1. Cách tính giá trần chứng khoán
Hiện tại, giá trần của chứng khoán sẽ được tính dựa trên giá tham chiếu cũng như biên độ dao động của các sàn. Theo đó, cách tính cụ thể sẽ được quy định chung như sau:
Giá trần = (1 + Biên độ dao động) x Giá tham chiếu
Trong đó:
Giá tham chiếu là giá đóng cửa của lần khớp lệnh cuối cùng của ngày liền trước đó, với những quy định riêng biệt cho từng sàn như sau:
- Sàn HNX và sàn HOSE thì giá tham chiếu là giá đóng cửa của ngày liền sát trước;
- Còn sàn UPCOM thì được tính bằng trung bình cộng của các giá giao dịch được thực hiện bằng phương thức khớp lệnh liên tục của ngày liền kề trước.
- Còn biên độ dao động là số phần trăm biến động tăng giảm của giá cổ phiếu trong phiên giao dịch, mỗi sàn cũng có biên độ dao động khác nhau, sàn HOSE là 7%, sàn HNX là 10%, sàn UPCOM là 15%.
Để hiểu rõ hơn về cách tính giá trần hiện nay, nhà đầu tư có thể theo dõi ví dụ cụ thể sau:
- Trên HNX, mã cổ phiếu A hiện có giá tham chiếu và niêm yết ở mức 23,5 (tức là sẽ tương đương 23.500 đồng/cổ phiếu) và biên độ dao động là 10%. Khi đó giá trần của cổ phiếu A sẽ được tính như sau: (10% * 23,5) + 23,5 = 25,85. Vì vậy, nhà đầu tư chứng khoán thời điểm đó chỉ được đặt lệnh mua bán với biên độ giá tối đa là 25.850 đồng/cổ phiếu. Đồng thời, bắt buộc không được đặt lệnh, mua lệnh vượt quá mức giá này.
- Hay tại HOSE, cổ phiếu BVH có giá tham chiếu hiện tại là 79,0 (tức là sẽ tương đương 79.000 đồng/cổ phiếu). Biên độ giao động đồng loạt tại HOSE ở mức 7%. Do đó, áp dụng công thức giá trần có thể tính như sau: (1+7%) * 79,0 = 84,53 (tương đương 84.530 đồng/cổ phiếu). Tuy nhiên, đối với sàn HOSE, nhà đầu tư cần lưu ý về mức giá này vì sẽ có một số điều chỉnh phù hợp với các trường hợp đặc biệt.
Lưu ý: Giá tham chiếu chỉ là lý thuyết đối với cổ phiếu lên sàn lần đầu. Trong phiên giao dịch đầu tiên của một cổ phiếu mới lên sàn, giá tham chiếu được các công ty chứng khoán khuyến nghị là nên dựa theo giá cổ phiếu đã niêm yết trước đó của công ty cùng ngành, cùng lĩnh vực, và mức giá tham chiếu này được Sở giao dịch chấp nhận. Lúc này, để tránh việc giá tham chiếu lý thuyết sai lệch quá lớn, thì biên độ dao động trong lần đầu tiên này cũng rộng hơn, sàn HOSE sẽ là 20%, sàn HNX là 30% và sàn UPCOM là 40%.
2. Quy tắc làm tròn giá sàn và giá trần trên sàn chứng khoán Việt Nam
Khi tính giá trần giá sàn thông thường lúc nào kết quả cũng rất lẻ? Sở dĩ có điều này vì biên độ dao động của 3 sàn bị lẻ. Cho nên, sàn chứng khoán có quy tắc làm tròn giá trần và giá sàn. Cụ thể như sau:
- Quy tắc làm tròn phụ thuộc vào chỉ số bước giá chứng khoán. Bước giá chứng khoán là mức giá tăng/giảm theo từng bước, nghĩa là lấy mức giá gần nhất liền trước hoặc liền sau, mỗi một sàn cũng có quy định riêng. Có 3 trường hợp xảy ra đó là:
- Nếu giá cổ phiếu nhỏ hơn 10.0 (10,000 VND) thì bước giá chứng khoán phải chia hết cho 10;
- Nếu giá cổ phiếu nằm trong khoảng [10;50] tương đương (từ 10,000 VND - 50,000 VND) thì bước giá phải chia hết cho 50;
- Nếu giá cổ phiếu lớn hơn 50 (50,000 VND) thì bước giá phải chia hết cho 100.
Trước khi làm tròn cần lưu ý:
- Giá trị biên độ dao động bắt buộc phải tuân theo quy định của bước giá chia hết;
- Giá trị biên độ dao động khi làm tròn bắt buộc phải nhỏ hơn giá trị biên độ được tính theo công thức nhân giá tham chiếu với biên độ dao động sàn theo quy định của 3 sàn.
Ví dụ: Cổ phiếu Y đã niêm yết trên sàn HOSE với giá tham chiếu 20.1, biên độ dao động sẽ là 7%
=> Giá trị của biên độ dao động là: 20.1 x 7% = 1,407 VND
Vì giá cổ phiếu nằm trong khoảng [10;50] cho nên mỗi bước giá phải chia hết cho 50. Có 2 mức giá trị gần nhất thỏa mãn đó là 1,400 và 1,450 VND. Nhưng quy định biên độ dao động làm tròn phải nhỏ hơn giá trị đã tính nên ta chọn 1,400 VND.
