Quy định về đại diện người sở hữu trái phiếu

Bài viết dưới đây trình bày về các vấn đề pháp lý có liên quan đến Quy định về đại diện người sở hữu trái phiếu theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay, cụ thể:

1. Hiểu như thế nào về đại diện người sở hữu trái phiếu?

Theo quy định tại khoản 6 Điều 3 Nghị định 155/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 Nghị định Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật chứng khoán, trái phiếu là loại chứng khoán có kỳ hạn từ 01 năm trở lên do doanh nghiệp phát hành, xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của tổ chức phát hành. Theo quy định hiện nay, các loại trái phiếu có thể kể đến là trái phiếu chuyển đổi; trái phiếu có bảo đảm; trái phiếu kèm chứng quyền.

Đại diện người sở hữu trái phiếu, theo quy định tại khoản 13 Điều 3 Nghị định 155/2020/NĐ-CP có định nghĩa đại diện người sở hữu trái phiếu là thành viên lưu ký của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán được chỉ định hoặc lựa chọn đại diện cho quyền lợi của người sở hữu trái phiếu. Như vậy, theo quy định của pháp luật, đại diện người sở hữu trái phiếu được hiểu là thành viên lưu ký của Tổng công ty lưu ký và theo quy định của pháp luật bù trừ chứng khoán Việt Nam, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán được chỉ định hoặc lựa chọn đại diện cho quyền lợi của người sở hữu trái phiếu.

Và theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị định 155/2020/NĐ-CP có quy định trước khi trái phiếu được phát hành, Đại diện người sở hữu trái phiếu do tổ chức phát hành chỉ định. Như vậy, theo quy định của pháp luật, trước khi phát hành trái phiếu, tổ chức phát hành trái phiếu tiến hành chỉ định đại diện người sở hữu trái phiếu theo quy định của pháp luật.

2. Quy định của pháp luật về đại diện người sở hữu trái phiếu

- Hiện nay, theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định 155/2020/NĐ-CP đại diện người sở hữu trái phiếu không phải tổ chức bảo lãnh thanh toán của tổ chức phát hành, bên sở hữu tài sản bảo đảm của trái phiếu hoặc cổ đông lớn hoặc người có liên quan của tổ chức phát hành. Theo quy định hiện nay, đại diện người sở hữu trái phiếu không được phép là tổ chức bảo lãnh thanh toán của tổ chức, không phải là bên sở hữu tài sản bảo đảm trái phiếu hoặc cổ đông lớn hoạt người có liên quan của tổ chức phát hành.

- Về trách nhiệm của đại diện người sở hữu trái phiếu. Theo quy định tại khoản 3 Điều 24 Nghị định 155/2020/NĐ-CP có quy định đại diện người sở hữu trái phiếu có tối thiểu trách nhiệm sau:

+ Tại khoản điểm a khoản 1 Điều 24 Nghị định 155/2020/NĐ-CP có quy định đại diện người sở hữu trái phiếu có trách nhiệm giám sát việc tuân thủ các cam kết của tổ chức phát hành trong hồ sơ đăng ký chào bán trái phiếu;

+ Đại diện người sở hữu trái phiếu có trách nhiệm trung gian liên lạc giữa người sở hữu trái phiếu, tổ chức phát hành và các tổ chức có liên quan khác theo quy định của pháp luật;

+ Pháp luật quy định, đại diện người sở hữu trái phiếu có trách nhiệm yêu cầu bên bảo lãnh thanh toán thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi tổ chức phát hành không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thanh toán gốc, lãi trái phiếu; 

+ Nếu trái phiếu được bảo đảm thanh toán bằng phương thức bảo đảm bằng tài sản, Đại diện người sở hữu trái phiếu là tổ chức nhận và quản lý tài sản bảo đảm, thay mặt người sở hữu trái phiếu thực hiện các biện pháp xử lý tài sản bảo đảm theo đúng điều khoản hợp đồng đã ký kết và theo quy định pháp luật về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự trừ các đối tượng quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 24 Nghị định 155/2020/NĐ-CP, như vậy, nếu trái phiếu bảo đảm thanh toán bằng phương thức bảo đảm bằng tài sản, đại diện người sở hữu trái phiếu theo quy định của pháp luật là tổ chức nhận và quản lý tài sản bảo đảm, đại diện người sở hữu trái phiếu có trách nhiệm thay mặt người sở hữu trái phiếu thực hiện các biện pháp xử lý tài sản bảo đảm theo đúng điều khoản hợp đồng đã ký kết và theo quy định của pháp luật về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, trừ một số đối tượng theo quy định của pháp luật;

