Cạy phá cây ATM để trộm tiền có cấu thành tội cố ý làm hư hỏng tài sản không?

Cạy phá cây ATM để trộm tiền có cấu thành tội cố ý làm hư hỏng tài sản không? Theo dõi nội dung bài viết sau đây để có thêm thông tin hữu ích về việc trả lời cho câu hỏi cạy phá cây ATM để trộm tiền có cấu thành tội cố ý làm hư hỏng tài sản không?

1. Hành vi cạy phá cây ATM để trộm tiền có cấu thành tội cố ý làm hư hỏng tài sản?

Để trả lời cho câu hỏi hành vi cạy phá cây ATM để trộm tiền có cấu thành tội cố ý làm hư hỏng tài sản hay không thì các bạn có thể theo dõi quy định về tội cố ý làm hư hỏng tài sản được quy định tại điều 178Bộ luật Hình sự 2015 thì có quy định về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản. 

Theo đó thì người nào mà hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác giá trị từ 2 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 2 triệu nhưng mà thuộc vào các trường hợp mà chúng tôi liệt kê sau đây thì phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm

+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này còn vi phạm

+ Đã bị kết án về tội này nhưng chưa được xóa án tích mà tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội

+ Hành vi phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

+ Tài sản chính là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ

+ Tài sản là di vật, cổ vật

.....

Dựa vào những quy định trên thì ta có thể hiểu rằng người thực hiện hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác là bằng các hoạt động như là đập, cậy phá.... với mục đích chính là chỉ làm hủy hoại hoặc làm hư hỏng tài sản đó thì cấu thành tội hủy hoại hoặc là cố ý làm hư hỏng tài sản. 

Tuy nhiên thì đối với hành vi cạy phá cây ATM để trộm tiền thì đây sẽ cấu thành tội trộm cắp tài sản chứ không thể nào chỉ đưa vào trường hợp là làm hư hỏng tài sản. Vì mục đích thực hiện hành vi ở đây đó là lấy trộm số tiền có trong cây ATM. Như vậy thì hành vi này được xem là chuẩn bị phạm tội nhằm tạo điều kiện để thực hiện hành vi trộm cắp tài sản. 

2. Xử phạt hành chính với hành vi cạy phá cây ATM để trộm tiền nhưng chưa thành và chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Đối với hành vi mà các cá nhân thực hiện hành vi là cạy phá cây ATM để trộm tiền nhưng chưa thành mà đã bị phát hiện và bị bắt thì chưa có thể truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản

Do đó thì trong trường hợp này thì cá nhân thực hiện hành vi sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định và bồi thường thiệt hại theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015. 

Quy định về xử phạt hành chính đối với hành vi trộm cắp tài sản được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định như sau:

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

- Trộm cắp tài sản, xâm nhập vào khu vực nhà ở, kho bãi hoặc địa điểm khác thuộc quản lý của người khác nhằm mục đích trộm cắp, chiếm đoạt tài sản

Như vậy thì dựa theo quy định trên thì người thực hiện hành vi cạy phá cây ATM để trộm tiền nhưng chưa thành thì có thể bị xử phạt từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng 

3.  Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi cạy phá cây ATM để trộm tiền

Căn cứ dựa theo quy định tại Điều 173 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định về tội trộm cắp tài sản theo đó thì tội trộm cắp tài sản thực hiện truy cứu như sau:

Trộm cắp tài sản người khác giá trị từ 2 triệu đồng đến 50 triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc vào các trường hợp như là:

+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn bị kết án

+ Đã bị kết ná về một trong các tội theo quy định mà chưa được xóa án tích tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội

+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội

+ Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, theo đó thì tài sản trộm cắp là phương tiện kiếm sống chính thì ta có thể hiểu đây là các vật dụng thiết bị máy móc nào đó, ví dụ đối với người làm nghề xe ôm thì xe máy chính là phương tiện kiếm sống. 

