ quy định tại Điều 10 Thông tư 16/2020/TT-BQP  ngày 21/01/2020 của Bộ Quốc phòng quy định về việc áp dụng các cách thức kỷ luật, trình tự, hồ sơ, thời hiệu, thời hạn, thẩm quyền xử lý kỷ luật trong Bộ Quốc phòng

2. Bị tước quân tịch có bị mất quyền công dân không?

Theo quy định tại Điều 14 Luật Hiến pháp 2013 quy định, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của Luật trong các trường hợp cần thiết vì lí do quốc phòng, an ninh quốc gia, trậ tự an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng. Mặt khác theo quy định của Bộ luật hình sự, đối với người bị áp dụng hình phạt tù thì tùy thuộc vào tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội, người này có thể bị xem xét áp dụng các hình phạt bổ sung trong đó có tước một số quyền công dân.

Từ những phân tích trên thì khi bị tước quốc tích quân nhân thì sẽ không bị mất toàn bộ quyền công dân, nếu bị áp dụng thì sẽ chỉ bị tuosc một số quyền công dân.

Tước một sô quyền công dân là hình phạt bổ sung được áp dụng đối với công dân Việt Nam bị kết án phạt tù về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc phạm tội khác trong những trường hợp Bộ luật hình sự quy định. Theo quy định tại điều 44 Bộ luật hình sự 2015 quy định thì Tước một số quyền công dân sau :

Công dân Việt Nam bị kết án phạt tù về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm khác trong những trường hợp do Bộ luật này quy định, thì bị tước một số quyền công dân sau đây:

- Quyền ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực Nhà nước

- Quyền làm việc trong cơ quan nhà nước và quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.

Thời gian tước một số quyền công dân từ 01 năm đến 05 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật trong trường hợp bị kết án được hưởng án treo.

3. Bị tước quân tịch mất quyền lợi gì?

Khi bị tước quân tịch thì quân nhân sẽ bị mất một số quyền lợi sau:

- Chế độ nghỉ hưu theo quy định

- Chế độ phục viên: Quân nhân chuyên nghiệp thôi phục vụ tại ngũ, không đủ điều kiện nghỉ hưu, nghỉ theo chế độ bệnh binh hoặc không chuyển ngành thì được phục viên; khi phục viên được hưởng các chế độ, chính sác theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 151/2016/NĐ-CP

- Chế độ đối với quân nhân chuyên nghiệp chuyển sang làm tại doanh nghiệp, đơn vị không hưởng lương ngân sách;

- Được ưu tiên bố trí việc làm phù hợp bới ngành nghề, chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ;

- Được miễn thi tuyển, xét tuyển nếu chuyển ngành về cơ quan cũ trước khi phục vụ trong Quân đội hoặc chuyển ngành theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; chế độ bảo hiểm y tế;

- Được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn , nghiệp vụ cần thiết phù hợp với công việc đảm nhiệm: Quân nhân chuyên nghiệp trong thời gian đào tạo, bồi dưỡng được hưởng các chế độ được quy định theo khoản 3 điều 35 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quân phòng 2015 như sau:

  • Được hưởng nguyên lương, phụ cấp;
  •  Được tính vào thời gian phục vụ quân đội để xét nâng lương, thăng caaos bậc quân hàm;
  •  Chế độ với hạ sĩ quan, binh sĩ trong thời gian phục vụ tại ngũ

- Chế độ tiền lương, phụ cấp, nhà ở, điều kiện thực hiện nhiệm vụ đối với quân nhân chuyên nghiệp

  •  Phụ cấp thâm niên được tính theo mức lương hưởng và thời gian phục vụ trong lực lượng thường trực của quân đội theo quy định của pháp luật;
  • Phụ cấp, trợ cấp như đối với cán bộ, công chức, viên chức có cùng điều kiện làm việc;
  • Phụ cấp, trợ cấp phù ợp với tính chất hoạt động đặc thù quân sự
  • Được hưởng chính sách ưu tiên về nhà ở xã hội, thuê nhà ở công vụ theo quy định của pháp luật.
  • Được hưởng phụ cấp về nhà ở

- Chế độ nâng lương đối với quân nhân chuyên nghiệp

- Chế độ đang phục vụ tại ngũ mà từ trần đối với quân nhân chuyên nghiệp; công nhân và viên chức quốc phòng:

  • Hưởng chính sách thương binh; công nhân và viên chức quốc phòng được hưởng chính sách như thương binh.
  • Thân nhân được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng
  • Chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và được trợ cấp một lần
  • Thân nhân cũng được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và được hưởng trợ cấp 1 lần.

- Chế độ nghỉ ngơi của quân nhân

- Chế độ nhân thân của hạ sỹ quan, binh sỹ quan phục vụ tại ngũ

  • Thân nhân được hưởng trường hợp nhà ở bị hỏa hoạn, thiên tai, trôi cháy nhà;
  • Hưởng chế độ đau ốm;
  • Chế đội khó khăn đột xuất;
  • Khi hạ sĩ quan,binh sĩ từ trần thì nhân thân được hưởng trợ cập
  • Con đẻ, con nuôi hợp pháp được miễn giảm học phí.

Như vậy, nếu bị tước quân tịch thì quân nhân sẽ bị mất những quyền lợi nêu trên.

Mọi thắc mắc quý khách hàng xin vui lòng gửi về số Hotline 1900.868644 hoặc địa chỉ email [email protected] để được giải đáp. Trân trọng!