1. Phân chia quyền thừa kế nhà đất theo quy định?
Xin chào Luật Hòa Nhựt, tôi có câu hỏi sau xin được giải đáp: Bố mẹ em mất không để lại di chúc về sở hữu đất đai (chỉ nói bằng miệng là để cho em quyết định tất cả), nhà em có 5 người: 4 chị em gái và em là con trai.
Vậy để hợp thức hóa quyền sử dụng đất sau này để em có thể đứng tên sở hữu đất và có thể bán thì cần phải làm như nào? và cần chứng từ liên quan gì?
Hiện tại trên sổ hộ khẩu chỉ còn tên của bố mẹ và em. Xin cám ơn.
Người gửi: Doãn Đức Trường
Trả lời
1.1 Di chúc là gì ?
Theo quy định tại Điều 624 Bộ luật dân sự năm 2015 Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.
1.2 Hình thức của di chúc
Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.
1.3 Di chúc miệng trường hợp nào mới được coi là hợp pháp ?
Bố mẹ bạn mất không để lại di chúc về sở hữu đất đai nhưng lại nói bằng miệng rằng cho bạn quyết định tất cả. Theo quy định tại khoản 5, Điều 630, Bộ luật dân sự năm 2015 thì: Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.
=> Chiếu theo quy định trên, thì có thể thấy rõ ràng Di chúc miệng trong trường hợp này của bạn là không hợp pháp.
1.4 Thừa kế theo pháp luật:
Bên cạnh đó, tại Điều 650, Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về những trường hợp thừa kế theo pháp luật cụ thể:
Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:Không có di chúc; Di chúc không hợp pháp; Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây: Phần di sản không được định đoạt trong di chúc; Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật; Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
=> Như vậy, đối với trường hợp của bạn là thừa kế theo pháp luật. Do đó, Quyền sử dụng đất mà bố mẹ bạn để lại sẽ do những người thừa kế theo pháp luật của bố mẹ bạn thừa hưởng. Bao gồm: ông, bà của bạn (nếu còn sống), 4 chị em của bạn, và bạn. Vì tại Điều 651 có quy định: Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Tiếp theo, quy định tại khoản 2, Điều 651 cũng đưa ra cách phân chia tài sản thừa kế theo pháp luật như sau: “Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.” Vì vậy, Quyền sử dụng đất sẽ được chia đều cho 5 chị em nhà bạn.
Kết luận: Nếu bạn muốn hợp thức hóa quyền sử dụng đất, một mình đứng tên chủ sở hữu mảnh đất để say này có thể bán thì: Hoặc là 4 chị, em gái của bạn từ chối quyền nhận di sản; hoặc là 4 chị, em gái của bạn đồng ý bằng văn bản để cho bạn hưởng toàn bộ di sản của bố mẹ để lại.
2. Thừa kế theo quy định của pháp luật?
Chào công ty Luật Hòa Nhựt! Tôi có một vấn đề cần hỏi về làm thủ tục chuyển sổ đỏ khi không có di chúc. Gia đình tôi có 5 người: bố tôi, mẹ tôi, ông nội, tôi và chị gái. Năm 2013 bố tôi mất có để lại một mảnh đất (đã có sổ đỏ) nhưng không có di chúc. Năm 2014 ông nội tôi mất (bà nội tôi đã mất từ lâu), ông tôi lại có 5 người con bao gồm bố tôi và 04 chị gái (01 chị gái đã mất trước bố tôi và ông tôi).
Vậy cho hỏi giờ tôi muốn chuyển sổ đổ mảnh đất bố tôi để lại sang tên tôi thì cần phải xin xác nhận từ chối quyền thừa kế của những ai?
Xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Để giải quyết cho vấn đề mà bạn đang vướng mắc, cần phải xem xét hiện nay những ai có quyền hưởng di sản thừa kế của bố bạn để lại theo quy định của pháp luật (do bố bạn không để lại di chúc).