+ Di vật cổ vật thì sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm

Đối với tội trộm cắp tài sản thì tùy thuộc vào tính chất, mức độ hành vi phạm tội mà người phạm tội sẽ bị truy cứu ở những khung hình phạt khác nhau, mức phạt cao nhất đối với tội danh này được xác định là phạt tù từ 12 năm đến 20 năm tù theo quy định pháp luật. Bên cạnh đó thì người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng

Hành vi trộm cắp tài sản thường được coi là một tội phạm và thường bị xử lý một cách nghiêm túc để bảo vệ tài sản và đảm bảo trật tự xã hội. Dưới đây là một số biện pháp xử lý thường được áp dụng:

Hình phạt hình sự: Người phạm tội trộm cắp tài sản có thể bị đưa ra xét xử và, nếu bị kết án, có thể phải đối mặt với hình phạt hình sự. Hình phạt này có thể bao gồm tù tội, cùng với mức hình phạt phụ thuộc vào giá trị của tài sản bị mất và nghiêm trọng của hành vi.

Hình phạt tiền: Ngoài hình phạt tù, người phạm tội cũng có thể phải nộp tiền phạt. Số tiền này có thể được xác định dựa trên giá trị của tài sản bị mất và các yếu tố khác liên quan đến tội phạm.

Phục hồi tài sản: Người phạm tội có thể được yêu cầu bồi thường cho nạn nhân bằng cách phục hồi giá trị của tài sản bị mất hoặc đối mặt với các biện pháp phục hồi khác nhau.

Hình phạt cộng đồng: Thay vì tù tội, người phạm tội có thể được yêu cầu thực hiện các hoạt động hữu ích cho cộng đồng như làm việc công ích, dự án xã hội, hoặc chương trình giáo dục.

Các biện pháp cụ thể và mức độ nghiêm trọng của xử lý phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm luật lệ địa phương, lịch sử tội phạm của người phạm tội, và đặc điểm cụ thể của tội phạm. Mục tiêu là tạo ra hệ thống pháp luật có hiệu quả và công bằng để ngăn chặn và trừng phạt hành vi trộm cắp tài sản.

4. Một vài lý do về việc cần xử lý nghiêm hành vi trộm cắp tài sản

Có nhiều lý do mà hành vi trộm cắp tài sản thường được xử lý nghiêm trong hệ thống pháp luật của nhiều quốc gia. Dưới đây là một số lý do chính:

Bảo vệ tài sản và quyền sở hữu: Một trong những lý do chính là để bảo vệ tài sản cá nhân và quyền sở hữu. Hành vi trộm cắp tài sản xâm phạm quyền cá nhân và tài sản của người khác, và xử lý nghiêm có thể đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cộng đồng khỏi mất mát tài sản không hợp pháp.

Duy trì an ninh và trật tự xã hội: Xử lý nghiêm hành vi trộm cắp tài sản giúp duy trì an ninh và trật tự trong cộng đồng. Việc kiên quyết đối với tội phạm giúp giảm nguy cơ tăng cường các hành vi tội phạm khác và tạo ra một môi trường an toàn hơn cho cộng đồng.

Tạo rào cản và ngăn chặn tội phạm: Hình phạt nghiêm có thể hoạt động như một rào cản, ngăn chặn những người có ý định thực hiện hành vi trộm cắp. Việc áp dụng hình phạt nghiêm có thể làm giảm khả năng tái phạm và tạo ra một môi trường không thân thiện đối với tội phạm.

Giữ gìn tinh thần cộng đồng: Xử lý nghiêm hành vi trộm cắp tài sản có thể giữ gìn tinh thần cộng đồng, tăng cường sự tin tưởng và an toàn trong cộng đồng. Các biện pháp nghiêm túc giúp người dân cảm thấy được bảo vệ và hỗ trợ hệ thống pháp luật.

Bảo đảm công bằng và công lý: Hình phạt nghiêm cũng là một cách để đảm bảo công bằng và công lý trong xã hội. Nó đặt ra một tiêu chuẩn chung về đạo đức và quy định, giúp mọi người tin tưởng vào hệ thống pháp luật.

Tóm lại, xử lý nghiêm hành vi trộm cắp tài sản không chỉ là để trừng phạt cá nhân phạm tội mà còn để bảo vệ cộng đồng, duy trì an ninh và trật tự, ngăn chặn tội phạm, và đảm bảo sự công bằng trong xã hội.

Vui lòng liên hệ 1900.868644 hoặc [email protected]