Tâm lý người chưa thành niên phạm tội có đặc trưng gì?

Người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi, chưa phát triển đầy đủ về thể chất, tâm lý và kinh nghiệm sống, trình độ nhận thức còn hạn chế. Đặc điểm tâm lý của người chưa thành niên phạm tội sẽ được đề cập trong nội dung bài viết của Luật Hòa Nhựt dưới đây.

1. Số liệu thống kê người chưa thành niên phạm tội

Theo thống kê của Bộ Công an, tỷ lệ gây án ở tuổi vị thành niên trên địa bàn cả nước là 5,2% đối với người dưới 14 tuổi, 24,5% đối với người từ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi và 70,3% đối với người từ 16 đến dưới 18 tuổi.

Thống kê của Cục Cảnh sát hình sự Bộ Công an cho biết trong ba năm, từ 2016 đến 2018, toàn quốc đã phát hiện 13.794 vụ với 20.367 đối tượng là người dưới 18 tuổi phạm tội. Trong các tội danh mà người dưới 18 tuổi phạm tội, có thể chia ra một số tội danh như sau: giết người là 183 vụ với 293 đối tượng; cướp tài sản là 475 vụ với 830 đối tượng; cưỡng đoạt tài sản là 88 vụ với 111 đối tượng; cố ý gây thương tích là 2.017 vụ với 3.797 đối tượng; trộm cắp tài sản là 5.565 vụ với 7.611 đối tượng; cướp giật tài sản là 505 vụ với 627 đối tượng.

Ngoài các tội danh nêu trên, người dưới 18 tuổi còn phạm các tội khác với 4.961 vụ, 10.895 đối tượng. Trong số vụ phạm tội do người dưới 18 tuổi thực hiện thì số vụ do người dưới 14 tuổi gây ra chiếm 6%, số vụ do người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi gây ra chiếm 23%, còn lại số vụ do người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi thực hiện là 71%.

Từ năm 2016 đến tháng 6/2019, toàn hệ thống tòa án thụ lý 8.129 vụ với 10.923 bị cáo là người dưới 18 tuổi (năm 2016 là 2.653 vụ với 3.494 bị cáo; 2017 là 2.119 vụ với 2.688 bị cáo; 2018 là 2.265 vụ với 3.176 bị cáo và 06 tháng đầu năm 2019 là 1.092 vụ với 1.565 bị cáo).

 Tình hình người dưới 18 tuổi phạm tội có sự khác nhau giữa mỗi vùng miền, khu vực. Đặc biệt các khu vực thành phố lớn, thành phố trực thuộc trung ương, các khu đô thị đông dân, các khu công nghiệp phát triển thì tỷ lệ người dưới 18 tuổi phạm tội lớn hơn rất nhiều so với các tỉnh, thành phố ở địa phương, các khu vực thuần nông.

Tư các số liệu được thống kê về người chưa thành niên phạm tội nêu trên có thể thấy việc gia tăng các vụ án mà bị cáo là người dưới 18 tuổi phạm tội không chỉ về số lượng các bị cáo, mà tuổi đời cũng được trẻ hóa, có nhiều vụ án các bị cáo là người dưới 18 tuổi thực hiện thuộc trường hợp phạm tội đặc biệt nghiêm trọng có khung hình phạt cao nhất là 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình về các tội cố ý gây thương tích, giết người, cướp tài sản, trộm cắp tài sản.

2. Đặc điểm tâm lý người chưa thành niên phạm tội

Sự phát triển tâm sinh lý của lứa tuổi:

Những rối loạn trong quá trình phát triển sinh lý và đời sống tinh thần của lứa tuổi này có những ảnh hưởng khác nhau đến hành vi sai trái của trẻ. Nếu xem các tài liệu nghiên cứu về tâm lý và sinh lý lứa tuổi bạn sẽ thấy đời sống tâm lý, sinh lý của lứa tuổi này là 11, 12-17, 18 và đặc biệt là 12-15 rất phức tạp. Những thay đổi và phát triển phức tạp. Điều này là do các yếu tố mới của sự trưởng thành xuất hiện do những thay đổi về thể chất, sự tự nhận thức, mối quan hệ với người lớn, mối quan hệ với bạn bè, các hoạt động và hoạt động học tập, xã hội... đã ảnh hưởng đến ý thức và hành vi của trẻ em

