Nguyên đơn hoặc bị đơn rút đơn khởi kiện có đình chỉ giải quyết vụ án dân sự

Nguyên đơn hoặc bị đơn rút đơn khởi kiện có đình chỉ giải quyết vụ án dân sự. Để có thêm thông tin chi tiết hơn về nguyên đơn hoặc bị đơn rút đơn khởi kiện có đình chỉ giải quyết vụ án dân sự thì các bạn có thể theo dõi nội dung bài viết sau đây để có thêm thông tin chi tiết

1. Khi nguyên đơn hoặc bị đơn rút đơn khởi kiện thì có đình chỉ giải quyết vụ án dân sự

Căn cứ dựa theo quy định tại Điều 217 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì có quy định về việc hậu quả đình chỉ. 

Nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện hoặc đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng, không đề nghị xét xử vắng mặt và trong vụ án đó có bị đơn yêu cầu phản tố: Bị đơn rút toàn bộ yêu cầu phản tố. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan rút toàn bộ yêu cầu độc lập. Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án.

Bị đơn không rút hoặc chỉ rút một phần yêu cầu phản tố: Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. Bị đơn trở thành nguyên đơn, và ngược lại (nguyên đơn trở thành bị đơn).

Bị đơn rút toàn bộ yêu cầu phản tố, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan không rút hoặc chỉ rút một phần yêu cầu độc lập: Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn và yêu cầu phản tố của bị đơn. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trở thành nguyên đơn, và người nào bị khởi kiện theo yêu cầu độc lập trở thành bị đơn.

Những quy định này nhằm đảm bảo sự công bằng và hiệu quả trong quá trình giải quyết vụ án dân sự khi có sự thay đổi về đơn đương, đơn đối và các yêu cầu trong quá trình xử lý vụ án.

Như vậy thì việc nguyên đơn rút đơn khởi kiện hoặc bị đơn rút yêu cầu phản tối thì tòa án có thể ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, vị dụ như nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện, bị đơn rút toàn bộ yêu cầu phải tố, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan rút toàn bộ yêu cầu độc lập thì tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án. 

2. Thẩm quyền ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự khi nguyên đơn hoặc bị đơn rút đơn khởi kiện

Về thẩm quyền ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự khi mà nguyên đơn hoặc bị đơn rút đơn khởi kiện thì có thể căn cứ dựa theo quy định tại Điều 219 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015. Theo đó thì thẩm quyền để ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự hay quyết định tiếp tục giải quyết vụ án dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết dân sự như sau:

- Đối với trường hợp ra quyết định trước khi mở phiên tòa, thì thẩm phán mà được phân công giải quyết vụ án dân sự có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ hoặc quyết định tiếp tục giải quyết vụ án dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự. Việc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự phải thuộc vào những trường hợp mà tòa án được ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự theo quy định tại điều 217 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Ví dụ như là trường hợp mà nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền và nghĩa vụ của họ không được thừa kế hoặc nguyên đơn không tiến hành nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản và chi phí tố tụng khác theo yêu cầu hoặc là đương sự có yêu cầu áp dụng thời hiệu trước khi tòa án sơ thẩm ra bản án quyết định giải quyết vụ án và thời hiệu khởi kiện đã hết...

- Đối với trường hợp ra quyết định tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử có thẩm quyền ra quyết đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, quyết định tiếp tục giải quyết vụ án dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự theo quy định. Theo đó thì tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử sẽ có thẩm quyền để ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án theo quy định. 

Như vậy thì đối với mỗi trường hợp thì thẩm quyền ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án là khác nhau, và việc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự phải đúng theo quy định của pháp luật đưa ra.

