Kiện đòi di sản thừa kế khi đang bị người khác chiếm hữu, sử dụng?

Đất đai do bố mẹ qua đời để lại, người được giao trông nom tự ý làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất liệu có đòi lại được và việc chia thừa kế sẽ được thực hiện như thế nào khi người để lại di sản không để lại di chúc?

1. Thủ tục khởi kiện đòi di sản thừa kế

Thưa luật sư, sự việc của gia đình tôi như sau:

Bố mẹ tôi là ông N.D.P (mất năm 1946), mẹ tôi là bà P.T.N (mất năm 1965). Khi qua đời không để lại di chúc, di sản thừa kế là mảnh đất được xác lập bằng khoán điền thổ từ tời Pháp thuộc. Chúng tôi gồm 05 người con: N.V.P (qua đời năm 1990); N.D.L(qua đời năm 2010); N.T.G (sinh năm 1937); N.D.B (sinh năm 1942); N.D.T (sinh năm 1944).

Khi bố mẹ tôi qua đời do các anh em đều lập gia đình và đi làm ăn xa. 5 anh em thống nhất tạm giao cho cụ N.T.B (người giúp việc của gia đình) trông coi mảnh đất để hàng năm anh em về hương khói cho các cụ.

Đến năm 1990 không rõ vì nguyên nhân gì cụ N.T.B lại được cấp sổ đỏ trên phần đất là di sản thừa kế của bố mẹ tôi để lại.

Năm 2005 Cụ N.T.B có làm đơn xin trao trả lại đất có cả chữ ký của ba người con nhưng vẫn chưa được UBND giải quyết.

Năm 2014 Cụ N.T.B qua đời.

Năm 2020, con cụ N.T.B là bà P.T.V bất ngời làm thủ tục kê khai di sản thừa kế của cụ N.T.B không chịu trả lại phần di sản của bố mẹ tôi.

Hỏi trường hợp này gia đình chúng tôi có thể làm gì?

Trân trọng cảm ơn./.

>> Luật sư tư vấn pháp luật Dân sự, gọi: 1900.868644

 

Trả lời:

Căn cứ Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thừa kế theo pháp luật như sau:

“Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”

Như vậy, đối với trường hợp người để lại di sản qua đời mà không để lại di chúc thì việc chia thừa kế sẽ được thực hiện theo pháp luật. Cụ thể là chia theo hàng thừa kế theo thứ tự hàng thứ 1, hàng thứ 2, hàng thứ 3. Nếu hàng thứ 1 không còn ai sẽ thực hiện chia đến hàng thứ 2 và nếu hàng thứ 2 không còn ai sẽ thực hiện chia đến hàng thứ 3.

Theo thông tin anh cung cấp 1 phần di sản thừa kế đang nằm ở thừ 193 mang tên cụ N.T.B đã bị cấp sổ sai từ năm 1990 sau đó có làm đơn trả lại đất nhưng chưa thực hiện xong thì cụ N.T.B qua đời. Hiện tại bà P.T.V đang muốn làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế.

Căn cứ Điều 612 Bộ luật dân sự 2015 quy định về Di sản như sau

“Điều 612. Di sản

Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.”

Đồng thời căn cứ Điểm Điểm b mục 2.4 Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP quy định như sau:

“b) Trường hợp người chết để lại di sản cho các thừa kế nhưng các thừa kế không trực tiếp quản lý, sử dụng mà di sản đó đang do người khác chiếm hữu bất hợp pháp hoặc thuê, mượn, quản lý theo Ủy quyền... thì các thừa kế có quyền khởi kiện người khác đó để đòi lại di sản”.

Như vậy, trong trường hợp này nếu di sản để lại đang bị chiếm hữu sử dụng trái phép, hoặc cấp GCNQSDĐ không đúng theo quy định pháp luật thì hàng thừa kế có quyền khởi kiện đòi lại di sản, đồng thời yêu cầu hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp trước đó.

Hiện nay đã có biên bản làm việc ngày 11 tháng 11 năm 2020 của UBND xã Đ. Theo đó các bên không thống nhất được phương án giải quyết do đó hiện nay bên gia đình sẽ phải tiến hành khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp tỉnh giải quyết vì lý do có liên quan đến yêu cầu hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

2. Xử lý vi phạm hành chính xây dựng không giấy phép, sai giấy phép xây dựng

Chào Luật Sư, Tháng 7/2020 tôi có mua 1 căn nhà 3 tầng, diện tích đất trên sổ là 38,2 m2, diện tích xây dựng thực tế là 30m2 và có ngõ đi chung với nhà ông A là 1,5m.