Những người được hưởng thừa kế sẽ xác định theo Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 như sau:
Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Theo như bạn trình bày, gia đình bạn hiện nay còn những người:,bạn, mẹ bạn và chị gái. Vậy nên xác định hàng thừa kế thứ nhất sẽ bao gồm 3 người: bạn, mẹ bạn và chị gái bạn và ông nội bạn(vì ông nội mất sau bố của bạn).. Và bạn cần hiểu rằng những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Vậy xác định để thực hiện sang tên cho bạn toàn bộ phần đất này, bạn cần làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế tại UBND cấp xã, phường. Trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế cần xác nhận của mẹ bạn và chị gái và những người trong hàng thừa kế của ông nội bạn là sẽ từ chối di sản thừa kế và hoàn toàn đồng ý cho bạn đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà bố bạn để lại.
3. Tư vấn thừa kế căn hộ theo pháp luật ?
Kính gửi luật sư, tôi có một vấn đề rất mong nhận được sự tư vấn của luật sư: Bố tôi và mẹ tôi chỉ có 1 người con duy nhất là tôi. Sau khi li dị với mẹ tôi thì bố tôi có được nhà nước phân cho 1 căn hộ tập thể. Sau đó bố tôi có cưới một người vợ hai nhưng không có con. Sau khi bố tôi chết không để lại di chúc thì người vợ hai có thực hiện mua hóa giá căn hộ theo nghị định 61 về bán nhà sở hữu nhà nước cho người đang thuê. Hiện sổ đỏ căn hộ đang đứng tên bố tôi (đã mất) và tên vợ hai (Ví dụ: Nguyễn Văn A (đã mất) và Lê Thị B).
Như vậy tôi có quyền thừa kế căn hộ này không? Tỷ lệ phân chia thừa kế cho tôi và vợ hai của bố tôi sẽ được xác định thế nào?
Xin cảm ơn luật sư!
Người gửi: P.T
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng, thắc mắc của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:
Căn cứ pháp luật: Luật đất đai năm 2013 và khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014:
"Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng".
Với những thông tin bạn cung cấp, thì căn hộ trên là tài sản chung vợ chồng giữa bố bạn và người vợ thứ hai.
Bố bạn mất không để lại di chúc, theo khoản 2, điều 66, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về Giải quyết tài sản của vợ chồng trong trường hợp một bên chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết:
"Khi có yêu cầu về chia di sản thì tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về chế độ tài sản. Phần tài sản của vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế".
Theo nguyên tắc trên, người vợ hai của bố bạn sẽ có 1/2 giá trị căn hộ và 1/2 giá trị căn hộ còn lại là di sản của bố bạn để lại, phần này sẽ được chia thừa kế theo pháp luật. Điều 651, Bộ luật Dân sự 2015 quy định về Người thừa kế theo pháp luật:
Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Vậy theo quy định trêm, phần di sản của bố bạn sẽ chia đôi cho bạn và vợ hai của bố bạn, bạn sẽ có 1/4 giá trị căn hộ và vợ hai của bố bạn có thêm 1/4 giá trị căn hộ ngoài 1/2 giá trị căn hộ vốn dĩ thuộc về bà ấy. Trân Trọng cảm ơn!
4. Tư vấn về luật thừa kế đất nông nghiệp ?
Thưa luật sư, Gia dình tôi có 8 Anh em, cha tôi cho Anh hai tôi trước khi lập gia dình 1,2ha đất trồng lúa. Nhưng chỉ nói miệng chứ không lập Văn bản cho tặng nào cả, ngày 12/12/1993 Anh hai tôi tự ý làm sổ dỏ quyền sử dụng đất bị lố diện tích là 2,4ha , đến nay năm 2013 cha tôi và cả nhà mới biết , Anh hai tôi rất bất hiếu với cha và mẹ tôi. Vậy cha ,mẹ tôi muốn lấy lại toàn Bộ đất dó dược ?
Xin chân thành cảm ơn!
Người gửi: Bong Nguyen
Trả lời:
Chào bạn, hiện nay Bộ luật dân sự có qui định về việc tặng cho bất động sản như sau:
Điều 459. Tặng cho bất động sản
1. Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật.
2. Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản.
Như vậy, việc tặng cho bất động sản bắt buộc phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực. Việc cha bạn cho anh hai bạn mảnh đất trên là không có giá trị pháp lý (hay giao dịch vô hiệu) vì chỉ thực hiện bằng miệng và không có văn bản. Vì vậy dù anh hai bạn có tiến hành đăng ký quyền sử dụng đất thì cha mẹ bạn vẫn có thể khởi kiện lấy lại mảnh đất đó.
Ý kiến trả lời bổ sung:
Cảm ơn chị đã gửi câu hỏi về chuyên mục của chúng tôi. Câu hỏi của chị được chúng tôi trả lời như sau:
Cha, mẹ bạn hoàn toàn có thể lấy lại được toàn bộ đất đó.
Liên quan đến việc tặng cho quyền sử dụng đất, khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai năm 2013 quy định như sau:
Điều 188. Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất
1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
b) Đất không có tranh chấp;
c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
d) Trong thời hạn sử dụng đất.
2. Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật này.
3. Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.
Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 42 Luật Công chứng năm 2014
Điều 42. Phạm vi công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản
Công chứng viên của tổ chức hành, nghề công chứng chỉ được công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở, trừ trường hợp công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản là bất động sản và văn bản ủy quyền liên quan đến việc thực hiện các quyền đối với bất động sản.
Do vậy, các hợp đồng, giao dịch về bất động sản hiện nay đều phải được công chứng, có nghĩa là được công chứng viên tại Phòng công chứng thuộc Sở Tư pháp hoặc tại Văn phòng công chứng chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch đó. Như vậy, việc cha bạn cho anh Hai bạn 1,2ha đất trồng lúa trước khi lập gia đình mà không có bất kì văn bản tặng cho đã được công chứng nào sẽ không được pháp luật công nhận, mảnh đất đó vẫn là của cha bạn./.
5. Tư vấn về vấn đề thừa kế theo pháp luật ?
Xin chào, công ty Luật Hòa Nhựt, tôi có vấn đề mong được các luật sư tư vấn: Hiện gia đình tôi gồm 8 anh chi em sống chung trong gia đình trong đó gồm 6 anh chị em đã có gia đình, cha đã qua đời 14 năm không để lại di chúc cho ai trong gia đình cả, vậy mẹ tôi là người thừa hưởng cùng với các anh em của tôi đúng không thưa luật sư.
Cách đây 4 năm mẹ tôi mang bệnh nặng mà anh chị em trong nhà không ai có tiền để lo cho mẹ thuốc thang và bệnh viện, nên mẹ tôi có thỏa thuận với tất cả anh chị em trong nhà, là sẽ bán lại căn nhà cho tôi để lấy số tiền mà mẹ tôi được thừa hưởng để lo thuốc thang, trong lúc đó mẹ tôi đã đưa sổ hồng cho đứa em thứ 5 đi thế chấp ngân hàng cho đến nay mẹ tôi bệnh nặng qua đời, nhưng sổ hồng vẫn còn trong ngân hàng, trong khi đó tôi đã đưa số tiền cho mẹ tôi lúc còn sống là 165000000tr. Tôi dự định sau khi sang tên xong tôi sẽ chồng đủ số tiền cho tất cả anh em trong gia đình.
Vậy mà hôm nay đứa em thứ 5 dự định sẽ vay ngân hàng thêm tôi không đồng ý, thì liền không đồng ý bán phần di sản lại cho tôi nữa, nói chỉ vì lúc đầu muốn lo bệnh tật cho mẹ nên chỉ cùng mẹ tôi với tất cả anh em chỉ nói bằng miệng. vậy thưa luật sư tôi phải làm thế nào. kính mong luật sư chỉ dẫn dùm tôi ?
Tôi xin cảm ơn!