3. Việc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự có ý nghĩa như thế nào?

Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong các trường hợp đã nêu có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo công bằng và hiệu quả của quá trình tố tụng. Dưới đây là ý nghĩa của việc đình chỉ giải quyết vụ án trong các trường hợp cụ thể:

Bảo vệ quyền lợi của bị đơn: Khi người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu hoặc vắng mặt mà không có lý do chính đáng, quyết định đình chỉ giải quyết giúp bảo vệ quyền lợi của bên bị đơn, tránh tình trạng bất công. Nếu người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu hoặc vắng mặt mà không có lý do chính đáng, việc tiếp tục giải quyết vụ án có thể dẫn đến tình trạng bất công đối với bị đơn. Bảo vệ quyền lợi của bị đơn là một phần quan trọng của quyết định đình chỉ để tránh tình trạng này.  Khi người khởi kiện rút yêu cầu hoặc vắng mặt, các thông tin và yếu tố liên quan đến vụ án có thể trở nên không rõ ràng. Việc tiếp tục giải quyết vụ án trong điều kiện không chắc chắn có thể làm tổn thương quyền lợi của bị đơn. Nguyên tắc cơ bản của hệ thống pháp luật là đảm bảo công bằng và bảo vệ quyền lợi của tất cả các bên liên quan. Quyết định đình chỉ giải quyết trong trường hợp này là một biện pháp nhằm bảo đảm nguyên tắc này. Việc đình chỉ giải quyết giúp tránh mất thời gian và nguồn lực của tòa án cũng như giảm thiểu thất thoát tài chính liên quan đến việc tiếp tục xử lý một vụ án không còn đầy đủ cơ sở hoặc không có sự tham gia chủ động của các bên. Bảo vệ quyền lợi của bị đơn cũng đồng nghĩa với việc giảm áp lực và căng thẳng tinh thần cho bị đơn, đặc biệt là khi người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu hoặc không có sự tham gia tích cực trong quá trình tố tụng.Việc đình chỉ giải quyết cung cấp cho tòa án cơ hội để cân nhắc kỹ lưỡng về tình hình và đảm bảo rằng quyết định cuối cùng sẽ phản ánh đúng nhất tình hình pháp lý và quyền lợi của tất cả các bên liên quan.

Tránh xử lý vụ án trong tình huống không chắc chắn: Khi có sự không chắc chắn về quyền, nghĩa vụ của bên liên quan do các tình huống như cá nhân đã chết mà không có người thừa kế, cơ quan đã giải thể mà không có người kế thừa, quyết định đình chỉ giải quyết giúp tránh việc xử lý một vụ án trong điều kiện không rõ ràng.

Đảm bảo khi doanh nghiệp đã có quyết định phá sản: Trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản, việc đình chỉ giải quyết vụ án liên quan đến nghĩa vụ, tài sản của doanh nghiệp giúp đảm bảo quyết định phá sản được thực hiện hiệu quả.

Bảo bảo các bên đóng đủ các nghĩa vụ về tài chính: Khi nguyên đơn không nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản và chi phí tố tụng khác, quyết định đình chỉ giải quyết là biện pháp để đảm bảo các nghĩa vụ tài chính được thực hiện.

Tránh tình trạng các bên không nắm bắt được thông tin đầy đủ: Trong trường hợp người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu hoặc vắng mặt mà không có lý do, quyết định đình chỉ giải quyết giúp tránh tình trạng thiếu hiểu biết và đảm bảo rằng các bên liên quan có thông tin đầy đủ.

Tránh xử lý trong tình huống hết thời hiệu: Đối với các trường hợp áp dụng thời hiệu trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định đình chỉ giải quyết tránh việc xử lý vụ án khi thời hiệu khởi kiện đã hết.

Khắc phục các vấn đề về tính chất pháp lý: Cho phép tòa án khắc phục các vấn đề pháp lý, như trả lại đơn khởi kiện khi không đáp ứng yêu cầu quy định. Tóm lại, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là một công cụ quan trọng giúp đảm bảo tính công bằng, linh hoạt và hiệu quả trong quá trình tố tụng.

Trên đây là toàn bộ nội dung mà chúng tôi muốn cung cấp cho quý khách hàng có liên quan đến đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, nếu như quý khách còn có những vướng mắc có thể liên hệ qua số điện thoại tổng đài 1900.868644 hoặc [email protected]