Các hình thức và các loại dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ

Nhà ở công vụ là nhà ở được dùng để cho các đối tượng thuộc diện được ở nhà công vụ theo quy định của Luật Nhà ở 2014 thuê trong thời gian đảm nhận chức vụ, công tác. Các hình thức và các loại dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ sẽ được đề cập trong nội dung bài viết của Luật Hòa Nhựt dưới đây.

1. Các hình thức đầu tư xây dựng nhà ở công vụ

Nhà ở công vụ là nhà ở được dùng để cho các đối tượng thuộc diện được ở nhà công vụ theo quy định của Luật này thuê trong thời gian đảm nhận chức vụ, công tác.

Nhà nước đầu tư vốn từ ngân sách, bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương để xây dựng nhà ở công vụ hoặc để mua, thuê nhà ở thương mại làm nhà ở công vụ. Nhà ở công vụ bao gồm nhà ở công vụ của trung ương và nhà ở công vụ của địa phương.

Căn cứ theo quy định tại Điều 22 của Nghị định số 99/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật nhà ở hình thức đầu tư xây dựng nhà ở công vụ quy định: nhà nước trực tiếp đầu tư bằng vốn ngân sách, bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương để đầu tư xây dựng nhà ở công vụ hoặc mua nhà ở thương mại làm nhà ở công vụ.

Có thể hiểu, nguồn vốn dùng để xây dựng nhà ở công vụ được sử dụng từ ngân sách nhà nước do nhà nước đầu tư, bao gồm cả hai nguồn, đó là ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, việc cung cấp chỗ ở cho những người có chức vụ quyền hạn là chủ trương của nhà nước, quá trình công tác của họ cũng để phục vụ cho cơ quan nhà nước, theo nhiệm vụ được giao phó. Hoặc nhà nước tiến hành thuê/ mua nhà ở thương mại dịch vụ để sử dụng làm nhà ở công vụ. Vì vậy, nhà ở công vụ cũng có thể chia thành hai loại, đó là nhà ở công vụ của trung ương quản lý và nhà ở công vụ của địa phương quản lý.

Việc bố trí nguồn vốn từ ngân sách nhà nước để đầu tư xây dựng hoặc mua/ thuê nhà ở thương mại với mục đích làm nhà ở công vụ cũng cần phải căn cứ vào kế hoạch phát triển nhà ở công vụ, dự án đầu tư xây dựng hoặc mua nhà ở thương mại để làm nhà ở công vụ đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận, theo quy định của pháp luật về ngân sách và đầu tư công.

2. Quy định về các loại dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 28 Luật nhà ở 2014, Dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ có các loại sau đây:

- Dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư theo đề nghị của Bộ Xây dựng để cho các đối tượng của các cơ quan trung ương thuê, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;

- Dự án do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quyết định đầu tư sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng và được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận để cho đối tượng thuộc diện quy định tại điểm d khoản 1 Điều 32 của Luật Nhà ở 2014 thuê;

- Dự án do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đầu tư theo đề nghị của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh để cho các đối tượng được điều động, luân chuyển đến làm việc tại địa phương.

Đối với các đối tượng được điều động, luân chuyển đến làm việc ở quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương (sau đây gọi chung là cấp huyện), đối tượng quy định tại các điểm c, đ, e và g khoản 1 Điều 32 của Luật Nhà ở 2014 thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đầu tư dự án hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định đầu tư dự án.

3. Kế hoạch phát triển nhà ở công vụ được quy định như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 27 Luật Nhà ở 2014 quy định nhà ở công vụ và kế hoạch phát triển nhà ở công vụ được quy định cụ thể như sau:

- Nhà nước đầu tư vốn từ ngân sách, bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương để xây dựng nhà ở công vụ hoặc để mua, thuê nhà ở thương mại làm nhà ở công vụ. Nhà ở công vụ bao gồm nhà ở công vụ của trung ương và nhà ở công vụ của địa phương.

- Việc đầu tư xây dựng nhà ở công vụ hoặc mua, thuê nhà ở thương mại để làm nhà ở công vụ phải căn cứ vào kế hoạch phát triển nhà ở công vụ quy định tại khoản 3 Điều này, bảo đảm các điều kiện an toàn trong công tác và thuận tiện trong sinh hoạt, đi lại của người sử dụng nhà ở công vụ.