Sự phát triển thể chất nhanh chóng ảnh hưởng đến xu hướng thực hiện các hành vi bạo lực để phô trương sức mạnh của một người, khiến họ dễ phạm tội như cố ý gây thương tích. Chống lại người thi hành công vụ...Ngay cả một xung đột nhỏ cũng có thể dẫn đến việc giải quyết tình hình bằng bạo lực, bất kể hậu quả nghiêm trọng, suy nghĩ cảm tính và bốc đồng

 Ngoài ra, trẻ vị thành niên thường có tính bốc đồng, do chức năng tâm lý, sinh lý chưa ổn định, nhân cách chưa hoàn thiện, nhận thức về các vấn đề xã hội còn hạn chế, thậm chí sai lệch, có xu hướng hung hăng, không quan tâm đến những tác động từ bên ngoài. và tò mò, ham học hỏi. Chúng có xu hướng bắt chước ngay cả những hành động sai trái của người lớn. Đây là thời điểm kinh nghiệm sống đang thiếu hoặc thiếu, nhất là khả năng nhận thức pháp luật còn hạn chế

Về cảm xúc:

Người phạm tội vị thành niên thường dễ bị ảnh hưởng tiêu cực vì họ từng trải qua những điều không hạnh phúc trong cuộc sống gia đình (gia đình bất hòa, cha mẹ ly hôn, vô gia cư).

Ngoài ra, một số trẻ vị thành niên bị đau lòng ngay từ khi còn nhỏ vì không được gia đình kỷ luật hoặc bị “lây nhiễm” vô tình hoặc cố ý bởi những câu chuyện tình lãng mạn trên các phương tiện truyền thông, dẫn đến hành vi xấu. Đặc điểm cơ bản của tuổi vị thành niên phạm tội là cảm xúc rất dễ thay đổi, dễ bị kích động, bốc đồng và dễ thay đổi.

Về nhận thức:

Nguyên nhân chính khiến tội phạm ở thanh thiếu niên gia tăng là do thiếu nhận thức đời sống xã hội, thiếu hiểu biết về pháp luật dẫn đến có nhiều nhận thức sai lệch. Hơn nữa, người chưa thành niên phạm tội thường mong muốn được hưởng những đặc quyền của tuổi trưởng thành nhưng không hiểu rằng những quyền này đi kèm với trách nhiệm. Hầu hết những người phạm tội trẻ tuổi chỉ nhận ra điều này khi phải đối mặt với những hậu quả pháp lý ngay lập tức đối với hành vi nguy hiểm của mình.

Nhu cầu khám phá cái mới:

Học tập, khám phá những điều mới mẻ là một trong những nhu cầu của giới trẻ. Trong bối cảnh các phương tiện thông tin đại chúng phát triển và hiện đại như ngày nay, mong muốn của trẻ em không chỉ được hiểu về khuôn khổ cuộc sống xung quanh, đất nước của mình mà còn muốn khám phá cuộc sống của các quốc gia khác cũng là một điều. Khám phá cuộc sống giúp trẻ tăng cường nhận thức và hiểu biết. Điều này rất quan trọng cho sự phát triển nhân cách của tuổi trẻ. Điều đáng chú ý là trẻ không chỉ có nhu cầu khám phá cái mới mà còn phải tìm tòi, thử nghiệm những cái mới, trong đó có những cái không lành mạnh, đi ngược lại chuẩn mực xã hội. Nếu sự tò mò và khám phá cái mới ấy thiếu đi sự hướng dẫn, kiểm tra, giám sát của gia đình, xã hội thêm vào đó là sự không tự chủ được bản thân thì sẽ dẫn đến những hành vi phạm tội.

