Đăng ký nhãn hiệu cho thiết bị và dụng cụ khoa học nhanh nhất

Các sản phẩm, thiết bị và dụng cụ khoa học là phương thức giúp cho các nghiên cứu khoa học phát triển, để sáng tạo ra các sản phẩm hữu ích cho cuộc sống. Những thiết bị, dụng cụ này cần phải đảm bảo và an toàn vì nó đóng vai trò rất quan trọng để nghiên cứu. Do vậy, chủ sở hữu cũng cần quan tâm đến việc đăng ký nhãn hiệu cho thiết bị, dụng cụ khoa học. Luật Hòa Nhựt sẽ hướng dẫn quý khách hàng như sau:

1. Đăng ký nhãn hiệu cho thiết bị, dụng cụ khoa học là gì?

Nghiên cứu khoa học giữ vị trí vô cùng quan trọng trong cuộc sống, giúp con người lý giải được các hiện tượng tự nhiên hoặc chế tạo ra những máy móc, đồ dùng ứng dụng hằng ngày. Và những thiết bị, dụng cụ khoa học đóng vai trò hỗ trợ, là phương tiên, công cụ để nghiên cứu khoa học. Đối với những nhà sản xuất, kinh doanh loại sản phẩm này, cần quan tâm đến việc đăng ký nhãn hiệu. Do vậy, đăng ký nhãn hiệu cho thiết bị, dụng cụ khoa học là việc mà chủ sở hữu hoặc đại diện sở hữu công nghiệp thực hiện việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại cơ quan có thẩm quyền.

Như đã nói ở trên, việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu giúp tránh hành vi cạnh tranh không lành mạnh của đối thủ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho doanh nghiệp mình. Ngoài ra sau khi được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu, các công ty sẽ được hưởng những lợi ích to lớn sau đây:

- Đăng ký nhãn hiệu là cách hiệu quả để bảo vệ nhãn hiệu khỏi việc sử dụng hoặc sao chép mà không có sự đồng ý của chủ sở hữu. Nó giúp khách hàng luôn có thể nhận diện được sản phẩm của công ty bạn.

- Đăng ký nhãn hiệu cũng giúp ngăn chặn các công ty, tổ chức hoặc cá nhân khác đã đăng ký nhãn hiệu tương tự hoặc giống với nhãn hiệu mà bạn đã đăng ký cho phần mềm và thiết bị công nghệ thông tin.

- Việc đăng ký nhãn hiệu còn tạo cơ sở pháp lý cho bạn để đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các vi phạm của các đối thủ cạnh tranh.

- Cuối cùng nhưng không làm mất đi phần quan trọng, việc đăng ký nhãn hiệu còn cho phép bạn chuyển giao quyền sử dụng hoặc chuyển giao cho các công ty, tổ chức và cá nhân khác để mang lại thêm lợi nhuận cho công ty của bạn.

Do đó, bạn nên đăng ký nhãn hiệu cho thiết bị và dụng cụ khoa học của mình càng sớm càng tốt để đảm bảo quyền lợi của mình nhất.

2. Xác định đối tượng đăng ký nhãn hiệu cho thiết bị và dụng cụ khoa học

2.1. Tra cứu nhãn hiệu

Tra cứu nhãn hiệu sơ bộ: Tra cứu nhãn hiệu sơ bộ thường nhanh và thời gian tra cứu thông thường là trong một ngày, tùy thuộc vào nhãn hiệu và nhóm sản phẩm gắn với nhãn hiệu. Phương pháp tra cứu này có nhược điểm là kết quả có tỷ lệ chính xác thấp (khoảng 60%).

Do đó, vẫn có khả năng có một nhãn hiệu giống với nhãn hiệu của bạn và đã được công bố trên cơ sở dữ liệu điện tử của sở hữu công nghiệp nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận, trong trường hợp này, sẽ xảy ra trường hợp nhãn hiệu trùng lặp nhưng không thể được kiểm tra bởi cách tra cứu sơ bộ.

2.2. Phân loại nhóm sản phẩm dịch vụ

Theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ, thiết bị dụng cụ khoa học được phân loại thuộc nhóm 9 Thỏa ước Nice 12-2024. Quý Công ty có thể đăng ký nhãn hiệu cho các sản phẩm sau thuộc Nhóm 9: 

- Thiết bị và dụng cụ khoa học, hàng hải, trắc địa, nhiếp ảnh, điện ảnh, quang học, cân, đo, báo hiệu, kiểm tra, kiểm soát, giám sát, cấp cứu và giảng dạy, thiết bị và dụng cụ để truyền dẫn, chuyển mạch, biến đổi, tích, điều chỉnh hoặc điều khiển năng lượng điện;

- Thiết bị ghi, truyền và tái tạo âm thanh hoặc hình ảnh;

