Lãi suất thỏa thuận cho vay theo quy định của pháp luật là bao nhiêu?

Trả lãi tiền vay dựa trên lãi suất ngân hàng có được không ? Lãi suất quá hạn trong giai đoạn thi hành án đối với các Hợp đồng tín dụng ? Tư vấn phương thức trả tiền gốc, lãi khi vay tiền ngân hàng chính sách xã hội ? Tính lãi suất vốn vay của sinh viên ? sẽ được Luật sư tư vấn cụ thể:

1. Quy định về lãi suất thỏa thuận cho vay theo luật?

Thưa Luật sư. Em có vay tiền của một người bạn, số tiền 50.000.000đ. Trong giấy nợ có ghi thời hạn vay là 3 tháng. Đến nay đã quá thời hạn vay là 4 tháng nhưng em chưa trả được, lãi suất cho vay theo thỏa thuận là 3000đ/ngày/triệu. Vậy lãi mỗi tháng là 4.500.000đ. Lãi em đã trả được 4 tháng, còn 3 tháng nay em chưa trả được, giờ chị bạn có uỷ quyền cho người khác lên đòi nợ của em.

Vậy cho em hỏi:

1. Việc uỷ quyền đòi nợ như vậy có đúng không?

2. Việc giải quyết tranh chấp dân sự này có thuộc thẩm quyền của UBND xã nơi em làm việc không?

Em xin cảm ơn!

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng đặt câu hỏi cho chúng tôi, câu hỏi của bạn được chúng tôi trả lời như sau:

- Theo như nội dung thư bạn trình bày, bạn cần đối chiếu giữa mức lãi suất mà hiện nay bạn và bên kia thỏa thuận có vi phạm quy định về lãi suất trong hợp đồng vay hay không theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015:

Điều 468. Lãi suất

1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.

- Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của bạn không thuộc thẩm quyền của UBND mà thuộc thẩm quyền Tòa án theo quy định tại điều 26 Bộ luật tố tung dân sự năm 2015 như sau:

Đ iều 26. Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

1. Tranh chấp về quốc tịch Việt Nam giữa cá nhân với cá nhân.

2. Tranh chấp về quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản.

3. Tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự.

4. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 30 của Bộ luật này.

5. Tranh chấp về thừa kế tài sản.

6. Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

7. Tranh chấp về bồi thường thiệt hại do áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính không đúng theo quy định của pháp luật về cạnh tranh, trừ trường hợp yêu cầu bồi thường thiệt hại được giải quyết trong vụ án hành chính.

8. Tranh chấp về khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nước theo quy định của Luật tài nguyên nước.

9. Tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai; tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng rừng theo quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng.

10. Tranh chấp liên quan đến hoạt động nghiệp vụ báo chí theo quy định của pháp luật về báo chí.

11. Tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu.

12. Tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế để thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.

13. Tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản, thanh toán phí tổn đăng ký mua tài sản bán đấu giá theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.

14. Các tranh chấp khác về dân sự, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

Điều 27. Những yêu cầu về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

1. Yêu cầu tuyên bố hoặc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

2. Yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú và quản lý tài sản của người đó.

3. Yêu cầu tuyên bố hoặc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích.

4. Yêu cầu tuyên bố hoặc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết.

5. Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định về dân sự, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Tòa án nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định về dân sự, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam.

6. Yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu.

7. Yêu cầu công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án.

8. Yêu cầu công nhận tài sản có trên lãnh thổ Việt Nam là vô chủ, công nhận quyền sở hữu của người đang quản lý đối với tài sản vô chủ trên lãnh thổ Việt Nam theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 470 của Bộ luật này.

9. Yêu cầu xác định quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản, phân chia tài sản chung để thi hành án và yêu cầu khác theo quy định của Luật thi hành án dân sự.

10. Các yêu cầu khác về dân sự, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật. Tham khảo bài viết liên quan: Quy định về trình tự thủ tục, hồ sơ và thời hạn khởi kiện chia tài sản chung ?

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.868644 hoặc gửi qua email: [email protected] .Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Hòa Nhựt.

2. Trả lãi tiền vay dựa trên lãi suất ngân hàng có được không?

Thưa Luật sư, tôi có vay tiền của một người với lãi suất 40 nghìn/ triệu/ tháng, số tiền vay là 65 triệu. Đến nay tôi không còn khả năng trả nợ thì người đó bảo tôi ký vào giấy vay nợ 150 triệu.

Xin luật sư cho biết trong trường hợp này tôi có thể kiện ra tòa không và người đó có bị xử phạt hay không? Tôi muốn trả số tiền 65 triệu với lãi suất ngân hàng có được không?