- Đối với Đại diện người sở hữu trái phiếu không được nhận tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật chuyên ngành, pháp luật có quy định Đại diện người sở hữu trái phiếu phải chỉ định bên thứ ba nhận tài sản bảo đảm. Tổ chức nhận tài sản bảo đảm có trách nhiệm phối hợp với Đại diện người sở hữu trái phiếu để quản lý và thực hiện các biện pháp xử lý tài sản bảo đảm theo điều khoản hợp đồng đã ký kết và theo quy định pháp luật về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự; 

- Tại điểm e khoản 3 Điều 24 Nghị định 155/2020/NĐ-CP có quy định đại diện người sở hữu trái phiếu có trách nhiệm báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong trường hợp phát hiện tổ chức phát hành có hành vi vi phạm ảnh hưởng đến quyền lợi của người sở hữu trái phiếu.

Như vậy, pháp luật có quy định một số trách nhiệm nhất định đối với đại diện người sở hữu trái phiếu. Theo đó, đại diện sở hữu trái phiếu có trách nhiệm giám sát việc tuân thủ cam kết của tổ chức phát hành trong hồ sơ đăng ký chào bán trái phiếu; có trách nhiệm làm trung gian liên lạc giữa người sở hữu trái phiếu, tổ chức phát hành trái phiếu và các tổ chức khác có liên quan; yêu cầu thanh toán thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh; nhận và quản lý tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật trong một số tình huống cụ thể; thực hiện báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong trường hợp phát hiện tổ chức phát hành có hành vi vi phạm ảnh hưởng đến quyền lợi của người sở hữu trái phiếu,.....

- Theo quy định tại khoản 4 Điều 24 Nghị định 155/2020/NĐ-CP đại diện người sở hữu trái phiếu được thay đổi khi được số người sở hữu trái phiếu đại diện từ 65% tổng số trái phiếu cùng loại đang lưu hành trở lên chấp thuận. Và theo quy định của pháp luật khi thực hiện thay đổi các điều khoản khác tại Hợp đồng đại diện người sở hữu trái phiếu, việc thay đổi phải đồng thời được cấp có thẩm quyền của tổ chức phát hành thông qua.

3. Vai trò của Đại diện người sở hữu trái phiếu trong cháo bán trái phiếu có đảm bảo ra công chúng

Hiện nay, theo quy định tại Điều 23 Nghị định 155/2020/NĐ-CP điều kiện chào bán trái phiếu có bảo đảm ra công chúng bao gồm:

- Đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 19 Nghị định 155/2020/NĐ-CP

- Được bảo đảm thanh toán một phần hoặc toàn bộ gốc và lãi trái phiếu bằng một hoặc một số phương thức sau:

+ Bảo lãnh thanh toán của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

+ Bảo đảm bằng tài sản của tổ chức phát hành, tài sản của bên thứ ba. Tài sản bảo đảm phải được định giá bởi tổ chức có chức năng thẩm định giá và được đăng ký, xử lý theo quy định của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm.

- Có Đại diện người sở hữu trái phiếu theo quy định tại Điều 24 Nghị định 155/2020/NĐ-CP.

Từ đây, có thể thấy, để được phép thực hiện việc chào bán trái phiếu có bảo đảm ra công chúng, một trong các điều kiện cần phải đáp ứng đó là phải có Đại diện người sở hữu trái phiếu theo quy định tại Điều 24 Nghị định 155/2020/NĐ-CP. Hay có thể hiểu một cách đơn giản, theo quy định của pháp luật hiện nay, nếu không đáp ứng  điều kiện về Đại diện người sở hữu trái phiếu thì sẽ không đáp ứng được một số điều kiện có thể chào bán trái phiếu có bảo đảm ra công chúng.

Trên đây là một số vấn đề pháp lý có liên quan đến quy định về Đại diện người sở hữu trái phiếu theo quy định của pháp luật hiện nay. Để có thể hiểu rõ hơn về các vấn đề pháp lý có liên quan đến quy định của pháp luật về Đại diện người sở hữu trái phiếu

Mọi thắc mắc về các nội dung pháp lý có liên quan đến vấn đề về Đại diện người sở hữu trái phiếu, liên hệ đầu số tổng đài 1900.868644 hoặc địa chỉ email [email protected] để được giải đáp chi tiết. Trân trọng!