- Vật mang dữ liệu từ tính, đĩa ghi;

- Đĩa compact, DVD và các phương tiện ghi kỹ thuật số khác;

- Các cơ cấu được vận hành bằng đồng xu;

- Máy tính tiền, máy tính, thiết bị xử ý dữ liệu và máy điện toán;

- Phần mềm máy tính;

3. Quy trình đăng ký nhãn hiệu cho thiết bị, dụng cụ khoa học

3.1. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký nhãn hiệu

- Tờ khai đăng ký bảo hộ nhãn hiệu theo mẫu số 08 Nghị định 65/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ,

- Mẫu nhãn hiệu bao gồm 05 mẫu kèm theo và 02 mẫu được dán trên tờ khai, mẫu nhãn hiệu không được có kích thước lớn hơn 8cmx8cm;

- Giấy ủy quyền trong trường hợp chủ đơn không thực hiện việc nộp đơn mà ủy quyền cho tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp thực hiện;

- Phí, lệ phí;

- Tài liệu chứng minh quyền sử dụng: Khi đăng ký nhãn hiệu chứa các dấu hiệu đặc biệt sau cần có tài liệu chứng minh quyền sử dụng: Tên, biểu tượng, cờ, huy hiệu, của cơ quan, tổ chức, dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành, tên nhân vật, hình tượng, tên thương mại, chỉ dẫn xuất xứ, giải thưởng, huy chương hoặc ký hiệu đặng trưng của sản phẩm, dấu hiệu thuộc phạm vi bảo hộ của kiểu dáng công nghệ của người khác.

- Các tài liệu khác: Khi khách hàng đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận hồ sơ cần có các tài liệu như sau:

+ Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận.

+ Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý).

+ Bản đồ xác định lãnh thổ (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm).

3.2. Trình tự đăng ký nhãn hiệu

- Nộp hồ sơ tại Cục Sở hữu trí tuệ hoặc tại các văn phòng dại diện của Cục Sở hữu trí tuệ tại hai thành phố là thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng tiếp nhận hồ sơ khu vực miên Trung và khu vực miền Nam;

- Thẩm định hình thức đơn: Thẩm định hình thức đơn là việc kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không. Thời hạn thẩm định hình thức đơn là 01-02 tháng kể từ ngày nộp đơn. Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp không đáp ứng điều kiện. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo không chấp nhận đơn và đề nghị doanh nghiệp sửa đổi. Chủ đơn, đại diện chủ đơn tiến hành sửa đổi theo yêu cầu. Sau đó, tiến hành nộp công văn sửa đổi cho Cục sở hữu trí tuệ và nộp lệ phí bổ sung nếu phân loại nhóm sai,

- Công bố đơn đăng ký nhãn hiệu: Khi đơn đã được chấp nhận hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ công bố đơn trên Công báo sở hữu công nghiệp tron thời hạn 02 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ;

+ Nội dung công bố đơn bao gồm: Các thông tin về đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ. 

+ Hình thức công bố: Trang website của Cục Sở hữu trí tuệ và Công báo Sở hữu công nghiệp.

- Thẩm định nôi dung đơn: Bước này nhằm đánh giá khả năng được bảo hộ của nhãn hiệu nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ, xác định phạm vi bảo hộ tương ứng. Thời gian thẩm định nội dung đơn là 09-12 tháng kể từ ngày công bố đơn;

+ Cục Sở hữu trí tuệ (CSHTT) xem xét các điều kiện đăng ký nhãn hiệu. Trên cơ sở đó, CSHTT có những đánh giá khả năng cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà chủ đơn đã đăng ký. Nếu đơn đáp ứng đủ điều kiện thì CSHTT ra Thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ độc quyền nhãn hiệu;

+ Nếu đơn không đáp ứng đủ điều kiện. CSHTT ra Thông báo không cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà chủ đơn đã đăng ký. Chủ đơn nhãn hiệu xem xét và gửi công văn trả lời quyết định của Cục Sở hữu trí tuệ. Chủ đơn đưa ra các căn cứ để cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu cho nhãn hiệu của mình. Trường hợp Cục sở hữu trí tuệ vẫn từ chối lý do phúc đáp, chủ đơn có thể lựa chọn thủ tục khiếu nại quyết định từ chối;

- Cấp văn bằng bảo hộ: Cục Sở hữu sẽ tiến hành cấp văn bằng sau khi người nộp đơn nộp đầy đủ phí, lệ phí trong thời hạn từ 01-02 tháng;

Trên đây, Luật Hòa Nhựt đã giải đáp cho quý khách hàng về đăng ký nhãn hiệu cho thiết bị, dụng cụ khoa học. Nếu quý khách hàng còn có những vướng mắc nào hãy liên hệ 1900.868644 hoặc gửi thư đến email [email protected] để được hỗ trợ.