Khám “vùng kín” để đi nghĩa vụ quân sự có phải cởi quần không?

Khám “vùng kín” để đi nghĩa vụ quân sự có phải cởi quần không? Luật Minh Khuê sẽ giải đáp vấn đề này qua bài viết dưới đây.

1. Quy định về khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự

Theo Thông tư liên tịch số 36/2011/TTLT-BYT-BQP Hướng dẫn việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự, điều 6 của Thông tư này quy định về nội dung và quy trình khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự như sau:

* Nội dung khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự: 

  • Khám về thể lực; khám lâm sàng toàn diện các chuyên khoa theo các chỉ tiêu quy định tại Phần II, mẫu 2 Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
  • Làm các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết phục vụ cho kết luận sức khỏe theo yêu cầu của Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, bao gồm cả xét nghiệm phát hiện ma túy.
  • Phân loại sức khỏe theo các quy định tại Điều 9 Thông tư này.

* Quy trình khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự:

  • Lập danh sách các đối tượng là công dân thuộc diện được gọi nhập ngũ đã qua sơ tuyển sức khỏe trên địa bàn được giao quản lý.
  • Thông báo thời gian, địa điểm tổ chức khám sức khỏe;
  • Tổ chức khám sức khỏe theo các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này.
  • Tổ chức tư vấn và xét nghiệm HIV đối với các trường hợp đạt tiêu chuẩn sức khỏe gọi nhập ngũ hàng năm theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Việc xét nghiệm HIV phải thực hiện theo đúng quy định của Luật Phòng, chống HIV/AIDS.
  • Hoàn chỉnh phiếu sức khỏe theo quy định tại Phần II mẫu 2 Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
  • Tổng hợp, báo cáo kết quả khám sức khỏe theo quy định tại mẫu 3a Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.

Về tiêu chuẩn sức khỏe: tiêu chuẩn sức khỏe được quy định tại khoản 3 điều 4 Thông tư 140/2015/TT-BQP Quy định tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ như sau:

  • Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định của Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng về tiêu chuẩn sức khoẻ thực hiện nghĩa vụ quân sự.
  • Đối với các đơn vị quy định tại Điểm b, Khoản 2 Điều này, thực hiện tuyển chọn bảo đảm các tiêu chuẩn riêng theo quy định của Bộ Quốc phòng.
  • Không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 3 có tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 điop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HIV, AIDS.

Hành vi không đi khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự: Khi có giấy gọi đi khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự, nếu như không đi khám thì sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại điều 6 Nghị định số 120/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu, được sửa đổi, bổ sung bởi điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP. Cụ thể bị xử phạt như sau:

  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm kiểm tra, khám sức khỏe ghi trong lệnh gọi kiểm tra hoặc khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng
  • Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi cố ý không nhận lệnh gọi kiểm tra, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng.
  • Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện kiểm tra hoặc khám sức khỏe theo kế hoạch của Hội đồng nghĩa vụ quân sự

2. Khám “vùng kín” để đi nghĩa vụ quân sự có phải cởi quần không?

2.1. Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự bao gồm những gì?

- Khám tim mạch: Đo nhịp tim và huyết áp, sau khi đã vượt qua vòng sơ tuyển thì sẽ được khám chi tiết hơn khi vào vòng thư hai và nếu cần thiết sẽ được đưa vào viện tim để khám cụ thể hơn nếu có bất cứ phát hiện bất thường nào về tim mạch.

- Khám mắt: Khám bằng cách truyền thống kết hợp với việc đo mắt bằng máy. Đo mắt bằng máy sẽ cho ra số đo chính xác và giảm các tình trạng gian lận khi khai độ cận để bị loại nghĩa vụ quân sự. Ngược lại, nếu công dân nào đến vòng này mà bị các tật về mắt như cận thị, loãn thị, viễn thị trên 1.5 diop thì sẽ được tiến hành cho ra về và đánh trượt nghĩa vụ quân sự. Tuy nhiên, hằng năm thì những công dân này vẫn sẽ còn trong danh sách kêu gọi đi khám sức khoẻ nghĩa vụ quân sự.

- Khám răng: Khám tổng quát răng. Hiện nay, Luật chưa có quy định về việc sẽ bị loại khỏi việc đi nghĩa vụ quân sự nếu như mắc các bệnh liên quan đến răng hàm mặt.

- Khám tai mũi họng: Khám tổng quát xem có mắc các bệnh về viêm xoang hay bệnh mãn tính về tai mũi họng hay không.

- Khám toàn thân: Khi khám toàn thân, công dân sẽ phải cởi bỏ toàn bộ quần áo để bác sĩ tiến hành kiểm tra những vùng nhạy cảm trên cơ thể.

