Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu năm 2024 gồm tài liệu gì theo quy định?

Cùng chào đón năm mới 2024. Vậy năm 2024 đăng ký nhãn hiệu thì cần chuẩn bị hồ sơ như thế nào? Sau đây, Luật Hòa Nhựt sẽ hướng dẫn quý khách hàng như sau:

1. Nhãn hiệu theo quy định năm 2024

Việc hiểu đầy đủ khái niệm nhãn hiệu và điều kiện để có thể đăng ký nhãn hiệu thành công giúp chúng ta xây dựng thương hiệu đảm bảo lợi ích của mình. Theo Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2022, nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Quyền sở hữu nhãn hiệu của doanh nghiệp được xác lập trên cơ sở văn bằng bảo hộ được cục Sở hữu trí tuệ cấp hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Đối với nhãn hiệu nổi tiếng, quyền sở hữu được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký. (Nhãn hiệu nổi tiếng là: nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Đối với nhãn hiệu nổi tiếng, quyền sở hữu được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký.).

Tại sao cần phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu?

Việc đăng ký nhãn hiệu mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho doanh nghiệp hoặc cá nhân sở hữu nhãn hiệu. Dưới đây là một số lý do chính:

- Bảo vệ Quyền sở hữu: Đăng ký nhãn hiệu tạo ra quyền sở hữu pháp lý, giúp bảo vệ tên thương hiệu, biểu tượng, hoặc slogan khỏi việc sử dụng trái phép từ phía người khác. Khi có sự xâm phạm thì người sở hữu nhãn hiệu có quyền đối chiếu nếu có bất kỳ sự sao chép hoặc sử dụng trái phép nào từ các đối thủ cạnh tranh.

- Tạo dựng nền tảng thương hiệu: Một nhãn hiệu đã đăng ký thường tạo ra ấn tượng tích cực với khách hàng và đối tác doanh nghiệp, thể hiện sự chuyên nghiệp và cam kết.

- Phát triển, mở rộng kinh doanh: Khi một cá nhân hoặc tổ chức đăng ký nhãn hiệu tại một quốc gia cung cấp quyền ưu tiên khi mở rộng kinh doanh sang các thị trường quốc tế hoặc giúp có cơ hội phát triển và thâm nhập thị trường mới dễ dàng hơn.

- Tăng giá trị tài sản thương hiệu: Nhãn hiệu đăng ký trở thành một phần quan trọng của tài sản doanh nghiệp, tăng giá trị cổ phần và có thể được sử dụng như tài sản đảm bảo.

- Phòng ngừa các rủi ro: Đăng ký nhãn hiệu giúp ngăn chặn những người khác đăng ký tên thương hiệu tương tự, giả mạo hoặc gây nhầm lẫn. Bên cạnh đó, việc đăng ký nhãn hiệu sẽ tránh xung đột về quyền sở hữu và tranh chấp pháp lý có thể phát sinh.

- Độc quyền sử dụng: Người sở hữu nhãn hiệu đăng ký có quyền độc quyền sử dụng nhãn hiệu đó trong phạm vi đăng ký và ngăn chặn người khác sử dụng tương tự.

Tóm lại, việc đăng ký nhãn hiệu mang lại nhiều ưu điểm và bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp, giúp tạo nên một thương hiệu mạnh mẽ và bền vững trong thị trường.

2. Điều kiện để bảo hộ nhãn hiệu năm 2024

Việc bảo hộ nhãn hiệu là quan trọng để đảm bảo quyền lợi và sự độc quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu. Để nhãn hiệu được bảo hộ, cần tuân theo một số điều kiện chung. Dưới đây là một số điều kiện chung:

- Tính độc quyền: Nhãn hiệu phải có tính độc quyền, tức là không được sử dụng chung cho các sản phẩm hoặc dịch vụ khác. Điều này giúp đảm bảo rằng người sở hữu nhãn hiệu có quyền độc quyền sử dụng nó trong lĩnh vực cụ thể mà nhãn hiệu đó đang đại diện.

- Tính đặc trưng và nhận biết được: Nhãn hiệu phải có sự đặc trưng và khả năng nhận biết được. Nó không nên là một mô tả chung hoặc từ thông dụng. Không được phép đăng ký nhãn hiệu trùng lặp hoặc tương tự với nhãn hiệu đã được đăng ký hoặc sử dụng trước đó.

- Không xâm phạm quyền người khác: Nhãn hiệu không được trùng lặp với nhãn hiệu đã được đăng ký hoặc sử dụng trước đó bởi người khác. Việc này giúp tránh xung đột và tranh chấp về quyền sử dụng nhãn hiệu.

- Tuân thủ quy trình đăng ký: Chủ sở hữu cần đăng ký nhãn hiệu theo các quy định của Luật Sở hữu trí tuệ.

