1. Công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế là gì?
Khai nhận di sản thừa kế là việc xác lập quyền tài sản đối với di sản thừa kế của người có quyền hưởng di sản thừa kế theo di chúc hoặc người thuộc hàng thừa kế theo quy định của pháp luật tại thời điểm mở thừa kế sau khi người để lại di sản thừa kế chết.
Công chứng văn bản khi nhận di sản thừa kế được hiểu là thủ tục công chứng văn bản xác nhận những người có quyền thừa kế và những di sản mà những người đó được thừa hưởng từ người chết để lại. Những người có tên trong văn bản để lại di sản sẽ được thừa kế số tài sản đó và phải thực hiện các thủ tục công chứng để hợp pháp hoá quyền thừa kế.
2. Quy trình khai nhận di sản thừa kế tại phòng công chứng.
Quy trình khai nhận di sản thừa kế tại phòng công chứng viên/ cám bộ thụ lý hồ sơ.
Nơi tiếp nhận hồ sơ: Phòng công chứng.
Hồ sơ bao gồm: Bản sao có công chứng các giấy tờ
- Sơ yếu lý lịch của người được nhận di sản thừa kế
- Hợp đồng uỷ quyền hoặc giấy uỷ quyền (trong trường hợp xác lập giao dịch thông qua người đại diện)
- Giấy chứng tử của người chết
- Di chúc
- Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản là di sản thừa kế của người chết (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, giấy phép mua bán, hợp thức hoá nhà do Uỷ ban nhân dân quận, huyện cấp, sổ tiết kiệm, cổ phiếu, giấy chứng nhận cổ phần...)
Số lượng hồ sơ: 1 bộ
Tiếp đó, Công chứng viên ra thông báo để niêm yết tại UBND xã, phường, thị trấn nơi người để lại di sản thường trú cuối cùng.
Sau khi nhận lại niêm yết thừa kế có xác nhận của UBND phường, xã mà không có tranh chấp, khiếu kiện, Công chứng viên hẹn ngày lên ký kết văn bản khai nhận/thoả thuận phân chia di sản.
Vào ngày hẹn, người thừa kế mang theo toàn bộ bản chính các giấy tờ đã nộp cho phòng công chứng đến ký kết văn bản khai nhận/thoả thuận phân chia di sản thừa kế.
Đối với những tài sản cần phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì sau khi văn bản thoả thuận phân chia di sản được xác nhận, bạn phải tiến hành đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Mức phí công chứng văn bản nhận di sản thừa kế.
Để hoàn thiện các chi phí làm thủ tục thừa kế chúng ta còn phải nộp phí công chứng khi làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế tại phòng công chứng, mức phí này được quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 25 năm 2016 của Bộ Tài chính như sau:
STT | Giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch | Mức thu (đồng/trường hợp) |
1 | Dưới 50 triệu đồng | 50 nghìn |
2 | Từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng | 100 nghìn |
3 | Từ trên 100 triệu đồng đến 01 tỷ đồng | 0,1% giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch |
4 | Từ trên 01 tỷ đồng đến 03 tỷ đồng | 01 triệu đồng + 0.06% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 01 tỷ đồng |
5 | Từ trên 03 tỷ đồng đến 05 tỷ đồng | 2,2 triệu đồng + 0,05% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 03 tỷ đồng |
6 | Từ trên 05 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng | 3,2 triệu đồng + 0,04% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 05 tỷ đồng |
7 | Từ trên 10 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng | 5,2 triệu đồng + 0,03% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 10 tỷ đồng |
8 | Trên 100 tỷ đồng | 32,2 triệu đồng + 0,02% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 100 tỷ đồng (mức thu tối đa là 70 triệu đồng/ trường hợp) |
4. Trình tự, thủ tục yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế:
Để khai nhận di sản thừa kế, để hợp thức hoá quyền sở hữu di sản mà người chết để lại thì người có quyền thừa kế sẽ thực hiện công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế theo trình tự, thủ tục sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 57 Luật Công chứng năm 2014 thì những người có quyền hưởng di sản thừa kế theo di chúc/ theo hàng thừa kế pháp luật quy định sẽ lập hồ sơ khai nhận di sản thừa kế bao gồm các giấy tờ, tài liệu sau:
- Phiếu yêu cầu công chứng theo mẫu của tổ chức hành nghề công chứng cung cấp;
- Giấy tờ chứng minh người lập di chúc để lại di sản thừa kế đã chết như giấy chứng tử, giấy báo tử, bản án tuyên bố một người đã chết,...;
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đát đối với di sản thừa kế phân chia theo di chúc là bất động sản;
- Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản khác được dùng để phân chia di sản thừa kế;
- Giấy tờ tuỳ thân của người thừa kế theo di chúc như chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu còn hiệu lực...;
- Di chúc có hiệu lực đối với việc phân chia di sản thừa kế theo di chúc;
- Những giấy tờ khác chứng minh quan hệ giữa người để lại di chúc phân chia di sản thừa kế và người hưởng di sản thừa kế như giấy đăng ký kết hôn, giấy khai sinh,...) đối với trường hợp thừa kế theo quy định của pháp luật.
* Nộp hồ sơ khai nhận di sản thừa kế tại tổ chức hành nghề công chứng có thẩm quyền:
Căn cứ theo quy định tại mục 2 Chương V của Luật Công chứng năm 2014 thì viẹc khai nhận di sản thừa kế theo di chúc phải được tiến hành làm thủ tục khai nhận tại tổ chức hành nghề công chứng nơi có bất động sản để lại.