3. Giải pháp để đấu tranh phòng, chống tội phạm dưới 18 tuổi

Giải pháp về xây dựng pháp luật

Cần phải hoàn thiện hệ thống pháp luật để quy định quyền cũng như cơ chế được thực hiện quyền của trẻ em để phòng ngừa tội phạm, làm cơ sở đấu tranh với tội phạm là người dưới 18 tuổi. Đồng thời làm rõ trách nhiệm của gia đình, chính quyền địa phương, nhà trường và các cơ quan đoàn thể trong việc bảo vệ trẻ em. Cần phải có những cơ chế và biện pháp can thiệp triệt để vào vai trò, trách nhiệm giáo dục của cha mẹ đối với trẻ em. 

Giải pháp về áp dụng pháp luật

Cần vận dụng, thực hiện một cách nghiêm túc, đầy đủ các quy định pháp luật để bảo đảm quyền của người dưới 18 tuổi. Cần xây dựng một bộ máy tư pháp hoàn chỉnh để áp dụng các quy định đặc thù về người dưới 18 tuổi phạm tội như: công tác cán bộ, cơ sở vật chất, cơ chế phối hợp và các chính sách để người dưới 18 tuổi phạm tội nhận thức được sai lầm của mình, có cơ hội sửa chữa, cải tạo để trở thành những công dân tốt, có ích cho xã hội. Đặc biệt là phải xây dựng đội ngũ cán bộ có tâm huyết, có trách nhiệm với công tác trẻ em, am hiểu về tâm sinh lý của trẻ em để kết hợp giáo dục trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, tạo tâm lý được bảo vệ, che chở, giúp đỡ khi trẻ em mắc phải sai lầm, khiến trẻ em “tâm phục khẩu phục” sau khi chấp hành xong hình phạt hoặc các biện pháp hành chính.

Giải pháp về tuyên truyền pháp luật

Bên cạnh các giải pháp về xây dựng, áp dụng pháp luật thì cần phải tăng cường tổ chức tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về các quy định của pháp luật cho đối tượng thanh niên, thiếu niên. Nội dung tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng, lứa tuổi, vùng, miền, dân cư, giúp các tầng lớp nhân dân hiểu được tâm lý thanh, thiếu niên để chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn tội phạm một cách triệt để

Giải pháp về giáo dục

Cần đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục, chú trọng giáo dục đạo đức. Việc giáo dục đạo đức phải kết hợp với giáo dục pháp luật và kỹ năng sống để những đứa trẻ phát triển toàn diện, không chỉ nhận thức được những kiến thức khoa học mà còn biết vận dụng, ứng xử trong đời sống xã hội.

Tăng cường các biện pháp quản lý xã hội, đặc biệt là quản lý trên không gian mạng

Việc trẻ em tiếp cận với những thông tin, đặc biệt là những thông tin trên không gian mạng cần phải có sự quản lý chặt chẽ của gia đình và của nhà trường. Các hoạt động kinh doanh có tính bạo lực, kích động bạo lực, lôi kéo làm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển hình thành nhân cách của trẻ em thì phải nghiêm cấm và xử lý kịp thời.

Nâng cao vai trò của gia đình, nhà trường

Để phòng ngừa tình trạng tội phạm trẻ hóa, trước tiên cần đẩy mạnh giáo dục gia đình. Bởi lẽ, gia đình có ảnh hưởng rất lớn trong việc hình thành nhân cách mỗi cá nhân. Gia đình phải là chủ thể quan tâm giáo dục đạo đức, lối sống; kiểm soát được các mối quan hệ xã hội của chính con em mình để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những lệch lạc, sai trái.

Như vậy trên đây là toàn bộ thông tin về Tâm lý người chưa thành niên phạm tội có đặc trưng gì? mà Công ty Luật Hòa Nhựt muốn gửi đến quý khách mang tính tham khảo. Nếu quý khách còn vướng mắc về vấn đề trên hoặc mọi vấn đề pháp lý khác, quý khách hãy vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến theo số điện thoại 1900.868644 để được Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài kịp thời hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc.

Nếu quý khách cần báo giá dịch vụ pháp lý thì quý khách có thể gửi yêu cầu báo phí dịch vụ đến địa chỉ email: [email protected] để nhận được thông tin sớm nhất! Rất mong nhận được sự hợp tác và tin tưởng của quý khách! Luật Hòa Nhựt xin trân trọng cảm ơn!