1. Các yêu cầu đối với thông tin trình bày trong báo cáo tài chính
- Báo cáo tài chính cần cung đấy thông tin đầy đủ, khách quan, không có sai sót để phản ánh trung thực, hợp lý tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp:
+ Thông tin được coi là đầy đủ khi bao gồm tất cả các thông tin cần thiết để giúp người sử dụng báo cáo tài chính hiểu được bản chất, hình thức và rủi ro của các giao dịch và sự kiện. Đối với một số khoản mục, việc trình bày đầy đủ còn phải mô tả thêm các thông tin về chất lượng, các yếu tố và tình huống có thể ảnh hưởng tới chất lượng và bản chất của khoản mục.
+ Trình bày khách quan là không thiên vị khi lựa chọn hoặc mô tả các thông tin tài chính. Trình bày khách quan phải đảm bảo tính trung lập, không chú trọng, nhấn mạnh hoặc giảm nhẹ cũng như có các thao tác khác làm thay đổi mức độ ảnh hưởng của thông tin tài chính là có lợi hoặc không có lợi cho người sử dụng báo cáo tài chính .
Lưu ý:
- Không sai sót có nghĩa là không có sự bỏ sót trong việc mô tả hiện tượng và không có sai sót trong quá trình cung cấp các thông tin báo cáo được lựa chọn và áp dụng.
- Không sai sót không có nghĩa là hoàn toàn chính xác trong tất cả các khía cạnh, ví dụ, việc ước tính các loại giá cả và giá trị không quan sát được khó xác định là chính xác hay không chính xác.
- Việc trình bày một ước tính được coi là trung thực nếu giá trị ước tính được mô tả rõ ràng, bản chất và các hạn chế của quá trình ước tính được giải thích và không có sai sót trong việc lựa chọn số liệu phù hợp trong quá trình ước tính.
- Tính dự đoán của báo cáo tài chính: Thông tin được trình báo cáo tài chính phải thích hợp để giúp người sử dụng báo cáo tài chính dự đoán, phân tích và đưa ra các quyết định kinh tế.
- Tính trọng yếu của thông tin: Thông tin tài chính phải được trình bày đầy đủ trên mọi khía cạnh trọng yếu. Thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp nếu thiếu thông tin hoặc thông tin thiếu chính xác có thể làm ảnh hưởng tới quyết định của người sử dụng thông tin tài chính của đơn vị báo cáo. Tính trọng yếu dựa vào bản chất và độ lớn, hoặc cả hai, của các khoản mục có liên quan được trình bày trên báo cáo tài chính của một đơn vị cụ thể.
- Tính kiểm chứng: Thông tin tài chính phải đảm bảo có thể kiểm chứng, kịp thời và dễ hiểu.
- Trình bày nhất quán: Thông tin tài chính phải được trình bày nhất quán và có thể so sánh giữa các kỳ kế toán; so sánh được giữa các doanh nghiệp nhỏ và vừa với nhau.
- Các thông tin miễn trình bày: Các chỉ tiêu không có số liệu được miễn trình bày trên báo cáo tài chính. Doanh nghiệp được chủ động đánh lại số thứ tự của các chỉ tiêu theo nguyên tắc liên tục trong mỗi phần.
2. Gia hạn nộp báo cáo tài chính năm được không?
Theo quy định tại Điều 109 Thông tư 200/2014/TT-BTC và Điều 80 Thông tư 133/2016/TT-BTC thì thời hạn nộp báo cáo tài chính năm 2023 như sau:
Đối với doanh nghiệp nhà nước:
- Đơn vị kế toán của các doanh nghiệp nhà nước phải nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm; Đối với công ty mẹ, Tổng công ty nhà nước chậm nhất là 90 ngày;
Ví dụ: Kỳ kế toán năm 2022 là ngày 01/01/2022 - 31/12/2022 thì thời hạn nộp báo cáo tài chính của năm 2022 là 30/1/2023 và 31/3/2023.
- Đơn vị kế toán trực thuộc Tổng công ty nhà nước nộp Báo cáo tài chính năm cho công ty mẹ, Tổng công ty theo thời hạn do công ty mẹ, Tổng công ty quy định.
Đối với các loại hình doanh nghiệp:
- Đơn vị kế toán là doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh phải nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm; đối với các đơn vị kế toán khác, thời hạn nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày;
Ví dụ: Kỳ kế toán năm 2022 là ngày 01/01/2022 - 31/12/2022 thì thời hạn nộp báo cáo tài chính của năm 2022 là 30/1/2023 (đối với doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh) và 31/3/2023.