- Kế hoạch phát triển nhà ở công vụ được lập và chấp thuận như sau:

+ Cơ quan trung ương có trách nhiệm xác định nhu cầu về nhà ở công vụ của cơ quan mình gửi Bộ Xây dựng để thẩm định và xây dựng kế hoạch phát triển nhà ở công vụ của các cơ quan trung ương trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;

+ Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm xác định nhu cầu và xây dựng kế hoạch phát triển nhà ở công vụ của các đối tượng quy định tại điểm d khoản 1 Điều 32 của Luật Nhà ở 2014 và trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng;

+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập và phê duyệt kế hoạch phát triển nhà ở công vụ trong kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương theo quy định tại Điều 15 của Luật Nhà ở 2014

+ Cơ quan lập kế hoạch quy định tại các điểm a, b và c khoản này phải xác định rõ nhu cầu về nhà ở công vụ bao gồm loại nhà ở, số lượng, diện tích sàn nhà ở; địa điểm xây dựng và diện tích đất để xây dựng nhà ở hoặc diện tích nhà ở thương mại cần mua, thuê để làm nhà ở công vụ; nguồn vốn và phân kỳ đầu tư hằng năm và 05 năm; xác định trách nhiệm của các cơ quan liên quan.

- Chính phủ quy định chi tiết việc đầu tư xây dựng, mua hoặc thuê nhà ở thương mại làm nhà ở công vụ, về đối tượng, điều kiện thuê nhà ở công vụ và việc quản lý, sử dụng nhà ở công vụ.

4. Trình tự, thủ tục lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở công vụ

Trình tự, thủ tục lựa chọn chủ đầu tư được quy định tại Điều 22 Nghị định số 99/2015/NĐ-CP như sau: 

- Trường hợp dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để cho đối tượng của các cơ quan trung ương thuê thì Bộ Xây dựng đề xuất đơn vị làm chủ đầu tư để báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định. Trong thời hạn tối đa là 30 ngày, kể từ ngày nhận được Tờ trình của Bộ Xây dựng, Thủ tướng Chính phủ có văn bản quyết định lựa chọn chủ đầu tư hoặc ủy quyền cho Bộ Xây dựng thực hiện lựa chọn chủ đầu tư dự án.

- Trường hợp dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an phê duyệt để cho các đối tượng quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 32 của Luật Nhà ở 2014 thuê thì Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quyết định lựa chọn chủ đầu tư. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký làm chủ đầu tư, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Bộ trưởng Bộ Công an có văn bản quyết định lựa chọn chủ đầu tư.

- Trường hợp dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ do ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, Sở Xây dựng báo cáo ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định lựa chọn chủ đầu tư hoặc ủy quyền cho ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định lựa chọn chủ đầu tư nếu thuộc trường hợp ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền cho ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt dự án. Trong thời hạn tối đa là 30 ngày, kể từ ngày nhận được Tờ trình của Sở Xây dựng, ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải có văn bản quyết định lựa chọn chủ đầu tư hoặc ủy quyền cho ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định lựa chọn chủ đầu tư; trong thời hạn tối đa là 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản ủy quyền của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, ủy ban nhân dân cấp huyện phải có văn bản quyết định lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở công vụ.

Như vậy trên đây là toàn bộ thông tin về Các hình thức và các loại dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ mà Công ty Luật Hòa Nhựt muốn gửi đến quý khách mang tính tham khảo. Nếu quý khách còn vướng mắc về vấn đề trên hoặc mọi vấn đề pháp lý khác, quý khách hãy vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến theo số điện thoại 1900.868644 để được Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài kịp thời hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc.

Nếu quý khách cần báo giá dịch vụ pháp lý thì quý khách có thể gửi yêu cầu báo phí dịch vụ đến địa chỉ email: [email protected] để nhận được thông tin sớm nhất! Rất mong nhận được sự hợp tác và tin tưởng của quý khách! Luật Hòa Nhựt xin trân trọng cảm ơn!