Xin chân thành cảm ơn Luật sư.

>> Tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến qua tổng đài: 1900.868644

Trả lời:

Điều 476 Bộ luật Dân sự 2005 quy định như sau:

"1. Lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng.

2. Trong trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất hoặc có tranh chấp về lãi suất thì áp dụng lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ.

Như vậy, đối với trường hợp các bên thỏa thuận về mức lãi thì lãi suất cho vay không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng. Cho đến năm 2015, Ngân hàng nhà nước vẫn mức lãi suất cơ bản bản đồng Việt Nam là 9%/năm theo Quyết định số 2868/QĐ-NHNN ngày 29/11/2010. Theo quy định này thì có thể xác định được mức lãi suất tối đa mà các bên có thể thỏa thuận khi cho vay tiền là:

+ Mức lãi suất năm: 9 x 150% = 13,5%/năm

+ Tương ứng mức lãi suất tính theo tháng: 13,5 : 12 = 1,125%/tháng.

Người đó cho bạn vay 65 triệu với lãi suất 40 nghìn/triệu/tháng, tức là bạn sẽ phải trả 2.600.000 đồng/tháng, tương đương với lãi suất 4%/ tháng, 48%/năm.

Như vậy, lãi suất cho vay cao hơn lãi suất tối đa mà nhà nước cho phép là 3,55 lần.

Nếu trong hợp đồng vay tài sản, các bên có thỏa thuận về mức lãi suất vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước, khi có tranh chấp xảy ra thì Nhà nước không thừa nhận và bảo vệ quyền lợi cho bên cho vay đối với phần lãi suất vượt quá 150% lãi suất cơ bản. Như vậy, bạn có thể yêu cầu Tòa án tuyên vô hiệu với phần lãi suất vượt quá 150% lãi suất cơ bản của ngân hàng và chỉ thực hiện nghĩa vụ trả lãi ở mức lãi suất tối đa theo quy định pháp luật (150% lãi suất cơ bản của ngân hàng).

Việc người đó ký và bắt bạn trả 150 triệu là vi phạm pháp luật. Bạn chỉ phải trả lãi số tiền 65 triệu đó với mức lãi suất tối đa 13,5%.

3. Lãi suất quá hạn trong giai đoạn thi hành án đối với các Hợp đồng tín dụng?

Hiện nay Ngân hàng Nhà nước đã quy định lãi suất quá hạn (mức trần) để các ngân hàng thương mại áp dụng chưa? THA cho áp dụng mức lãi suất quá hạn trong giai đoạn thi hành án đối với các HĐTD là căn cứ vào mức lãi thỏa thuận trong hợp đồng vay tín dụng x 150% (cụ thể 1,75 x150%) có đúng không?

Trong quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự ngân hàng cho hạn trả là 3 tháng, vậy trong 3 tháng này người phải THA có bị trả lãi nợ quá hạn trên vốn gốc không nếu trong 3 tháng này chưa trả được tiền vay cho ngân hàng?

Gửi bởi: Nguyen Thi Hoai

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: 1900.868644

Trả lời :

1. Việc thi hành án dân sự đối với khoản lãi suất chậm thi hành án trong hoạt động thi hành án dân sự phải thực hiện đúng quy định của pháp luật.

Hiện nay, việc tính lãi suất chậm thi hành án vẫn căn cứ khoản 1 mục III Thông tư liên tịch số 01/TTLT ngày 19/6/1997 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp và Bộ Tài chính, Công văn số 165/KHXX ngày 18/10/2007 của Tòa án nhân dân tối cao). Tuy nhiên, Thông tư liên tịch này có những nội dung không còn phù hợp với văn bản quy phạm pháp luật được ban hành sau đó (như: lãi đối với số tiền chậm trả theo “lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố” quy định tại khoản 2 Điều 305 Bộ luật Dân sự năm 2005 thay cho “lãi suất nợ quá hạn do Ngân hàng Nhà nước quy định” theo quy định tại khoản 2 Điều 313 Bộ luật Dân sự năm 1995). Vì vậy, cách xác định thời điểm và cách tính lãi phát sinh do chậm thi hành án hiện nay căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 305 Bộ luật Dân sự năm 2005, Thông tư liên tịch số 01/TTLT ngày 19/6/1997, Công văn số 165/KHXX ngày 18/10/2007 của Tòa án nhân dân tối cao và Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước công bố mức lãi suất cơ bản cho từng thời điểm.