- Đơn vị kế toán trực thuộc nộp Báo cáo tài chính năm cho đơn vị kế toán cấp trên theo thời hạn do đơn vị kế toán cấp trên quy định.
Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa:
- Phải lập và gửi báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính cho các cơ quan có liên quan theo quy định.
Ví dụ: Kỳ kế toán năm 2022 là ngày 01/01/2022 - 31/12/2022 thì thời hạn nộp báo cáo tài chính của năm 2022 là 31/3/2023.
Theo đó, báo cáo tài chính là thủ tục bắt buộc doanh nghiệp phải nộp theo đúng thời gian đã quy định và nếu nộp chậm sẽ bị xử phạt theo các quy định đã ban hành. Các doanh nghiệp cần nắm rõ về thời hạn nộp báo cáo tài chính năm và nộp theo đúng thời gian đã quy định và không có gia hạn báo cáo tài chính năm.
3. Lưu ý khi lập báo cáo tài chính không phát sinh doanh thu
Báo cáo tài chính sẽ áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam. Theo quy định, doanh nghiệp có nghĩa vụ phải lập và nộp báo cáo tài chính trung thực, chính xác và tuân thủ đúng thời hạn quy định của pháp luật về kế toán, thống kê đầy đủ kể cả trường hợp không phát sinh doanh thu, chi phí.
Doanh nghiệp không phát sinh dữ liệu về doanh thu, chi phí vẫn phải lập báo cáo tài chính, nên vẫn cần tuân thủ các quy định chung về nộp báo cáo tài chính, bao gồm:
Thời hạn nộp báo cáo tài chính
Doanh nghiệp nộp báo cáo tài chính đúng thời hạn quy định của pháp luật:
- Doanh nghiệp nhà nước:
+ Đơn vị kế toán: Thời hạn nộp chậm nhất là 30 ngày, tính từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
+ Công ty mẹ, Tổng Công ty Nhà nước: Thời hạn chậm nhất là 90 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
+ Đơn vị kế toán trực thuộc doanh nghiệp, Tổng Công ty Nhà nước: Thời hạn nộp báo cáo tài chính được quy định bởi Tổng công ty.
- Doanh nghiệp ngoài nhà nước:
+ Đơn vị kế toán là doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh: Chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
+ Các đơn vị kế toán khác: Chậm nhất là 90 ngày.
+ Đơn vị kế toán trực thuộc doanh nghiệp, Tổng công ty Nhà nước: Thời hạn nộp báo cáo tài chính được quy định bởi công ty mẹ, Tổng công ty.
Ghi chép đầy đủ các chi phí từ khi thành lập công ty
Doanh nghiệp mới thành lập cần ghi lại chi tiết và đầy đủ các khoản chi phí trong quá trình thành lập doanh nghiệp. Đây là bước quan trọng để lập được báo cáo tài chính không phát sinh doanh thu.
Các loại chi phí doanh nghiệp cần lưu ý gồm:
- Giá thành thuê văn phòng, phân xưởng, kho,...
- Hóa đơn dịch vụ thành lập, biên lai lệ phí nhà nước về đăng ký thành lập doanh nghiệp.
- Chi phí mua sắm cơ sở vật chất, trang thiết bị: Bàn ghế, máy móc, văn phòng phẩm,...
- Chi phí trả lương cho cán bộ, công nhân viên làm việc tại doanh nghiệp,...
Như vậy, kể cả trong trường hợp doanh nghiệp mới thành lập hoặc doanh nghiệp không phát sinh hoạt động mua, bán, doanh nghiệp vẫn có thể phát sinh các nghiệp vụ nêu trên. Doanh nghiệp cần xác định những đối tượng kế toán phát sinh, hạch toán và lập báo cáo tài chính phù hợp.
Như vậy trên đây là toàn bộ thông tin về Thời gian nộp báo cáo tài chính năm có gia hạn được không? mà Công ty Luật Hòa Nhựt muốn gửi đến quý khách mang tính tham khảo. Nếu quý khách còn vướng mắc về vấn đề trên hoặc mọi vấn đề pháp lý khác, quý khách hãy vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến theo số điện thoại 1900.868644 để được Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài kịp thời hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc.
Nếu quý khách cần báo giá dịch vụ pháp lý thì quý khách có thể gửi yêu cầu báo phí dịch vụ đến địa chỉ email: [email protected] để nhận được thông tin sớm nhất! Rất mong nhận được sự hợp tác và tin tưởng của quý khách! Luật Hòa Nhựt xin trân trọng cảm ơn!