Luật sư soạn đơn kháng cáo trong vụ án Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Biết được nhu cầu của khách hàng nên Luật Hòa Nhựt xin cung cấp Dịch vụ Luật sư soạn đơn kháng cáo trong vụ án Lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản đến với khách hàng:

1. Đơn kháng cáo trong vụ án Lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản

Tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 175 Bộ luật Hình sự năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017), cụ thể như sau:

Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trong trường hợp: (1) vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả; (2) vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản:

+ Chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng/ dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản hoặc tội cướp tài sản (Điều 168), tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác (Điều 169), tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 170), tội cướp giật tài sản (Điều 171), tội công nhiên chiếm đoạt tài sản (Điều 172), tội trộm cắp tài sản (Điều 173), tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174), tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản (Điều 290) chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại hoặc tài sản có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

+ Hành vi phạm tội thuộc một trong các trường hợp: có tổ chức/ có tính chất nghề nghiệp/ chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng/ lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức/ dùng thủ đoạn xảo quyệt/ tái phạm nguy hiểm thì phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

+ Hành vi phạm tội thuộc một trong các trường hợp: chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng/ gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.

+ Hành vi phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ ,cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Sau khi đã tuyên án, vì một số lý do không hợp lý và thỏa đáng thì những người sau đây có quyền kháng cáo: bị cáo, bị hại, người đại diện của họ có quyền kháng cáo bản án hoặc quyết định sơ thẩm/ người bào chữa có quyền kháng cáo để bảo vệ lợi ích của người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần và thể chất mà mình bào chữa/ nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người đại diện của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến việc bồi thường thiệt hại/ người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người đại diện của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự là người dưới 18 tuổi hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ/ người được toà án tuyên không có tội có quyền kháng cáo về các căn cứ mà bản án sơ thẩm đã xác định là họ không có tội.

Nội dung trong đơn kháng cáo bao gồm: (1) Ngày, tháng, năm làm đơn kháng cáo; (2) Họ tên, địa chỉ của người kháng cáo; (3) Lý do và yêu cầu của người kháng cáo; (4) Chữ ký hoặc điểm chỉ cua người kháng cáo.

Khi nộp đơn kháng cáo thì nộp kèm chứng cứ, tài liệu, đồ vật bổ sung (nếu có) để chứng minh những nội dung nêu trong đơn kháng cáo là có căn cứ.

Lưu ý rằng thời hạn kháng cáo đối bản án sơ thẩm là 15 ngày kể từ ngày tuyên án; trường hợp bị cáo, đương sự vắng mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc ngày bản án được niêm yết theo quy định của pháp luật. Còn thời hạn kháng cáo đối với quyết định sơ thẩm là 07 ngày từ ngày người có quyền kháng cáo nhận được quyết định.

Thời hạn kháng cáo được xác định từ: (1) Đơn kháng cáo gửi qua dịch vụ bưu chính thì ngày kháng cáo là ngày theo dấu bưu chính nơi gửi; (2) Trường hợp đơn kháng cáo gửi qua Giám thị trại tạm giam, Trưởng Nhà tạm giữ thì ngày kháng cáo là ngày Giám thị Trại tạm giam, Trưởng nhà tạm giữ nhận được đơn (Giám thị Trại tạm giam, Trưởng Nhà tạm giữ phải ghi rõ ngày nhận đơn và ký xác nhận vào đơn); (3) Trường hợp người kháng cáo nộp đơn kháng cáo tại Tòa án thì ngày kháng cáo là ngày Tòa án nhận đơn và trường hợp người kháng cáo trình bày trực tiếp với Tòa án thì ngày kháng cáo là ngày Tòa án lập biên bản về việc kháng cáo.

2. Lý do cần tìm Luật sự Luật Hòa Nhựt để giải quyết kháng cáo

Đối với tội Lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản, vì nhiều lý do khác nhau mà người bị kết án muốn kháng cáo, như:

Thứ nhất, chứng cứ không đầy đủ. Khi xét thấy chứng cứ không đầy đủ, hợp pháp hay không được phân tích một cách phù hợp. 

Thứ hai, hình phạt quá nặng. Nhiều trường hợp có hình phạt quá nặng so với hành vi phạm tội được thực hiện.

Thứ ba, trình tự, thủ tục tố tụng có sai sót. Người bị kết án có thể yêu cầu kháng cáo nếu nhận thấy có sai sót trong quá trình tiến hành tố tụng.

Thứ tư, có thêm chứng cứ mới. Người bị kết án có thể yêu cầu kháng cáo khi có thêm những chứng cứ mới.

Khi đã kết án nhưng bị cáo thấy phán quyết của Tòa chưa phù hợp thì người có quyền kháng cáo có quyền kháng cáo lên Tòa án cấp cao hơn. Để kháng cáo thì bị cáo cần đưa ra những lý do như: chứng cứ không đầy đủ; hình phạt quá nặng; trình tư thủ tục tố tụng có sai sót; có thêm chứng cứ mới,...

Khách hàng sử dụng dịch vụ Luật sư tư vấn về giai đoạn kháng cáo trong vụ án lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản để được Luật sư hỗ trợ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình và đưa ra các biện pháp để giảm thiểu rủi ro.

3. Dịch vụ soạn đơn kháng cáo trong vụ án Lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản

Thứ nhất, phân tích, đánh giá các chứng cứ đã được xét đến trong phiên tòa nhằm tìm hiểu xem có những sai sót nào chưa xét đến, bị bỏ sót,....

Thứ hai, đưa ra những lý do hợp lý để thực hiện hoạt động kháng cáo lên tòa án cấp trên. Những lý do sẽ được căn cứ vào những sai sót pháp lý trong quá trình tòa án đưa ra phán quyết hoặc các chứng cứ không đủ sức thuyết phục để chứng minh tội danh của bị cáo.

Thứ ba, xem xét thêm về những tình tiết mới. Có những trường hợp, sau khi kết thúc phiên tòa thì lại có thêm tình tiết mới. Luật sư của Luật Hòa Nhựt sẽ xem xét những tình tiết mới này có phù hợp để đưa vào trong đơn kháng cáo hay không.

Thứ tư, Luật sư sẽ thực hiện việc soạn đơn sau khi đã kiểm tra lại quá trình tố tụng, bằng chứng, chứng cứ.

Trên đây là toàn bộ thông tin về Dịch vụ soạn đơn kháng cáo trong vụ án Lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản mà Luật Hòa Nhựt muốn gửi đến Quý khách hàng. Quý khách hàng có bất kỳ vướng mắc nào về dịch vụ hay muốn báo giá chi tiết thì vui lòng liên hệ tới Luật Hòa Nhựt qua số điện thoại 1900.868644 hoặc liên hệ tới địa chỉ email [email protected]. Xin chân thành cảm ơn!