Theo đó khi chuẩn bị hồ sơ yêu cầu khai nhận di sản thừa kế gồm đầy đủ các giấy tờ, tài liệu trên thì người thừa kế theo di chúc sẽ nộp hồ sơ tại văn phòng công chứng nơi có bất động sản được đưa vào phân chia di sản. Công chứng viên tại tổ chức hành nghề công chứng có thẩm quyền có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra tính hợp pháp, đầy đủ của hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa đảm bảo tính hợp pháp thì công chứng viên có trách nhiệm thông báo và hướng dẫn người yêu cầu khai nhận di sản thừa kế theo di chúc sửa đổi và bổ sung đẻ hồ sơ bảo đảm tính hợp lệ. Nếu hồ sơ đã hợp lệ thì công chứng viên tiếp nhận và xử lý hồ sơ theo quy định của pháp luật.
* Người yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế chuẩn bị hồ sơ:
Căn cứ theo quy định tại Điều 57 Luật Công chứng năm 2014 thì những người có quyền hưởng di sản thừa kế theo di chúc/ theo hàng thừa kế pháp luật quy định sẽ lập hồ sơ khai nhận di sản thừa kế bao gồm các giấy tờ, tài liệu sau:
- Phiếu yêu cầu công chứng theo mẫu của tổ chức hành nghề công chứng cung cấp;
- Giấy tờ chứng minh người lập di chúc để lại di sản thừa kế đã chết như giấy chứng tử, giấy báo tử, bản án tuyên bố một người đã chết,...;
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đát đối với di sản thừa kế phân chia theo di chúc là bất động sản;
- Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản khác được dùng để phân chia di sản thừa kế;
- Giấy tờ tuỳ thân của người thừa kế theo di chúc như chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu còn hiệu lực...;
- Di chúc có hiệu lực đối với việc phân chia di sản thừa kế theo di chúc;
- Những giấy tờ khác chứng minh quan hệ giữa người để lại di chúc phân chia di sản thừa kế và người hưởng di sản thừa kế như giấy đăng ký kết hôn, giấy khai sinh,...) đối với trường hợp thừa kế theo quy định của pháp luật.
* Nộp hồ sơ khai nhận di sản thừa kế tại tổ chức hành nghề công chứng có thẩm quyền:
Căn cứ theo quy định tại mục 2 Chương V của Luật Công chứng năm 2014 thì viẹc khai nhận di sản thừa kế theo di chúc phải được tiến hành làm thủ tục khai nhận tại tổ chức hành nghề công chứng nơi có bất động sản để lại.
Theo đó khi chuẩn bị hồ sơ yêu cầu khai nhận di sản thừa kế gồm đầy đủ các giấy tờ, tài liệu trên thì người thừa kế theo di chúc sẽ nộp hồ sơ tại văn phòng công chứng nơi có bất động sản được đưa vào phân chia di sản. Công chứng viên tại tổ chức hành nghề công chứng có thẩm quyền có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra tính hợp pháp, đầy đủ của hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa đảm bảo tính hợp pháp thì công chứng viên có trách nhiệm thông báo và hướng dẫn người yêu cầu khai nhận di sản thừa kế theo di chúc sửa đổi và bổ sung đẻ hồ sơ bảo đảm tính hợp lệ. Nếu hồ sơ đã hợp lệ thì công chứng viên tiếp nhận và xử lý hồ sơ theo quy định của pháp luật.
* Xử lý hồ sơ yêu cầu khai nhận di sản thừa kế:
Việc công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế phải được niêm yết trong thời hạn 15 ngày theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 29/2015/NĐ-CP. Công chứng viên ra thông báo để niêm yết tại Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản thừa kế.
Uỷ ban nhân dân cấp xã/phường/thị trấn có trách nhiệm xác nhận và bảo quản văn bản khai nhận di sản thừa kế được niêm yết trong thời hạn 15 ngày. Nếu sau 15 ngày niêm yết mà không có tranh chấp xảy ra thì tổ chức hành nghề công chứng sẽ thực hiện thủ tục công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế để người được hưởng di sản có thể làm thủ tục chuyển đổi chủ sở hữu sang cho mình.
* Người thừa kế thực hiện thủ tục đăng ký quyền sở hữu đối với di sản thừa kế:
Trong trường hợp di sản thừa kế là quyền sử dụng đất thì người thừa kế phải thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai. Tuy nhiên, trước khi đăng ký biến động đất đai thì người thừa kế phải làm hồ sơ đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất sau khi có Văn bản khai nhận di sản thừa kế có công chứng, chứng thực. Sau đó người thừa kế thực hiện thủ tục đăng ký sang tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại Văn phòng đăng ký biến động đất đai thuộc Phòng Tài nguyên và môi trường của Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi có bất động sản. Sau khi hoàn tất thủ tục thì người thừa kế sẽ nhận được giấy chứng nhận đứng tên mình theo quy định của pháp luật hiện hành.
Trên đây là những tư vấn của Luật Hòa Nhựt về lệ phí công chứng khai nhận di sản thừa kế. Nếu quý bạn đọc còn vướng mắc, xin vui lòng liên hệ đến tổng đài 1900.868644 hoặc địa chỉ email [email protected] để được hỗ trợ nhanh chóng nhất. Trân trọng!