Quyền hưởng di sản thừa kế của các thành viên trong gia đình?

Chết đột ngột, di sản thừa kế ai được hưởng ? Giải đáp thắc mắc về tranh chấp di sản thừa kế ? Điều kiện hưởng di sản thừa kế ?... Công ty Luật Hòa Nhựt giới thiệu các quy định của pháp luật liên quan đến quyền được hưởng di sản thừa kế của các thành viên trong gia đình.

1. Quyền được hưởng di sản thừa kế trong gia đình?

Thưa luật sư, xin hỏi: Trong một gia đình thì phân chia tài sản thừa kế như thế nào? Cảm ơn!

Trả lời:

1.1 Người được hưởng di sản gọi là gì?

Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015, nếu như người chết để lại di chúc sẽ chia thừa kế theo di chúc, nếu như không có di chúc sẽ chia thừa kế theo pháp luật.

Người được hưởng di sản thừa kế được quy định trong luật dân sự và gọi là hàng thừa kế.

Ví dụ: Khi bố mất thì hàng thừa kế thứ nhất của Bố sẽ là: Ông bà nội, vợ và các con.

1.2 Luật thừa kế tài sản trong gia đình quy định thế nào?

Theo quy địn tại điều 651 Bộ luật dân sự 2015 quy định những người được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật

Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Thứ hai: Nếu như di sản thừa kế chưa chia, những thành viên trong gia đình chỉ được quyền bán hoặc tặng cho hoặc cầm cố di sản thừa kế khi được những người thừa kế còn lại đồng ý bằng băn bản hoặc ký xác nhận là đồng ý.

Thưa luật sư, xin cho hỏi: Trong nghị định này, có nêu việc nhận thưa kế, hay được cho tặng lần thứ 2 như sau: 10. Nhà, đất nhận thừa kế hoặc là quà tặng giữa: vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau nay được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu. Như vậy, em ruột tôi di chúc cho tôi 02 căn nhà, căn thứ 1 thì tôi không phải đóng thuế TNCN và trước bạ, theo Nghị định này, thì căn thứ hai tôi phải đóng lệ phí trước bạ 0.5% phải không ạ?

=> Theo quy định tại khoản 10 điều 9 của Nghị định 140/2016/NĐ-CP như sau:

Điều 9. Miễn lệ phí trước bạ

...10. Nhà, đất nhận thừa kế hoặc là quà tặng giữa: Vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau nay được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.....

Như vậy, trong trường hợp này, luật không có quy định nhận di sản thừa kế lần 1 hay lần 2, chỉ có quy định nếu như anh, chị em ruột với nhau, để lại di sản thừa kế hoặc tặng cho tài sản là quyền sử dụng đất cho nhau sẽ được miễn lệ phí trước bạ.

2. Một số vấn đề liên quan đến di sản thừa kế?

Chào Luật sư! Ba mẹ tôi có mảnh đất và nhà đang ở đứng tên của ba mẹ, gia đình tôi sống chung với ba mẹ. Tuy nhiên năm 2017 ba tôi mất đột ngột và không để lại di chúc gì. Bây giờ mẹ tôi cũng đã già nên muốn sang tên toàn bộ đất và nhà cho tôi, vì 3 chị gái và anh trai đều đã có đất và nhà đầy đủ rồi.

Vậy mẹ tôi có được sang tên cho tôi không ạ?

Cảm ơn!

Trả lời:

Về thời hiệu thừa kế:

Thời hiệu thừa kế được quy định tại Điều 623 Bộ luật dân sự năm 2015:

"Điều 623. Thời hiệu thừa kế

Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:

a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;

b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.

2. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế..."

Theo đó, di sản thừa kế của cha bạn vẫn còn thời hiệu thừa kế, tuy nhiên ba bạn không để lại di chúc gì nên phần di sản đó sẽ được chia theo pháp luật.

Thứ hai, về vấn đề tài sản:

Ở đây do bạn không nói rõ nên chúng tôi sẽ chia làm hai trường hợp:

Trường hợp thứ nhất: Đó là tài sản riêng của cha bạn (Tức tài sản có trước thời kỳ hôn nhân hoặc tài sản có trong thời kỳ hôn nhân nhưng thỏa thuận là tài sản riêng)

Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật có quy định:

"1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; ...

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản."

Trong trường hợp này, tài sản đó là tài sản riêng của cha bạn nên mẹ bạn chỉ có quyền đối với một phần di sản đó. Cụ thể, về hàng thừa kế thứ nhất đối với di sản của ba bạn gồm có mẹ bạn và 5 anh em bạn, mà theo quy định trên mỗi người sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau, tức là mẹ bạn chỉ có quyền đối với 1/6 phần di sản đó.

Trường hợp thứ hai: Đó là tài sản chung của cha mẹ bạn (Tài sản có trong thời kỳ hôn nhân hoặc thỏa thuận là tài sản chung).