Nhà tôi mua, chủ đầu tư xây dựng từ tầng 2 trở lên có một góc (tam giác) lấn ra đường đi chung khoảng 30cm (do thấy các nhà xung quanh đều xây vươn ra kiểu như vậy nên khi mua tôi không để ý là xây như vậy có sai phạm không). Tại thời điểm tôi mua thì cũng không có bất kỳ tranh chấp nào giữa nhà ông N.V.H và chủ đầu tư. Nhưng đến nay ông N.V.H bảo với tôi là nhà xây lấn ra đường đi chung (giờ mới phát hiện) và yêu cầu tôi phải đập hoạc trả tiền.

Do mức tiền yêu cầu không phù hợp nên tôi đã từ chối, sau đó nhà ông N.V.H đã rào đường đi chung lại không cho nhà tôi đi.

Tôi đã nộp đơn giải quyết tranh chấp lên UBND xã để giải quyết, và nhà ông N.V.H cũng gửi đơn.

Hiện tại tôi đã mua và là người mua kế quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư. Vì vậy tôi muốn hỏi sai phạm liên quan đến xây dựng lấn chiếm đường này thuộc về tôi hay chủ đầu tư?

Bên UBND có trao đổi với tôi là trên sổ đỏ và hợp đồng không ghi rõ nhà có xây vươn ra đường mà trên sổ đỏ chỉ thể hiện diện tích đất và đường đi chung, vì vậy tôi phải chịu trách nhiệm nếu chủ đầu tư không chịu, như vậy có đúng không?

Rất mong nhận được tư vấn sớm từ luật sư

Trả lời:

Căn cứ quy định của: Bộ luật Dân sự 2015; Luật Đất đai 2013; Nghị định 139/2017/NĐ-CP có thể phân tích cụ thể như sau:

Theo các tài liệu mà anh gửi qua cho thấy:

Ngày 13/6/2020: Ký hợp đồng đặt cọc mua bán đất;

Ngày 22/6/2020: A.T ký hợp đồng mua bán đất với ông N.V.H;

Ngày 10/7/2020: Đăng ký biến động sang tên sổ đỏ từ ông N.V.H sang A.T.

Thực trạng: Hiện tại trên tất cả các giấy tờ Hợp đồng mua bán, Giấy CNQSDĐ đều không thể hiện thông tin ngôi nhà lý do ngôi nhà chưa được hoàn công và cập nhập vào GCNQSDĐ, việc không cập nhập ngôi nhà vào GCNQSDĐ có thể là do không có giấy phép xây dựng hoặc xây sai giấy phép xây dựng được cấp dẫn tới không làm được thủ tục hoàn công, điều này được hiểu là về mặt pháp lý anh chỉ mua đất, không mua nhà trên đất.

Trường hợp anh muốn đưa ông N.V.H vào giải quyết trong cùng vụ việc này thì anh có thể trình bày theo hướng trên: tôi chỉ mua đất (Hợp đồng và GCNQSDĐ thể hiện rất rõ) vậy thì nếu có tranh chấp về phần ngôi nhà thì phải mời ông N.V.H ra giải quyết, tôi không có trách nhiệm pháp lý về vấn đề này, lý do trên hợp đồng mua bán tôi chỉ mua đất không mua nhà. Anh nên đưa ông N.V.H vào giải quyết vì trên thực tế khi bán ngôi nhà cho anh vẫn chưa thực hiện hoàn công nhà (không cung cấp GPXD) sau này anh sẽ rất khó để hoàn công ngôi nhà vào GCNQSDĐ hoặc thực hiện các thủ tục thế chấp tại ngân hàng hoặc bán đất cho bên thứ 3 khác, việc đưa ông N.V.H vào giải quyết trong vụ này sẽ tránh được các rắc rối về sau mà anh vẫn phải giải quyết.

Hậu quả pháp lý của việc xây dựng không có giấy phép hoặc xây sai giấy phép xây dựng.

Căn cứ khoản 4, 5, 11 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về trật tự xây dựng như sau:

“Điều 15. Vi phạm quy định về trật tự xây dựng

4. Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp (trừ trường hợp quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 7 Điều này) đối với trường hợp cấp phép xây dựng mới như sau:

a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị;

b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc xây dựng công trình khác không thuộc trường hợp quy định tại điểm a, điểm c khoản này;

c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng hoặc lập dự án đầu tư xây dựng.

5. Phạt tiền đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng như sau:

a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc xây dựng công trình khác không thuộc các trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản này;

b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị;

c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng hoặc lập dự án đầu tư xây dựng.

11. Biện pháp khắc phục hậu quả:

d) Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 2, khoản 4, khoản 5 (mà hành vi vi phạm đã kết thúc), khoản 6 và khoản 7 Điều này.”

Như vậy, việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng thuộc cơ quan hành chính nhà nước. Ông N.V.H không được yêu cầu đòi tiền. Đối với trường hợp này UBND sẽ tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính và xử phạt hành chính nếu có sai phạm, đồng thời yêu cầu tháo dỡ phần công trình vi phạm.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay tới số: 1900.868644 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.