Doanh nghiệp bảo hiểm xe bắt buộc ghi âm cuộc gọi đến đường dây nóng

Bài viết dưới đây Luật Hòa Nhựt sẽ gửi tới bạn đọc chi tiết về vấn đề: Doanh nghiệp bảo hiểm xe bắt buộc ghi âm cuộc gọi đến đường dây nóng. Bạn đọc hãy theo dõi chi tiết về vấn đề này nhé.

1. Doanh nghiệp bảo hiểm xe bắt buộc ghi âm cuộc gọi đến đường dây nóng

Nội dung trên được quy định một cách chi tiết trong Nghị định số 67/2023/NĐ - CP được ban hành vào ngày 06/09/2023 đặc biệt tại Khoản 3 Điều 75 Nghị định 67/2023/NĐ - CP có các quy định sau đây:

Theo đó thì doanh nghiệp bảo hiểm phải chịu trách nhiệm về một loạt các hoạt động bao gồm nhưng không giới hạn:

- Thiết lập và duy trì hoạt động của đường dây nóng 24 giờ/ 7 ngày nhằm đảm bảo khả năng tiếp nhận thông tin liên quan đến tai nạn, tổn thất, hướng dẫn và giải đáp các thắc mắc của bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm cũng như các bên liên quan đến các vấn đề liên quan đến bảo hiểm bắt buộc.

- Thực hiện việc ghi âm cuộc gọi đến đường dây nóng nhằm đảm bảo quyền lợi của bên mua bảo hiểm và người được bảo hiểm. Điều này nhằm tăng cường minh bạch và chứng minh thông tin liên quan đến giao dịch bảo hiểm đồng thời giúp tăng cường quản lý và giải quyết tranh chấp một cách công bằng.

Theo quy định thì các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm xe không chỉ chịu trách nhiệm ghi âm các cuộc gọi đến tổng đài nóng nhằm bảo vệ quyền lợi của khách hàng mua bảo hiểm mà còn phải thiết lập và duy trì hoạt động liên tục 24 giờ mỗi ngày, 7 ngày mỗi tuần cho đường dây nóng. Mục tiêu là để có thể nhanh chóng tiếp nhận thông tin về tai nạn, tổn thất, cung cấp hướng dẫn và giải đáp mọi thắc mắc cho khách hàng mua bảo hiểm, người được bảo hiểm và tất cả các bên liên quan đến các vấn đề liên quan đến bảo hiểm bắt buộc. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải duy trì sự sẵn sàng liên lạc và hỗ trợ khách hàng suốt thời gian làm tăng cường khả năng phản ứng nhanh chóng và đáp ứng linh hoạt đối với mọi tình huống khẩn cấp và yêu cầu từ phía người sử dụng dịch vụ.

2. Thời điểm doanh nghiệp bảo hiểm phải gửi báo cáo nghiệp vụ cho Bộ Tài chính

Dựa trên quy định tại khoản 2 của Điều 75 Nghị định 67/2023/NĐ - CP thì doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm lớn đối với việc thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

Lập và gửi báo cáo nghiệp vụ:

- Báo cáo nghiệp vụ phải bao gồm: 

+ Báo cáo về tình hình thực hiện bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới (Mẫu số 1 Phụ lục X).

+ Báo cáo doanh thu và bồi thường bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc (Mẫu số 2 Phụ lục X).

+ Báo cáo doanh thu và bồi thường bảo hiểm bắt buộc công trình trong hoạt động đầu tư xây dựng (Mẫu số 3 Phụ lục X).

Thời gian chốt số liệu tính từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 của năm báo cáo.

Thời hạn gửi báo cáo là không muộn hơn ngày 31 tháng 3 của năm tài chính tiếp theo.

Phương thức gửi báo cáo có thể thực hiện trực tiếp qua dịch vụ bưu chính thông qua hệ thống thư điện tử hoặc qua hệ thống thông tin báo cáo của Bộ Tài chính (khi hệ thống này hoạt động).

- Báo cáo tình hình thu, nộp từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc: Doanh nghiệp bảo hiểm cần lập và gửi tới Bộ Công an báo cáo chi tiết về tình hình thu và nộp từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc (Mẫu số 4 phụ lục X). Thời gian chốt số liệu cho báo cáo 6 tháng đầu năm là từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 30 tháng 06 của năm báo cáo và cho báo cáo năm từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 của năm báo cáo. Thời hạn gửi báo cáo là không muộn  hơn ngày 31 tháng 7 hàng năm đối với báo cáo 6 tháng đầu năm và không muộn hơn ngày 31 tháng 01 của năm tài chính kế tiếp đối với báo cáo năm. Phương thức gửi báo cáo có thể thực hiện trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính tới Bộ Công an.

