1. Hành vi đánh người dưới 18 tuổi phạm tội gì?
Căn cứ theo quy định tại Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 (Bộ luật Hình sự) quy định một số tội đối với hành vi đánh người gây thương tích cho người khác hoặc tổn hại đến sức khỏe của họ, theo đó, tùy vào từng trường hợp phạm tội mà căn cứ vào các dấu hiệu cấu thành nên tội phạm của hành vi vi phạm, người phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những tội cụ thể. Theo quy định tại Chương XIV Bộ luật Hình sự thì hành vi đánh người dưới 18 tuổi có thể bị truy cứu trách nhiệm đối với các tội sau:
Trường hợp 1: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội theo Điều 136 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017:
- Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm...
Trường hợp 2: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo Điều 135 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017:
- Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm...
Trường hợp 3: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017:
- Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
+ Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người...
2. Hành vi đánh người gây thương tích vi phạm quyền gì?
Theo quy định pháp luật hiện hành, mọi quyền và nghĩa vụ của công dân đều được quy định trong hiến pháp và pháp luật. Quyền con người, quyền công dân đều được nhà nước bảo vệ.
Căn cứ theo quy định tại Điều 20 Hiến pháp 2013 quy định về quyền cơ bản của công dân như sau:
- Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
Hành vi đánh người gây thương tích đã vi phạm quyền được bảo hộ về sức khỏe mà Hiến pháp quy định. Hành vi này ngoài chịu trách nhiệm hình sự còn phải bồi thường thiệt hại nếu có gây ra thiệt hại trên thực tế.
Căn cứ theo quy định như trên thì trường hợp đánh người gây thương tích vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe được quy định rõ tại Khoản 1 Điều 20 Hiến pháp 2013 như trên. Ngoài ra hành vi đánh người gây thương tích có thể phải chịu trách nhiệm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tùy thuộc vào hành vi và thiệt hại thực tế xảy ra.
3. Phân biệt tội danh đối với hành vi Giết người và Cố ý gây thương tích
Tiêu chí | Tội Giết người | Tội cố ý gây thương tích |
Mục đích của hành vi phạm tội: | Người phạm tội thực hiện hành vi nhằm mục đích tước đoạt tính mạng của nạn nhân. | Người phạm tội thực hiện hành vi chỉ nhằm mục đích gây tổn hại đến thân thể nạn nhân. Việc nạn nhân chết nằm ngoài ý thức chủ quan của người phạm tội. |
Xác định mức độ, cường độ tấn công | Mức độ tấn công nhanh và liên tục với cường độ tấn công mạnh có thể gây chết người. | Mức độ tấn công yếu hơn và không liên tục dồn dập với cường độ tấn công nhẹ hơn. |
Vị trí tác động trên cơ thể: | Thường là những vị trí trọng yếu trên cơ thế như vùng đầu, ngực, bụng,… | Thường là những vị trí không gây nguy hiểm chết người như vùng vai, tay, chân,... |
Vũ khí, hung khí sử dụng và các tác nhân khác: | Xác định hung khí, vũ khí sử dụng hoặc các tác nhân khác: Việc xác định vũ khí, hung khí tấn công như súng, dao, gậy… cũng là yếu tố quan trọng nhằm phân biệt hai tội này. | |
Yếu tố lỗi: | Người thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý. Trong trường hợp một người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhận thức rõ hành vi của mình là có tính nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra thì được xác định là lỗi cố ý trực tiếp. Trong trường hợp một người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhận thức rõ tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra thì được xác định là lỗi cố ý gián tiếp. |
4. Đặc điểm nhân thân của người phạm tội cố ý gây thương tích
- Giới tính của người phạm tội: Đa số người phạm tội là nam giới, do cấu trúc tâm sinh lý của nữ giới thường thích hợp với những công việc có tính chất nhẹ nhàng, do đó khả năng thực hiện tội phạm của nữ giới là rất hạn chế; tuy nhiên, hiện nay tội phạm cố ý gây thương tích có người phạm tội là nữ giới đang có chiều hướng gia tăng, trong các vụ cố ý gây thương tích có phụ nữ tham gia thì hầu hết các mâu thuẫn phát sinh đều từ mâu thuẫn tình ái, làm ăn,... Đối tượng phạm tội là nam giới chiếm tỷ lệ cao vì thường có tính tình nóng nảy, không kiềm chế được, thêm vào đó lại có sức khỏe và hung hãn hơn nên rất dễ phạm tội.
- Độ tuổi của người phạm tội: Trên 50% số vụ tội phạm cố ý gây thương tích, người phạm tội có độ tuổi từ 18 đến 30 tuổi. Đối tượng phạm tội ở độ tuổi này nhiều là do chưa có kinh nghiệm sống, dễ bị tác động từ môi trường xã hội, chưa biết kiềm chế trước các mâu thuẫn,... Số lượng người phạm tội trên 30 tuổi đứng thứ hai. Số lượng người phạm tội dưới 18 tuổi có tỷ lệ thấp nhất, có 4 đối tượng, chiếm 4,9%.
- Về trình độ văn hóa: Người phạm tội có trình độ văn hóa tương đối thấp, chủ yếu là trình độ văn hóa cấp 2, 3. Do trình độ văn hóa thấp nên ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức và hành động của người phạm tội.
- Phương tiện, công cụ phạm tội rất đa dạng, chủ yếu là dao, mã tấu, gậy gộc, các loại súng tự chế,… là những đồ vật gây sát thương cao mà người phạm tội cố ý gây thương tích thường sử dụng.
Trong thời gian gần đây người chưa thành niên tham gia vào các vụ việc cố ý gây thương tích có xu hướng gia tăng đáng kể. Đặc biệt có trường hợp học sinh đi học mang theo hung khí trong cặp để phòng vệ khi có ẩu đả xảy ra thì sẳn sàng sử dụng.
Mọi thắc mắc quý khách hàng xin vui lòng gửi về số Hotline 1900.868644 hoặc địa chỉ email [email protected] để được giải đáp. Trân trọng!