- Không được mang các dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc sản xuất, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của sản phẩm, dịch vụ. Nhãn hiệu không được chứa tên riêng, quốc gia, hoặc quốc huy mà không có sự đặc biệt và sự chấp nhận của cơ quan quản lý nhãn hiệu.

3. Trình tự, thủ tục đăng ký nhãn hiệu năm 2024

3.1. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký nhãn hiệu 

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu 2024 được áp dụng theo Luật Sở hữu trí tuệ như sau:

- Tờ khai đăng ký nhãn hiệu được kê khai theo mẫu số 08 Nghị định 65/2023/NĐ-CP;

- Tài liệu, file mềm ảnh, mẫu nhãn hiệu (bao gồm 05 mẫu đính kèm và 02 mẫu trên tờ khai);

- Giấy uỷ quyền trong trường hợp quý khách hàng ủy quyền cho tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp thực hiện;

- Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác (Giấy tờ sở hữu, giấy tờ pháp lý của chủ đơn, giấy tờ pháp lý của tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp);

- Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu chủ đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;

- Chứng từ nộp phí, lệ phí khi nộp đơn.

3.2. Hình thức nộp đơn đăng ký nhãn hiệu

Hồ sơ đăng ký có thể được nộp bằng các hình thức sau đây:

- Nộp đơn đăng ký logo trực tiếp tại cơ quan đăng ký: Chủ sở hữu logo có thể đến trực tiếp nộp lại bộ phận một cửa của Cục Sở hữu trí tuệ có địa chỉ tại Hà Nội hoặc hai văn phòng đại diện Cục Sở hữu Trí tuệ tại Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Đà Nẵng.

- Nộp hồ sơ đăng ký qua bưu điện bằng hình thức chuyển phát. Ngoài việc nộp đơn đăng ký logo trực tiếp, chủ sở hữu có thể nộp qua bưu điện về một trong ba địa chỉ nêu trên.

- Nộp đơn đăng ký logo bằng hình thức trực tuyến (online) trên cổng thông tin của Cục Sở hữu trí tuệ. rường hợp khách hàng có hiểu biết nhất định về các hình thức nộp online, có thể lựa chọn hình thức nộp đơn đăng ký trực tuyến trên công thông tin của Cục Sở hữu trí tuệ.

- Ủy quyền cho Luật Minh Khuê là một tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp nộp đơn đăng ký nhãn hiệu. Cách này là đơn giản, chuyên nghiệp và hiệu quả nhất để tránh mọi rủi ro trong quá trình nộp đơn đăng ký logo. Chi tiết dịch vụ đăng ký logo độc quyền sẽ được chúng tôi trình bày ngay nội dung bên dưới đây.

3.3. Thời gian xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu 

- Thẩm định hình thức đơn đăng ký logo, tên nhãn hiệu: 01 tháng. Trong thời gian này Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xem xét về điều kiện hình thức đơn, mẫu nhãn, chủ sở hữu đơn, quyền nộp đơn, phân nhóm,... Nếu đơn đăng ký của quý khách hàng đủ điều kiện thì Cục sẽ ra thông báo chấp nhận đơn hợp lệ và công bố. Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp không đáp ứng điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo không chấp nhận đơn và đề nghị doanh nghiệp sửa đổi và chủ sở hữu sẽ tiến hành sửa đổi, nộp bổ sung.

- Công bố đơn trên công báo Sở hữu công nghiệp: 02 tháng. Đơn hợp lệ sẽ được đăng tải trên Công báo Sở hữu công nghiệp và trên dữ liệu của Cục Sở hữu trí tuệ.

- Thẩm định nội dung đơn đăng ký: 09 tháng. Cục xem xét các điều kiện đăng ký nhãn hiệu. Trên cơ sở đó, đánh giá khả năng cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà chủ đơn đã đăng ký. Nếu đơn đáp ứng đủ điều kiện thì Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ độc quyền nhãn hiệu. Nếu đơn không đáp ứng đủ điều kiện. Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo không cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà chủ đơn đã đăng ký. Chủ đơn nhãn hiệu xem xét và gửi công văn trả lời quyết định của Cục Sở hữu trí tuệ. Chủ đơn đưa ra các căn cứ để cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu cho nhãn hiệu của mình. Trường hợp Cục sở hữu trí tuệ vẫn từ chối lý do phúc đáp, chủ đơn có thể lựa chọn thủ tục khiếu nại quyết định từ chối.

- Nộp phí và cấp văn bằng bảo hộ: 1-3 tháng. Khi chủ sở hữu thực hiện việc nộp lệ phí cấp văn bằng thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ cấp văn bằng trong thời hạn trên kể từ ngày đóng đủ lệ phí. 

Thực tế quy trình thẩm định này thường kéo dài hơn.

Trên đây, Luật Hòa Nhựt đã hướng dẫn quý khách hàng về hồ sơ đăng ký nhãn hiệu năm 2024. Nếu còn vướng mắc gì hãy gọi 1900.868644 hoặc gửi thư đến email [email protected] để được giải đáp.