1. Quy định pháp luật về nghĩa vụ quân sự
Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Đây là cơ hội để mỗi công dân Việt Nam thể hiện lòng yêu nước cũng như đóng góp sức mình vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân.
Đối với công tác tuyển chọn và gọi công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự phải được thực hiện một cách chặt chẽ theo những nguyên tắc sau:
- Đảm bảo quá trình tuyển chọn và gọi công dân tham gia nghĩa vụ quân sự cần đảm bảo đúng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và quy trình, quy định trong công tác tuyển quân.
- Tuyển đủ số lượng quân vào bảo đảm chất lượng về sức khỏe và trí tuệ. Lấy theo tiêu chuẩn từ cao xuống thấp. Bên cạnh đó, quá trình tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ phải đảm bảo dân chủ, công bằng, công khai, an toàn, tiết kiệm.
- Chú trọng vai trò, trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân nhằm nâng cao chất lượng công tác tuyển quân.
- Ưu tiên tuyển chọn và gọi nghĩa vụ quân sự đối với những công dân đã hoàn thành chương trình đại học, cao đẳng, người dân tộc thiểu số để nâng cao chất lượng quân. Góp phần tạo nguồn xây dựng cơ sở chính trị ở địa phương vững mạnh, củng cố quốc phòng an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Đối với một công dân khi muốn được thực hiện nghĩa vụ quân sự, đóng góp sức mình vào công cuộc bảo vệ Tổ quốc cần đáp ứng những điều kiện sau đây:
- Về độ tuổi: Công dân nam từ đủ 17 tuổi trở lên và công dân nữ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự có ngành, nghề chuyên môn phù hợp yêu cầu của Quân đội nhân dân.
- Công dân đăng ký thực hiện nghĩa vụ quân sự phải đảm bảo điều kiện về tiêu chuẩn chính trị theo pháp luật.
- Về sức khỏe, công dân phải đạt sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định của Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP của Bộ Y tế - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự. Với các cơ quan, đơn vị, vị trí trọng yếu cơ mật trong Quân đội; lực lượng Tiêu binh, Nghi lễ; lực lượng Vệ binh và Kiểm soát quân sự chuyên nghiệp thì phải đảm bảo tiêu chuẩn riêng của Bộ Quốc phòng. Đối với những công dân có sức khỏe loại 3 tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 diop trở lên, viễn thị các mức độ), nghiện ma túy, nhiễm HIV, AIDS thì không đủ điều kiện.
- Về trình độ văn hóa, công dân muốn đăng ký nhập ngũ phải có trình độ từ lớp 8 trở lên. Trừ trường hợp địa phương nơi người đó sinh sống không đảm bảo chỉ tiêu giao quân hoặc những vùng sâu, vùng xa, vùng điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn.
2. Có bị mất việc làm khi đi thực hiện nghĩa vụ quân sự không?
Những trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động được quy định tại khoản 1 Điều 30 Bộ luật Lao động 2019 khi người lao động rơi vào những trường hợp sau:
- Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ
- Tạm giữ, tạm giam
- Phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc cơ sở giáo dục bắt buộc.
- Mang thai
- Bổ nhiệm làm người quản lý doanh nghiệp của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
- Thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
- Được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phần vốn của doanh nghiệp đầu tư tại doanh nghiệp khác.
- Theo sự thỏa thuận của các bên.
Theo những trường hợp được liệt kê ở trên, việc công dân khi tham gia nhập ngũ là một trong những căn cứ để tạm hoãn hợp đồng lao động. Tạm hoãn hợp đồng lao động ở đây là việc tạm dừng thực hiện hợp đồng lao động trong một thời gian nhất định. Khi hết thời hạn tạm hoãn thì hợp đồng lao động sẽ được tiếp tục thực hiện.
Ngoài ra, khoản 3 Điều 8 Nghị định 27/2016/NĐ-CP cũng quy định rõ về trách nhiệm của bên sử dụng lao động trong việc tiếp nhận lại, bố trí việc làm và bảo đảm tiền lương, tiền công cho các công dân đã hoàn thành xong nghĩa vụ quân sự và xuất ngũ. Bên cạnh đó, pháp luật cũng quy định rõ về mức xử phạt khi doanh nghiệp không nhận lại người lao động sau khi xuất ngũ với mức phạt từ 3 đến 7 triệu đồng.
Những quy định trên của pháp luật giúp đảm bảo vè quyền lợi cho những công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự. Đảm bảo cho công dân yên tâm thực hiện nghĩa vụ quân sự, cống hiến hết mình cho công cuộc bảo vệ Tổ quốc.Mất việc là việc chấm dứt hợp đồng lao động. Tuy nhiên việc thực hiện nghĩa vụ quân sự không phải cơ sở làm chấm dứt hợp đồng lao động. Khi tham gia nghĩa vụ quân sự sẽ thuộc một trong các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động và được tiếp tục thực hiện lao động sau khi xuất ngũ. Vậy nên, người lao động sẽ không bị mất việc làm khi tham gia nghĩa vụ quân sự.
3. Người có hai quốc tịch có được miễn thực hiện nghĩa vụ quân sự?
Quy định về quan hệ giữa Nhà nước và công dân Việt Nam được xác định cụ thể trong Luật quốc tịch 2008 như sau:
- Công dân Việt Nam được xác định là người có quốc tịch Việt Nam.
- Người có quốc tịch Việt Nam hay công dân Việt Nam phải đảm bảo thực hiện đầy đủ các nghĩa của mình đối với Tổ quốc.
Khi một người mang hai quốc tịch mà cả hai quốc tịch đó đề là quốc tịch nước ngoài thì không phải là công dân Việt Nam, Không phải thực hiện nghĩa vụ đối với nước Việt Nam. Còn với trường hợp một người sở hữu một quốc tịch Việt Nam và một quốc tịch nước ngoài thì vẫn là công dân Việt Nam, phải đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ công dân đối với Tổ quốc mình. Trừ những trường hợp thuộc đối tượng miễn thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Nếu công dân Việt Nam thuộc năm trường hợp sau thì được miễn tham gia nghĩa vụ quân sự:
- Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một. Trong trường hợp công dân có cha hoặc mẹ là liệt sĩ, thương binh hạng một hoặc cả hai đều là liệt sĩ, thương binh hạng một thì được miễn tham gia nghĩa vụ quân sự.
- Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ
- Một con của thương binh hạng hai, một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
- Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân
- Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn từ 24 tháng trở lên theo quy định của pháp luật
Ngoài ra, những người thuộc trường hợp bị khuyết tật, người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh tâm thần hoặc những bệnh mãn tính được pháp luật quy định thì cũng thuộc đối tượng miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự.
Vậy người có hai quốc tịch có thể được miễn thực hiện nghĩa vụ quân sự trong những trường hợp sau đây:
- Người đó sở hữu cả hai quốc tịch đều là quốc tịch nước ngoài.
- Thuộc một trong các trường hợp được pháp luật quy định về miễn thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Nếu người có hai quốc tịch không đáp ứng một trong hai điều kiện được liệt kê ở trên thì vẫn phải thực hiện nghĩa vụ quân sự đối với Tổ quốc.
Trên đây là bài viết của Luật Hòa Nhựt về chủ đề: Có bị mất việc làm khi đi thực hiện nghĩa vụ quân sự không? Hy vọng đã đem đến cho các bạn những thông tin hữu ích về pháp luật. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về pháp luật, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số hotline: 1900.868644 hoặc email: [email protected]. Xin trân trọng cảm ơn!