Trong trường hợp này, vì là tài sản chung vợ chồng nên phần nhà và đất đó cha và mẹ bạn mỗi người có một nửa quyền sở hữu. Như vậy di sản thừa kế của cha bạn để lại là 1/2 giá trị của mảnh đất và nhà. Như vậy, cũng tương tự trường hợp trên, di sản thừa kế của cha bạn sẽ được chia làm 06 phần bằng nhau cho 06 người, trong đó mẹ bạn có một phần.

Trong cả hai trường hợp trên, nếu mẹ bạn muốn sang tên, chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đó thì căn cứ vào Khoản 2 Điều 167 Luật đất đai năm 2013, mẹ bạn phải có sự đồng ý của tất cả những người được hưởng di sản thừa kế. Sự đồng ý này phải được thể hiện bằng văn bản ủy quyền cho người đại diện để thực hiện quyền và nghĩa vụ của nhóm người sử dụng đất, tức những người còn lại sẽ lập một văn bản ủy quyền cho mẹ bạn được toàn quyền sang tên nhà và đất này cho bạn. Văn bản ủy quyền này phải được công chứng hoặc chứng thực theo quy định tại Khoản 3 Điều 167:

"a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;

c) Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự;

d) Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã."

Theo đó, văn bản ủy quyền có thể công chứng tại các văn phòng công chứng nơi có bất động sản hoặc chứng thực tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

3. Điều kiện hưởng di sản thừa kế theo luật?

Công ty Luật Hòa Nhựt giới thiệu những quy định của pháp luật liên quan đến điều kiện hưởng di sản thừa kế.

Trả lời:

Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015, nếu như người chết để lại di chúc sẽ chia thừa kế theo di chúc, nếu như không có di chúc sẽ chia thừa kế theo pháp luật.

Theo quy địn tại điều 651 Bộ luật dân sự 2015 quy định những người được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật

Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Thứ hai: Nếu như di sản thừa kế chưa chia, những thành viên trong gia đình chỉ được quyền bán hoặc tặng cho hoặc cầm cố di sản thừa kế khi được những người thừa kế còn lại đồng ý bằng văn bản hoặc ký xác nhận là đồng ý.

Thứ ba: Thủ tục khai nhận di sản thừa kế,

Bước 1: Bạn phải làm thủ tục khai nhận di sản tại phòng công chứng:

Quy trình khai nhận di sản tại phòng công chứng:

Người yêu cầu công chứng nộp các giấy tờ sau cho công chứng viên/ cán bộ thụ lý hồ sơ

Nơi tiếp nhận hồ sơ: Phòng công chứng

Hồ sơ thủ tục bao gồm: Bản sao có công chứng các giấy tờ sau:

- Sơ yếu lý lịch của người được nhận di sản thừa kế

- CMND/ hộ chiếu, hộ khẩu của những người sau: cha, mẹ bạn và của bạn

- Hợp đồng ủy quyền hoặc giấy ủy quyền (trong trường hợp xác lập giao dịch thông qua người đại diện)

- Giấy chứng tử của cha, mẹ bạn

- Di chúc

- Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản là di sản thừa kế của cha mẹ bạn ( giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, giấy phép mua bán, hợp thức hóa nhà do Ủy ban nhân dân quận, huyện cấp , sổ tiết kiệm, cổ phiếu, giấy chứng nhận cổ phần…).

Số lượng hồ sơ: 1 bộ.

Tiếp đó, Công chứng viên ra thông báo để niêm yết tại UBND xã, phường, thị trấn nơi người để lại di sản thường trú cuối cùng.

Sau khi nhận lại bản niêm yết thừa kế có xác nhận của UBND phường, xã mà không có tranh chấp, khiếu kiện, Công chứng viên hẹn ngày lên ký kết văn bản khai nhận/ thỏa thuận phân chia di sản

Vào ngày hẹn, người thừa kế mang theo toàn bộ bản chính các giấy tờ đã nộp cho phòng công chứng đến ký kết văn bản khai nhận/thỏa thuận phân chia di sản thừa kế.

Bước 2: Sau khi văn bản thỏa thuận phân chia di sản được xác nhận, bạn tiến hành đăng ký quyền sử dụng đất tại văn phòng đăng ký đất đai thuộc phòng tài nguyên môi trường của UBND cấp quận huyện nơi có đất.

- Bước 1: Bên thừa kế nộp hồ sơ tại cơ quan quản lý nhà ở cấp huyện (nếu là cá nhân), cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh (nếu là tổ chức). Nếu bên thừa kế không có di chúc hoặc bản án thì phải đến công chứng làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế hoặc chứng nhận văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế. Trường hợp có tranh chấp thì phải giải quyết xong tranh chấp.

