Năm 2018 Dì tôi mất nhưng không có chồng, con ruột hay con nuôi. Hiện còn Mẹ và Cậu tôi thì tài sản Ông Bà tôi để lại xin hỏi được phân chia như thế nào ạ? Mẹ tôi có 1 mình tôi, Cậu tôi có 4 người con. Một trong ba bất động sản là ngôi nhà trước đây mẹ con tôi ở với bà ngoại, khi Bà mất mẹ con tôi tha phương nên nhà bỏ hoang đến giờ. Các bất động sản giấy tờ đều do Cậu tôi giữ, thông tin vẫn còn như ngày xưa chưa có sổ sách mới hoàn toàn. Tôi thắc mắc về cách phân chia thừa kế như thế nào, thời hiệu thừa kế ảnh hưởng thế nào đến tình huống này của tôi ạ?
Kính mong Luật sư giúp đỡ. Chân thành cám ơn ạ!!
Luật sư tư vấn:
Qua thông tin Quý khách cung cấp, để giải quyết vướng mắc của Quý khách. Luật Hòa Nhựt sẽ giải đáp thành hai vấn đề chính như sau:
1. Thời hiệu thừa kế tài sản của ông bà ngoại
Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.
Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật dân sự năm 2015.
Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ di sản hoặc nơi có phần lớn di sản.
Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác. Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
2. Thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại
1. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.
3. Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
4. Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.
Điều 623 Bộ luật dân sự 2015 quy định về thời hiệu thừa kế như sau:
“Điều 623. Thời hiệu thừa kế
1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:
a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;
b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.
2. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
3. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 611 Bộ luật dân sự 2015, Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Theo thông tin Qúy khách cung cấp, Ông bà Ngoại Qúy khách có 3 bất động sản. Ông mất năm 1985, Bà mất năm 1997.
Nếu các bất động sản được xác định là tài sản riêng của ông, đến thời điểm hiện tại thời hiệu để yêu cầu chia di sản thừa kế đã kết, vì từ thời điểm mở thừa kế (1985) đến nay đã quá 30 năm.
Đối với phần tài sản riêng của bà, bà mất năm 1997. Vì vậy, phần tài sản này vẫn còn thời hiệu yêu cầu chia di sản.
Nếu không xác định được đâu là phần của bà, đâu là phần của ông thì có thể hiểu: ba bất động sản được xác định là tài sản chung của ông bà. Tài sản chung của ông bà được xác định theo nguyên tắc mỗi người một nửa, vây tài sản của bà là một nửa, Qúy khách có thể yêu cầu chia di phần di sản của bà Qúy khách.
3. Hướng dẫn phân chia di sản thừa kế
Bà của Qúy khách mất đi không để lại di chúc, vì vậy dựa theo điểm a Khoản 1 Điều 650 di sản của bà Qúy khách sẽ được chia theo pháp luật.
Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:
“Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”
Theo quy định này, trong tình huống của Qúy khách, hàng thừa kế thứ nhất gồm: Dì lớn, Mẹ và Cậu út. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
Vì năm 2018 Dì của Qúy khách mất, nên phần của Dì đáng lẽ Dì là người được hưởng sẽ thuộc di sản thừa kế mà Dì để lại.
Nhưng Dì không có chồng, con ruột hay con nuôi, tức là Dì không có những người ở hàng thừa kế thứ nhất, do đó di sản của Dì Qúy khách sẽ được chia đều cho những người ở hàng thừa kế thứ hai gồm: “ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;”
Trong trường hợp này, mẹ và cậu Qúy khách sẽ là người hưởng phần di sản của Dì theo phần bằng nhau.
Ngoài ra, những Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.
2. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.
3. Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản.
Người không được quyền hưởng di sản
1. Những người sau đây không được quyền hưởng di sản:
a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.
2. Những người quy định tại khoản 1 Điều này vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.
Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc
1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.
2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.
Quyền bình đẳng về thừa kế của cá nhân
+ Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.
+ Người quản lý di sản không được bán, trao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp hoặc định đoạt tài sản bằng hình thức khác, nếu không được những người thừa kế đồng ý bằng văn bản;
Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật thừa kế trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay tới số: 1900.868644 để được giải đáp. Trân trọng cảm ơn!