2.2. Khám “vùng kín” để đi nghĩa vụ quân sự có phải cởi quần không?

Khi khám "vùng kín" để đi nghĩa vụ quân sự, công dân bắt buộc phải cởi bỏ toàn bộ trang phục để thuận tiện trong việc bác sĩ thăm khám. Bác sĩ thăm khám có thể là bác sĩ nam hoặc bác sĩ nữ tùy thuộc vào từng phòng thực hiện khám nghĩa vụ quân sự.

Khi khám toàn thân, bác sĩ sẽ tiến hành khám 3 vùng sau:

* Vùng da liễu: Công dân khi khám nghĩa vụ quân sự sẽ phải cởi bỏ toàn bộ trang phục, bao gồm cả quần và đồ lót bên trong. Bác sĩ sẽ tiến hành soi da từ đầu đến chân để xem có các bệnh truyền nhiễm hay da liễu thông thường hay không. Cần kiểm tra hết sức cẩn trọng và kĩ càng trong việc khám da liễu bởi trong môi trường quân ngũ, các chiến sĩ sẽ phải sinh hoạt chung. Nếu không phát hiện được các bệnh da liễu sẽ dễ dàng lây cho các chiến sĩ ở chung khác.

* Vùng hậu môn: Bác sĩ sẽ khám vùng hậu môn để xem có bị các bệnh về trĩ hay các bệnh liên quan hay không. Bác sĩ sẽ quan sát bằng mắt thường hoặc dùng đến các dụng cụ chuyên dụng để đưa ra được một kết luận sau cùng tùy thuộc vào nơi khám.

* Bộ phân sinh dục: 

- Trước khi khám bộ phận sinh dục, bác sĩ sẽ thường hỏi công dân có đang mắc các bệnh hay đặc tính riêng gì liên quan đến bộ phận sinh dục hay không. Nếu công dân trả lời là không thì  bác sĩ sẽ chỉ nhìn sơ qua, ngược lại nếu có thì lúc này bác sĩ cần tiến hành kiểm tra chi tiết hơn.

- Sau đó, bạn sẽ được yêu cầu chạy nâng cao đùi tại chỗ để bác sĩ kiểm tra kỹ hơn về tinh hoàn, tiếp theo là tiến hành dùng tay đã đeo găng tay y tế để kiểm tra vùng kín xem có các dị tật hay bệnh gì ẩn mà chưa phát hiện ra ví dụ như: dị tật tinh hoàn, sùi mào gà, giang mai, lậu,…

- Nếu không có các bệnh gi liên quan đến bộ phận sinh dục, bạn sẽ đến với bước để thử độ nhạy của vùng kín. Bác sĩ sẽ dùng một dụng cụ inox và tác động một lực vừa phải vào vị trí nhạy cảm, nếu dương vật có phản xạ thì bạn được xếp vào loại sức khoẻ bình thường.

- Toàn bộ quá trình khám bộ phận sinh dục sẽ được tiến hành rất kỹ bởi đây cũng được xác định là một trong các điều kiện cần phải có để công dân tham gia nghĩa vụ quân sự. Nếu ở vòng này mà các công dân bị mắc các bệnh chưa được liệt kê trong nhóm các bệnh bị loại thì Hội động sức khoẻ sẽ xem xét mức độ cũng như tình trạng bệnh để đánh giá được khách quan nhất.

3. Một năm khám nghĩa vụ quân sự mấy lần?

Căn cứ quy định tại điều 33 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, sốlần, thời điểm gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân trong năm như sau:

Điều 33. Số lần, thời điểm gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân trong năm

Hằng năm, gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân một lần vào tháng hai hoặc tháng ba; trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh thì được gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân lần thứ hai. Đối với địa phương có thảm họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm thì được điều chỉnh thời gian gọi nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân.

Về chỉ tiêu và thời gian tuyển quân: được quy định tại điều 3Thông tư 148/2018/TT-BQP nhưsau:

– Hằng năm, thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc gọi công dân nhập ngũ.

– Căn cứ quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định giao chỉ tiêu tuyển nhận công dân nhập ngũ đối với các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng ở từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh).

Theo quy định tại Điều 40 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về khám sức khỏe cho công dân gọi nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân như sau: Thời gian khám sức khỏe từ ngày 01 tháng 11 đến hết ngày 31 tháng 12 hằng năm. Thời gian khám sức khỏe gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân lần thứ hai theo quy định tại Điều 33 của Luật Nghĩa vụ quân sự do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Như vậy thông qua quy định này ta biết được hằng năm sẽ có một đợt khám nghĩa vụ tập trung từ ngày 01 tháng 11 đến hết ngày 31 tháng 12 hằng năm. Tuy nhiên nếu trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh thì sẽ có thêm cac đợt gọi khám tuyển nghĩa vụ quân sự thêm nhiều lần nữa.

Mọi thắc mắc quý khách hàng xin vui lòng gửi về số Hotline 1900.868644 hoặc địa chỉ email [email protected] để được giải đáp. Trân trọng.