1. Khái quát về giấy phép bán buôn rượu?
Giấy phép bán buôn rượu là một loại giấy phép được cấp bởi Sở Công Thương xét duyệt và cho phép doanh nghiệp thực hiện các hoạt động kinh doanh rượu tại Việt Nam. Nếu chưa được cấp phép mà đã tiến hành kinh doanh bán buôn rượu thì sẽ bị xử phạt rất nặng theo quy định của pháp luật.
Theo đó, giấy phép bán buôn rượu nhằm đáp ứng điều kiện kinh doanh rượu bởi vì đây là ngành nghề kinh doanh có điều kiện căn cứ theo danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện quy định tại Luật Đầu tư 2020.
2. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân bán buôn rượu
Thương nhân khi bán buôn rượu có các quyền và nghĩa vụ sau:
- Mua, bán rượu có nguồn gốc hợp pháp;
- Niêm yết bản sao hợp lệ giấy phép đã được cấp tại các địa điểm bán rượu của thương nhân và chỉ được mua, bán rượu theo nội dung ghi trong giấy phép;
- Thực hiện chế độ báo cáo và các nghĩa vụ khác theo quy định pháp luật;
- Mua rượu từ thương nhân sản xuất rượu trong, nước; thương nhân phân phối rượu; thương nhân bán buôn rượu khác theo nội dung ghi trong giấy phép;
- Bán rượu cho các thương nhân bán buôn rượu; thương nhân bán lẻ rượu; thương nhân bán rượu tiêu dùng tại chỗ trên phạm vi địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được cấp phép;
- Bán rượu cho thương nhân mua rượu để xuất khẩu;
- Trực tiếp bán lẻ rượu tại các địa điểm kinh doanh của thương nhân trên phạm vi địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được cấp phép.
3. Điều kiện khi đăng ký giấy phép bán buôn rượu tại Hồ Chí Minh
Nghị định số 105/2017/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định số 17/2020/NĐ-CP về sản xuất kinh doanh rượu áp dụng đối với thương nhân kinh doanh rượu và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến kinh doanh rượu thì điều kiện để được đăng ký giấy phép bán buôn rượu bao gồm:
+ Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.
+ Có hệ thống bán buôn rượu trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính với ít nhất 01 thương nhân bán lẻ rượu. Trường hợp doanh nghiệp có thành lập chi nhánh hoặc địa điểm kinh doanh ngoài trụ sở chính để kinh doanh rượu thì không cần có xác nhận của thương nhân bán lẻ rượu.
+ Có văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu hoặc thương nhân bán buôn rượu khác.
=> Theo đó các điều kiện được sửa đổi theo Nghị định 17/2020/NĐ-CP theo hướng đơn giản hóa, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xin cấp giấy phép bán buôn được thuận lợi hơn.
4. Bán buôn rượu có cần xin giấy phép con không?
Hoạt động kinh doanh bán buôn rượu là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, chính vì thế để hoạt động một cách hợp pháp, cá nhân/tổ chức ngoài giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì bắt buộc phải có thêm giấy phép bán buôn rượu (giấy phép con). Bên cạnh đó, trong quá trình kinh doanh bán buôn rượu, cá nhân/tổ chức còn phải tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và phòng cháy chữa cháy.
Song, để được cấp giấy phép bán buôn rượu, cá nhân/tổ chức phải đáp ứng được các điều kiện sau:
+ Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật;
+ Có văn bản giới thiệu/hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu hoặc thương nhân bán buôn rượu;
+ Có hệ thống bán buôn rượu trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính với ít nhất 1 thương nhân bán lẻ rượu.