Lãi suất chậm thi hành án được tính theo từng loại việc như sau: Kể từ ngày bản án, quyết định của Toà án có hiệu lực pháp luật (đối với trường hợp chủ động thi hành) và từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án (trường hợp thi hành theo đơn yêu cầu) cho đến khi thi hành xong tất cả các khoản tiền, hàng tháng bên phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời gian chưa thi hành án. Khi tính lãi chậm thi hành án chỉ tính lãi của số tiền còn phải thi hành án, mà không tính lãi của số tiền chưa trả trong quá trình thi hành án.

Mức lãi suất cơ bản theo Quyết định số 2665/QĐ-NHNN ngày 01/12/2009 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước là 8%/năm.

Như vậy, hiện nay cơ quan thi hành án cho áp dụng mức lãi suất quá hạn trong giai đoạn thi hành án đối với các HĐTD căn cứ vào mức lãi thỏa thuận trong hợp đồng vay tín dụng x 150% (cụ thể 1,75 x150%) là không có cơ sở pháp luật. Nếu bản án, quyết định của Toà án tuyên lãi suất chậm thi hành án theo mức lãi suất nợ quá hạn không đúng pháp luật, thì cơ quan thi hành kiến nghị Toà án xem xét lại bản án, quyết định đó cho đúng quy định của pháp luật.

2. Trường hợp trong quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, ngân hàng cho hạn trả là 3 tháng, thì trong thời hạn 3 tháng này người phải chưa có nghĩa vụ thi hành án trả nợ (trừ trường hợp họ tự nguyện thi hành án), nghĩa vụ thi hành án trả nợ bắt đầu tính từ sau thời hạn 3 tháng theo thoả thuận của các đương sự. Thời hạn thực hiện nghĩa vụ được ấn định trong quyết định của Toà án, nên theo quy định tại Điều 30 Luật Thi hành án dân sự số 26/2008/QH12 thì thời hạn yêu cầu thi hành án là 05 năm được tính từ ngày nghĩa vụ đến hạn (thời điểm sau thời hạn 3 tháng theo thoả thuận của các đương sự). Do vậy, không có cơ sở để buộc người phải thi hành án phải chịu lãi suất chậm thi hành án trong thời gian nghĩa vụ thi hành án chưa đến hạn đó, trừ trường hợp đương sự có thoả thuận và quyết định của Toà án có tuyên rõ về nội dung này.

4. Phương thức trả tiền gốc, lãi khi vay tiền ngân hàng chính sách xã hội?

Thưa luật sư, Xin hỏi: Em vay 29,6 triệu vẫn còn đang học năm cuối NK: 2012-1015. Mỗi tháng ở xã đều lên thu tiền lãi, mỗi tháng gia đình em phải trả 1 triệu nhưng chưa trả được tiền gốc. Cho em xin phép hỏi sao vẫn số tiền gốc đó nhưng tiền lãi mỗi tháng đều khác nhau ạ? Và gia đình em tháng nào cũng trả tiền lãi nhưng tiền gốc vẫn còn lãi cứ tính theo tháng thì biết khi nào gia đình em mới trả hết được cả tiền lãi lẫn tiền gốc. Không biết họ áp dụng cách tính lãi như vậy có đúng không vì gia đình em cũng đang khó khăn ? Em học NK: 2009-2013, hiện tại đã ra trường ?

Em của em Rất mong công ty giải đáp giùm cho em. Em chân thành cảm ơn!

Người gửi: B.T

>> Luật sư tư vấn pháp luật dân sự về lãi suất, gọi ngay: 1900.868644

Trả lời:

Theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTG Về tín dụng đối với học sinh, sinh viên

Chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên được áp dụng để hỗ trợ cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn góp phần trang trải chi phí cho việc học tập, sinh hoạt của học sinh, sinh viên trong thời gian theo học tại trường bao gồm: tiền học phí; chi phí mua sắm sách vở, phương tiện học tập, chi phí ăn, ở, đi lại.

Điều 7. Lãi suất cho vay:

1. Lãi suất cho vay ưu đãi đối với học sinh, sinh viên là 0,5%/tháng.

2. Lãi suất nợ quá hạn được tính bằng 130% lãi suất khi cho vay.

Vậy hàng tháng bạn phải trả số lãi là 148000 đồng

Nếu đã hết hạn trả vốn vay ngân hàng thì bạn phải trả lãi hàng tháng là 192400 đồng. Như vậy, sẽ không có chuyện là thay đổi tiền lãi mỗi tháng đều khác nhau.

5. Tính lãi suất vốn vay của sinh viên?

Thưa luật sư, Hiện em đang là sinh viên năm thứ 4 khoá học (2011 -2016). Em có vay vốn học sinh sinh viên theo chính sách của nhà nước. Theo chính sách nhà nước một năm học có 2 kỳ, mỗi kỳ học em được vay 5.500.000 đồng từ ngân hàng chính sách chuyển về địa phương. Tổng cộng một năm học em được vay 11 triệu đồng với lãi suất 0,65%.