Giá trần của cổ phiếu Y khi đó sẽ là: 20.1 + 1.4 = 21.5 tương đương 21,500 VND
Giá sàn của cổ phiếu Y sẽ là: 20.1 – 1.4 = 18.7 tương đương 18,700 VND.
3. Ý nghĩa của giá trần chứng khoán
Khi đặt ra mức trần giá thì mục tiêu của chính phủ là kiểm soát giá để bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng. Tùy theo từng thị trường mà mức giá trần sẽ có những ý nghĩa khác nhau.
- Đối với kinh tế vĩ mô:
+ Khi giá cân bằng trên thị trường được xem là quá cao thì bằng cách đặt ra một mức giá trần thấp hơn, chính phủ đặt hy vọng rằng người tiêu dùng sẽ mua được hàng hóa với giá thấp. Điều này được xem là có ý nghĩa xã hội to lớn và những người có thu nhập thấp vẫn có quyền mua bán hàng hóa quan trọng.
+ Chính sách này cũng thường được áp dụng ở một số thị trường như thị trường nhà ở, thị trường vốn,…
Giả sử không có sự can thiệp của chính phủ thì thị trường ở trạng thái cân bằng tại điểm E, với giá P * và sản lượng là Q *. Nếu như P * được xem là ở mức quá cao thì chính phủ sẽ đặt giá trần là P1 trong đó P1 < P *. Tại mức giá P1, lượng cung giảm xuống là QS1 và lượng cầu cũng tăng lên QD1.
Thị trường lúc này sẽ không còn giữ được trạng thái cân bằng. Và thị trường sẽ lập tức xảy ra tình trạng khan hiếm hàng hóa hoặc thừa cầu bởi khi đó lượng cầu đang lớn hơn lượng cung.
- Đối với thị trường tự do:
+ Ở thị trường tự do thì trạng thái dư cầu chỉ là tạm thời bởi nó tạo ra áp lực tăng giá. Điều này làm cho lượng cầu dư thừa dần bị loại bỏ và khi đó thị trường di chuyển đến điểm cân bằng. Tuy nhiên ở đây, quy định của chính phủ về giá trần sẽ khiến giá không thể tăng vượt quá P1. Điều này làm cho thị trường không trở lại trạng thái cân bằng.
+ Hậu quả của sự thiếu hụt hàng hoá chính là: Ở mức giá P1 thì nhiều người tiêu dùng sẽ không thể mua được hàng hoá để thoả mãn nhu cầu của mình; việc xếp hàng xảy ra làm cho việc mua hàng mất nhiều thời gian hơn; các thị trường ngầm có cơ hội nảy sinh do khan hiếm hàng hóa…
+ Những hậu quả này có thể gây tổn hại trực tiếp đến lợi ích của người tiêu dùng. Điều này sẽ không giống như kỳ vọng ban đầu của nhà nước.
4. Giá trần, giá sàn và giá tham chiếu có điểm gì giống nhau ?
Thị trường chứng khoán hiện nay có nhiều tiềm năng và nhiều cơ hội để tìm kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên trên thực tế thì không phải nhà đầu tư nào cũng có được thành công ở thị trường chứng khoán. Bởi những kiến thức cơ bản nhưng nhà đầu tư vẫn không nắm rõ được thì họ khó có thể vận dụng được lý thuyết vào việc thực hành, đặt lệnh giao dịch mua, bán trên sàn giao dịch.
Giá tham chiếu là mức giá đóng cửa của phiên giao dịch trước đó. Cụ thể trên bảng giá chứng khoán thì giá tham chiếu sẽ được hiển thị bằng màu vàng. Giá tham chiếu còn là mức giá cơ sở để tính được giá trần và giá sàn của một ngày giao dịch.
Điểm giống nhau thì cả giá trần, giá sàn và giá tham chiếu đều là mức giá của một mã cổ phiếu nào đó và được quy định tại sàn giao dịch chứng khoán. Dựa vào các mức giá này mà nhà đầu tư có thể đưa ra các quyết định đầu tư phù hợp nhất và đảm bảo an toàn cho nguồn vốn của mình.
Như vậy trên đây là toàn bộ thông tin về Cách tính giá trần chứng khoán mà Công ty Luật Hòa Nhựt muốn gửi đến quý khách mang tính tham khảo. Nếu quý khách còn vướng mắc về vấn đề trên hoặc mọi vấn đề pháp lý khác, quý khách hãy vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến theo số điện thoại 1900.868644 để được Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp qua tổng đài kịp thời hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc.
Nếu quý khách cần báo giá dịch vụ pháp lý thì quý khách có thể gửi yêu cầu báo phí dịch vụ đến địa chỉ email:[email protected] để nhận được thông tin sớm nhất! Rất mong nhận được sự hợp tác và tin tưởng của quý khách! Luật Hòa Nhựt xin trân trọng cảm ơn!