1. Đặc điểm pháp lý của việc giải thể doanh nghiệp
- Nguyên nhân dẫn đến giải thể doanh nghiệp rất đa dạng, song về cơ bản xuất phát từ việc lợi nhuận không cao, công ty kinh doanh lỗ, mâu thuẫn nội bộ doanh nghiệp dẫn đến các chủ doanh nghiệp tự quyết định giải thể doanh nghiệp.
- Một doanh nghiệp chỉ được phép giải thể khi doanh nghiệp đó bảo đảm và thực sự thanh toán hết các khoản nợ và thanh lý hết mọi hợp đồng đã ký kết. Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp giải thể trước khi tiến hành chấm dứt sự tồn tại của mình trên thị trường phải hoàn thành mọi nghĩa vụ tài chính, các khoản nợ phát sinh đối với người lao động, thuế, bảo hiểm xã hội và các khoản nợ phát sinh khác từ giao dịch với bên thứ ba.
Sau khi giải quyết mọi khoản nợ và nghĩa vụ khác của doanh nghiệp, mọi tài sản còn lại của doanh nghiệp được phân chia cho các thành viên hoặc chủ sở hữu doanh nghiệp. Đây là một điều kiện tiên quyết để cơ quan có thẩm quyền chấp nhận việc giải thể của doanh nghiệp. Nếu không, để chấm dứt sự tồn tại, doanh nghiệp chỉ có thể đăng ký phá sản.
Việc xác định các hình thức giải thể doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng, đó là cơ sở pháp lý đầu tiên để từ đó áp dụng pháp luật về giải thể.
- Giải thể doanh nghiệp sẽ dẫn tới việc loại trừ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, chấm dứt tư cách pháp lý của doanh nghiệp.
- Giải thể doanh nghiệp là một thủ tục mang tính chất hành chính do cơ quan hành chính chấp thuận trong quá trình giám sát việc giải thể doanh nghiệp. Mục đích của hoạt động chấm thuận này suy cho cùng chỉ là để đảm bảo lợi ích của các chủ nợ.
- Giải thể doanh nghiệp không đặt ra vấn đề hạn chế, cấm đảm đương chức vụ điều hành doanh nghiệp hoặc cấm thực hiện một số hoạt động kinh doanh đối với chủ doanh nghiệp và người chịu trách nhiệm điều hành, quản lý doanh nghiệp.
- Giải thể doanh nghiệp dẫn đến việc chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp về pháp lý và thực tế. Giải thể doanh nghiệp dẫn đến tư cách pháp lý của doanh nghiệp bị chấm dứt, tên của doanh nghiệp trong sổ đăng ký doanh nghiệp bị xóa, mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đều bị dừng lại; các doanh nghiệp phải tiến hành thanh lý tài sản, các khoản nợ và các nghĩa vụ khác. Điều này đồng nghĩa, doanh nghiệp đó không còn tồn tại trên thị trường từ thời điểm cơ quan đăng ký kinh doanh hoàn thành thủ tục xóa tên trong sổ đăng ký.
- Lý do giải thể khá đa dạng, có thể bị bắt buộc do xuất phát từ vi phạm pháp luật của doanh nghiệp hoặc từ ý chí tự nguyện của chủ doanh nghiệp. Trong đó, giải thể doanh nghiệp mang tính tự nguyện xuất phát từ ý chí của các chủ sở hữu doanh nghiệp (chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân; tất cả các thành viên hợp danh của công ty hợp danh, Hội đồng thành viên của Công ty TNHH hai thành viên trở lên, chủ sở hữu Công ty TNHH một thành viên, Đại hội đồng cổ đông của Công ty cổ phần). Chẳng hạn: Chủ sở hữu doanh nghiệp không muốn tiếp tục thực hiện hoạt động kinh doanh nữa như tỷ suất lợi nhuận không cao, mâu thuẫn nội bộ doanh nghiệp, triển vọng kinh tế trong lĩnh vực ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp không có nhiều hứa hẹn trong tương lai; kết thúc thời hạn hoạt động ghi trong điều lệ mà không có quyết định gia hạn,…
2. Quyết định giải thể có buộc phải niêm yết công khai tại văn phòng đại diện?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 208 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp như sau:
Việc giải thể doanh nghiệp trong trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 207 của Luật Doanh nghiệp 2020 được thực hiện theo quy định sau đây:
- Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày thông qua, nghị quyết, quyết định giải thể và biên bản họp phải được gửi đến Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, người lao động trong doanh nghiệp. Nghị quyết, quyết định giải thể phải được đăng trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và được niêm yết công khai tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp.