- Bước 2: Căn cứ vào hồ sơ, cơ quan quản lý nhà ở sẽ kiểm tra, xác định vị trí thửa đất và gửi cho cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính (nếu có);

- Bước 3: Sau khi có thông báo của cơ quan thuế, cơ quan quản lý nhà ở sẽ gửi thông báo nộp thuế để chủ nhà đi nộp nghĩa vụ tài chính tại cơ quan thuế (nếu chủ nhà không thuộc diện phải nộp hoặc được miễn nộp nghĩa vụ tài chính thì không có bước này).

- Bước 4: Sau khi đã nộp thuế, chủ nhà nộp biên lai thu thuế, lệ phí trước bạn cho cơ quan quản lý nhà ở để nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở. Thời gian làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở cho người mua tối đa là 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Thời gian này không tính vào thời gian chủ nhà đi nộp các nghĩa vụ tài chính cho Nhà nước.

Hồ sơ đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở gồm:

- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở

- Các giấy tờ về thừa kế như: Di chúc, Văn bản khai nhận di sản thừa kế (có công chứng nhà nước);

- Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà của người để lại di sản;

- Bản sao Giấy khai sinh của người thừa kế của người chết làm cơ sở miễn nộp nghĩa vụ tài chính (thuế thu nhập cá nhân).

- Giấy chứng tử;

- Tờ khai nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất và Tờ khai nộp lệ phí trước bạ nhà đất.

4. Giải đáp thắc mắc về tranh chấp di sản thừa kế?

Xin chào luật sư! E có chút thắc mắc về vấn đề đất đai bìa đỏ và quyền thừa kế ạ.. em sơ qua về gia đình em 1 chút.. Bố em lấy 2 vợ nhưng đều đã ly hôn .có 3 đứa con 1 đứa em trai e ở với mẹ còn đứa e gái ở với mẹ hai. Em là con gái cả ở với bố ..sổ hộ khẩu chỉ có 2 bố con.. Bố e mất được 3 năm rồi tất cả bìa đỏ và giấy tờ sau khi bố e mất thì gia đình họp lại và bảo giao cho bác trai cả cầm vì khi đó em chưa đủ 18 tuổi. Bố em mất đc 1 năm sau thì bà nội e cũng mất nhưng bà ở với bác.

Bây giờ e muốn làm bìa đỏ sang tên thì bác em nói bà nội vẫn được chia vì bà mất sau bố em. Em thắc mẵc là nếu như vậy thì bà e,có được chia ko? bây giờ e mà muốn làm lại bìa thì e có thể đứng ra làm được không. Em 19 tuổi rồi. Còn 2 em của e thì còn rất nhỏ.

Cảm ơn!

Trả lời:

Theo thông tin bạn cung cấp thì bố bạn mất và không để lại di chúc. Do đó, phần di sản của bố bạn để lại sẽ được chia theo quy định của pháp luật. Theo quy định tại Điều 651 Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; Theo đó, tại thời điểm bố bạn chết, bà nội bạn vẫn còn sống cho nên bà bạn vẫn được hưởng một phần di sản do bố bạn để lại. Mảnh đất này là di sản thừa kế mà bố bạn để lại cho nên phải được chia đều cho các anh em và bà nội bạn. Sau khi chia thì nếu đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận theo quy định thì bạn mới có thể tự đứng ra làm bìa đỏ cho mảnh đất này.

5. Chết đột ngột, di sản thừa kế ai được hưởng?

Thưa luật sư! Tôi xin hỏi trường hợp sau: Người gửi tiết kiệm bị chết đột ngột không có để lại di chúc. Bà ta có 2 đời chồng, đời chồng thứ 1 đã có con chung sau đó ly hôn thì con sống với cha, đời chồng thứ 2 không có con. Như vậy, số tiền gửi tiết kiệm hiện tại thì người nào sẽ được quyền thừa kế ạ?

Xin cám ơn!

Trả lời:

Theo dữ liệu bạn đưa ra thì bà này chết đột ngột và không để lại di chúc do đó di sản của bà này để lại sẽ được chia thừa kế theo pháp luật, Điểm a Khoản 1 Điều 650 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:

Điều 650. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật

1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:

a) Không có di chúc;...

Trong trường hợp này phải xác định được đời chồng thứ hai bà này có đăng ký hết hôn hay không. Nếu như có đăng ký kết hôn thì người chồng thứ hai này sẽ được hưởng di sản thừa kế của bà này cùng với người con đẻ của bà này với người chồng thứ nhất và bố mẹ đẻ của bà này nếu như bố mẹ đẻ bà này còn sống.

Còn về người chồng thứ nhất sẽ không được hưởng vì đã ly hôn nên theo quy định của pháp luật sẽ không được xem là vợ chồng nữa.

Cụ thể Điểm a Khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:

Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;....

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật thừa kế trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.868644 hoặc gửi qua email: [email protected] để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Hòa Nhựt. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.