Người gửi: CXH
Trả lời:
Thứ 1, việc bố bạn đã mất 14 năm và không để lại di chúc, thì thời hạn khởi kiện chia di sản thừa kế là 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế. Tuy nhiên, nếu như di sản là là đất đai, việc phân chia không thỏa thuận được với nhau. Thì có thể khởi kiện về tranh chấp đất đai, đối với việc kiện tranh chấp đất thì sẽ không áp dụng thời hạn. Theo quy định về việc thừa kế theo pháp luật thì mẹ và các anh chị em trong gia đình bạn là những người thuộc hàng thừa kế thứ 1 được thừa kế di sản do bố bạn để lại, Bộ luật dân sự 2015
Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Thứ 2, còn về việc mẹ bạn và các anh chị em trong nhà thỏa thuận về việc bán lại nhà cho bạn thì hoàn toàn thuộc về ý chí của những người thừa kế pháp luật chỉ can thiệp khi việc thỏa thuận đó làm ảnh hưởng đến cuộc sống của những người hưởng di sản. Thêm đó việc thỏa thuận của bạn lại không có giấy tờ chứng thực và sổ hồng lại vẫn đang là tài sản thế chấp nằm trong ngân hàng nên sẽ gây khó khăn cho bạn cho việc đòi thực hiện thỏa thuận kia.
Trường hợp của bạn không cung cấp rõ là sổ hồng đưa đi thế chấp được bao nhiêu tiền? số tiền được nhận khi thế chấp số hồng ai đang cầm? đã chi tiêu chưa? số tiền 165000000tr bạn đưa cho mẹ là tiền thế chấp sổ hồng có được hay là tiền riêng của bạn?
* Trong trường hợp, đây là số tiền riêng của bạn thì bạn có quyền yêu cầu chia đều số tiền này cho anh chị em trong gia đình cùng đóng góp vì đây được coi là khoản tiền dùng để chăm sóc mẹ bạn khi ốm đau, bệnh tật. Pháp luật có quy định như sau:
Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về quyền, nghĩa vụ của con đối với bố mẹ như sau:
"- Con có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình (theo Điều 70 Luật hôn nhân và gia đình).
- Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ (theo Điều 71 Luật hôn nhân và gia đình)."
Như vậy, việc chăm sóc, nuôi dưỡng bố mẹ vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của các con. Vậy việc bạn yêu cầu mọi người cùng chia sẻ nghĩa vụ này là hợp lý.
* Trường hợp, đây là số tiền do thế chấp sổ hồng mang lại và thuộc trong phần di sản mà mẹ bạn được hưởng thì việc bạn đưa số tiền này mẹ bạn là đúng với pháp luật.
Thứ 3, đối với việc thực hiện thỏa thuận thì lời khuyên chúng tôi đưa ra cho bạn đó là anh chị trong gia đình nên tổ chức cuộc họp gia đình, thỏa thuận lại với nhau về việc thực hiện phân chia di sản và thực hiện thỏa thuận trước đây. Vì việc phân chia di sản phải phụ thuộc vào ý chí của tất cả những người được hưởng di sản, bạn có thể thuyết phục lại mọi người, lấy trách nhiệm của người còn trưởng có nghĩa vụ thờ cúng cho bố mẹ và đảm bảo việc bạn sẽ trả đủ tiền cho các chị em bằng giá trị số di sản mà họ được nhận. Các thỏa thuận phải được lập thành văn bản.
Điều 681. Bộ luật dân sự quy định như sau về Họp mặt những người thừa kế
"1. Sau khi có thông báo về việc mở thừa kế hoặc di chúc được công bố, những người thừa kế có thể họp mặt để thoả thuận những việc sau đây:
a) Cử người quản lý di sản, người phân chia di sản, xác định quyền, nghĩa vụ của những người này, nếu người để lại di sản không chỉ định trong di chúc;
b) Cách thức phân chia di sản.
2. Mọi thoả thuận của những người thừa kế phải được lập thành văn bản."
Mọi thắc mắc quý khách hàng xin vui lòng gửi về số Hotline 1900.868644 hoặc địa chỉ email [email protected] để được giải đáp. Trân trọng!