Đồng thời, theo khoản 2 Điều 209 Luật Doanh nghiệp 2020 về giải thể doanh nghiệp trong trường hợp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc theo quyết định của Tòa án như sau:
Giải thể doanh nghiệp trong trường hợp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc theo quyết định của Tòa án:
- Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, doanh nghiệp phải triệu tập họp để quyết định giải thể. Nghị quyết, quyết định giải thể và bản sao quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật phải được gửi đến Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, người lao động trong doanh nghiệp và phải được niêm yết công khai tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp. Đối với trường hợp pháp luật yêu cầu phải đăng báo thì nghị quyết, quyết định giải thể doanh nghiệp phải được đăng ít nhất trên 01 tờ báo in hoặc báo điện tử trong 03 số liên tiếp.
- Trường hợp doanh nghiệp còn nghĩa vụ tài chính chưa thanh toán thì phải đồng thời gửi kèm theo nghị quyết, quyết định giải thể của doanh nghiệp, phương án giải quyết nợ đến các chủ nợ, người có quyền lợi và nghĩa vụ có liên quan. Thông báo phải có tên, địa chỉ của chủ nợ; số nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán số nợ đó; cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ;
Như vậy căn cứ theo quy định nêu trên, quyết định giải thể phải được niêm yết công khai tại văn phòng đại diện của doanh nghiệp. Ngoài ra, quyết định giải thể còn phải được niêm yết công khai tại trụ sở chính, chi nhánh của doanh nghiệp.
3. Các hình thức giải thể doanh nghiệp
Đối với các trường hợp giải thể, có thể chia thành 2 hình thức:
- Giải thể tự nguyện: Là việc giải thể do chính doanh nghiệp quyết định trong quá trình tiến hành hoạt động khi đã đạt được mục đích kinh doanh và nhận thấy việc tồn tại của doanh nghiệp không còn cần thiết hoặc gặp khó khăn không thể khắc phục được. Hình thức này bao gồm các trường hợp giải thể khi:
+ Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân; của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; của chủ sở hữu đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần.
+ Doanh nghiệp kết thúc hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn: Đây là trường hợp đã có sự thỏa thuận và là ý chí của chủ sở hữu doanh nghiệp ngay từ khi thành lập doanh nghiệp.
- Giải thể bắt buộc: Là trường hợp giải thể không do ý chí chủ quan của doanh nghiệp mà do cơ quan nhà nước yêu cầu doanh nghiệp phải tiến hành giải thể. Điều này, xuất phát từ lý do doanh nghiệp không đáp ứng các điều kiện nhất định mà pháp luật quy định. Các trường hợp giải thể bắt buộc bao gồm: Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật doanh nghiệp trong thời hạn 6 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp,…
Như vậy trên đây là toàn bộ thông tin về Quyết định giải thể có buộc phải niêm yết công khai tại văn phòng đại diện? mà Công ty Luật Hòa Nhựt muốn gửi đến quý khách mang tính tham khảo. Nếu quý khách còn vướng mắc về vấn đề trên hoặc mọi vấn đề pháp lý khác, quý khách hãy vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến theo số điện thoại 1900.868644 để được Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài kịp thời hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc.
Nếu quý khách cần báo giá dịch vụ pháp lý thì quý khách có thể gửi yêu cầu báo phí dịch vụ đến địa chỉ email: [email protected] để nhận được thông tin sớm nhất! Rất mong nhận được sự hợp tác và tin tưởng của quý khách! Luật Hòa Nhựt xin trân trọng cảm ơn!