Nhưng mỗi một kỳ học khi được giải ngân thì em chỉ nhận được 4 triệu năm trăm nghìn từ tay người đưa vốn của địa phương, vậy một năm em chỉ nhận được 9 triệu đồng từ ngân hàng chính sách. Khi hỏi người đưa vốn thì họ bảo số tiền 2 triệu/1năm này dùng để trả lãi trước.

Vậy việc làm đó có đúng với quy định của pháp luật không? và cách tính lãi suất cho sinh viên như thế nào?

Xin được giải đáp. Em cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn luật Dân sự gọi: 1900.868644

Trả lời:

1. Về việc cán bộ bắt trả nợ trước cho lần vay tiếp theo

Căn cứ vào Điều 9 Quyết định số 157/2007/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ : Về tín dụng đối với học sinh, sinh viên có quy định như sau:

"Điều 9. Trả nợ gốc và lãi tiền vay:

1. Trong thời hạn phát tiền vay đối tượng được vay vốn chưa phải trả nợ gốc và lãi; lãi tiền vay được tính kể từ ngày đối tượng được vay vốn nhận món vay đầu tiên đến ngày trả hết nợ gốc.

2. Đối tượng được vay vốn phải trả nợ gốc và lãi tiền vay lần đầu tiên ngay sau khi học sinh, sinh viên có việc làm, có thu nhập nhưng không quá 12 tháng kể từ ngày học sinh, sinh viên kết thúc khoá học.

3. Mức trả nợ mỗi lần do Ngân hàng Chính sách xã hội hướng dẫn và được thống nhất trong hợp đồng tín dụng."

Theo quy định như trên thì không yêu cầu bạn phải trả lãi trước cho lần vay tiếp theo. Việc làm của người đưa vốn từ địa phương bạn như vậy là sai quy định. Vì việc nộp lãi tính theo từng chu kì vay nhất định và bạn có nghĩa vụ nộp lãi theo hợp đồng tín dụng đã kí kết, người này không có quyền tự ý trừ phần tiền vay của bạn cho phần lãi sau đó

2. Cách tính lãi suất được xác định như sau:

- Về mức lãi suất cho vay tính như sau:

+ Các khoản giải ngân cho vay từ 1/10/2007 đến 31/7/2011 áp dụng lãi suất cho vay 0,5%/tháng.

+ Riêng các món vay giải ngân được hỗ trợ lãi suất từ ngày 1/5/2009 đến ngày 31/12/2009 trong thời gian 24 tháng kể từ ngày phát tiền vay của số tiền vay đó chỉ phải trả lãi suất 0,17%/ tháng.

+ Các khoản giải ngân cho vay từ 1/8/2011 trở đi sẽ áp dụng mức lãi suất cho vay 0,65%/tháng.

+ Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất khi cho vay.

+ Ưu đãi lãi suất trong trường hợp trả nợ trước hạn: Trường hợp đối tượng vay vốn trả nợ trước hạn đã cam kết trong hợp đồng tín dụng lãi suất phải trả sẽ được giảm lãi vay. Ngân hàng Chính sách xã hội quy định cụ thể mức ưu đãi lãi suất trong trường hợp trả nợ trước hạn.

Mời bạn tham khảo về việc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn trả nợ và chuyển nợ quá hạn như sau:

+ Đến kỳ trả nợ cuối cùng, người vay có khó khăn chưa trả được nợ, phải có văn bản đề nghị gia hạn nợ thì được Ngân hàng Chính sách xã hội xem xét cho gia hạn nợ cho đối tượng vay vốn; thời gian gia hạn nợ tối đa bằng 1/2 thời hạn trả nợ.

+ Trường hợp đối tượng được vay vốn không trả nợ đúng hạn theo kỳ hạn trả nợ cuối cùng và không được phép gia hạn nợ, Ngân hàng Chính sách xã hội chuyển thành nợ quá hạn. Ngân hàng Chính sách xã hội phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị – xã hội có biện pháp thu hồi nợ.

+ Ngân hàng Chính sách xã hội quy định cụ thể việc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn trả nợ và chuyển nợ quá hạn.

Trên đây là ý kiến tư vấn của Công ty chúng tôi, hy vọng chúng tôi đã giải đáp được vấn đề của bạn. Mọi thắc mắc quý khách hàng xin vui lòng gửi về số Hotline 1900.868644 hoặc địa chỉ email [email protected] để được giải đáp. Trân trọng!