Thiết lập và duy trì đường dây nóng 24/7: Doanh nghiệp bảo hiểm phải thiết lập và duy trì hoạt động liên tục 24 giờ mỗi ngày, 7 ngày mỗi tuần cho đường dây nóng. Điều này nhằm mục đích tiếp nhận thông tin về tai nạn, tổn thất, hướng dẫn và giải đáp thắc mắc cho bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm và các bên liên quan về các vấn đề liên quan đến bảo hiểm bắt buộc. Các cuộc gọi đến đường dây nóng cũng cần được ghi âm để đảm bảo quyền lợi của các bên mua bảo hiểm và người được bảo hiểm.

Như vậy để đảm bảo tuân thủ theo quy định của pháp luật thì doanh nghiệp bảo hiểm cần thực hiện lập và trình Bộ tài chính một loạt các báo cáo quan trọng trước ngày 31 tháng 3 của năm tài chính kế tiếp:

- Báo cáo về tình hình thực hiện bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới: doanh nghiệp sẽ phải trình bày chi tiết về việc thực hiện các cam kết bảo hiểm liên quan đến trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

- Báo cáo doanh thu, bồi thường bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc: Doanh nghiệp cần cung cấp thông tin chi tiết về doanh thu từ các chương trình bảo hiểm liên quan đến cháy và nổ. Báo cáo cũng nên thể hiện hiệu suất của doanh nghiệp trong việc chi trả bồi thường khi có các sự kiện liên quan đến cháy nổ.

- Báo cáo doanh thu, bồi thường bảo hiểm bắt buộc công trình trong hoạt động đầu tư xây dựng: doanh nghiệp trình bày chi tiết về doanh thu và chi phí liên quan đến bảo hiểm bắt buộc cho các công trình đầu tư xây dựng.

3. Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường cho những thiệt hại nào?

Dựa theo điều 7 Nghị định 67/2023/NĐ - CP thì các quy định về phạm vi bảo hiểm và loại trừ trách nhiệm bảo hiểm đã được chi tiết rõ. Theo quy định thì doanh nghiệp bảo hiểm đảm bảo trách nhiệm bồi thường đối với các tổn thất nhất định bao gồm nhưng không giới hạn:

- Thiệt hại ngoài hợp đồng liên quan đến sức khỏe, tính mạng và tài sản của bên thứ ba do hoạt động của xe cơ giới tham gia giao thông gây ra. 

- Thiệt hại liên quan đến sức khỏe và tính mạng của hành khách trên phương tiện do hoạt động của xe cơ giới tham gia giao thông gây ra.

TRong phạm vi này thì mức giới hạn trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về sức khỏe và tính mạng do xe cơ giới gây ra được xác định là 150 triệu đồng cho mỗi người trong một vụ tai nạn.

Nghị định 67/2023/NĐ - CP chính thức có hiệu lực từ ngày 06 tháng 9 năm 2023 và đồng thời những nghị định sau đây sẽ không còn hiệu lực từ cùng ngày:

- Nghị định 03/2021/NĐ - CP về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

- Nghị định 23/2018/NĐ - CP về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.

- Nghị định 97/2021/NĐ - CP sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định 23/2018/NĐ - CP về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.

- Nghị định 119/2015/NĐ - CP quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng.

- Nghị định 20/2022/NĐ - CP sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định 119/2015/NĐ - CP quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng điều này nhằm tạo điều kiện cho sự chuyển đổi và thích ứng của hệ thống bảo hiểm với các quy định mới.

Bài viết Luật Hòa Nhựt đã gửi tới bạn đọc chi tiết về vấn đề: Doanh nghiệp bảo hiểm xe bắt buộc ghi âm cuộc gọi đến đường dây nóng. TRong bài viết có mục nào chưa hiểu hay bạn đọc có bất kỳ thắc mắc về vấn đề pháp lý có thể liên hệ qua số tổng đài 1900.868644 hoặc thông qua địa chỉ email: [email protected] để được tư vấn cụ thể. Bằng đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm hay bạn đọc có bất kỳ thắc mắc về vấn đề pháp lý có thể liên hệ qua số tổng đài hoặc địa chỉ email. Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm trên nhiều lĩnh vực pháp lý Luật Hòa Nhựt cam kết sẽ gửi tới khách hàng dịch vụ pháp lý tốt nhất đem đến sự hài lòng nhất giành cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ. Cảm ơn bạn đọc/ khách hàng đã theo dõi chi tiết nội dung bài viết.