Hoạt động kinh doanh rượu là ngành nghề có điều kiện theo quy định của pháp luật. Hiện nay trên thị trường có các hình thức cung cấp rượu tới thị trường như nhập khẩu rượu, phân phối rượu, bán buôn rượu, bán lẻ rượu và bán rượu tiêu dùng tại chỗ. Riêng với hoạt động bán buôn rượu doanh nghiệp phải làm thủ tục xin giấy phép bán buôn rượu tại cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Giấy phép bán buôn rượu là giấy chứng nhận cho phép hoạt động mua sản phẩm rượu từ thương nhân sản xuất rượu trong nước, thương nhân phân phối rượu, thương nhân bán buôn rượu khác để bán cho các thương nhân bán buôn rượu, thương nhân bán lẻ rượu, thương nhân bán rượu tiêu dùng tại chỗ trên phạm vi địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được cấp phép.
Hành vi bán buôn rượu mà không có giấy phép có thể bị phạt hành chính từ 10 - 15 triệu đồng theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định 98 năm 2020.
5. Quy trình đăng ký giấy phép bán buôn rượu tại Hồ Chí Minh
Quy trình đăng ký giấy phép bán buôn rượu tại Hồ Chí Minh được thực hiện qua các bước, cụ thể như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ, hồ sơ gồm có:
+ Đơn đề nghị cấp Giấy phép bán buôn rượu theo mẫu.
+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
+ Tài liệu về hệ thống bán buôn rượu gồm một trong hai loại sau:
+ Bản sao hợp đồng nguyên tắc, thư xác nhận hoặc bản cam kết tham gia hệ thống bán buôn rượu kèm bản sao Giấy phép bán lẻ rượu của thương nhân dự kiến tham gia hệ thống bán buôn rượu;
+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh của doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh của doanhnghiệp để kinh doanh rượu.
+ Tài liệu liên quan đến nhà cung cấp rượu:
+ Bản sao các văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất trong nước, thương nhân phân phối hoặc thương nhân bán buôn khác, trong đó ghi rõ các loại rượu dự kiến kinh doanh phù hợp với hoạt động của thương nhân sản xuất, thương nhân phân phối hoặc thương nhân bán buôn khác;
+ Bản sao Giấy phép sản xuất rượu, Giấy phép phân phối hoặc Giấy phép bán buôn rượu của các nhà cung cấp rượu.
- Bước 2: Nộp hồ sơ và nhận kết quả cấp Giấy phép bán buôn rượu tại Hồ Chí Minh
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, thương nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Sở Công thương Thành phố Hồ Chí Minh (Số 163, Hai Bà Trưng, Phường 6, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh). Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Công thương xem xét, thẩm định và cấp giấy phép cho thương nhân. Xảy ra một trong hai trường hợp sau:
+ Trường hợp bị từ chối cấp, khi đó sẽ có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
+ Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Công thương sẽ có văn bản yêu cầu bổ sung.
+ Thời hạn của giấy phép bán buôn rượu là 05 năm. Khi hết thời hạn 05 năm, Thương nhân phải nộp hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép trước thời hạn hết hiệu lực của giấy phép 30 ngày. Hồ sơ, thẩm quyền, thủ tục cấp lại đối với quy định lại khoản này áp dụng như quy định đối với trường hợp cấp mới.
6. Dịch vụ xin Giấy phép bán buôn rượu của Công ty Luật Hòa Nhựt
Luật Hòa Nhựt tự hào là đơn vị uy tín với độ ngũ Luật sư chuyên nghiệp, nhiều năm kinh nghiệm
- Tư vấn điều kiện hồ sơ đổi Giấy Phép bán buôn rượu;
- Yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin để hoàn thiện hồ sơ cấp Giấy Phép bán buôn rượu;
- Soạn thảo hồ sơ cấp Giấy Phép bán buôn rượu;
- Thay mặt doanh nghiệp làm các thủ tục xin cấp Giấy Phép bán buôn rượu;
- Trao đổi, cung cấp thông tin cho khách hàng trong tiến trình cấp Giấy Phép bán buôn rượu;
- Nhận và giao lại cho khách hàng Giấy Phép bán buôn rượu.
=> Liên hệ Luật Hòa Nhựt vui lòng gọi 1900.868644 hoặc gửi qua email [email protected] để được thực hiện dịch vụ
đây là nội dung tư vấn về: "Thủ tục cấp giấy phép bán buôn rượu tại Hồ Chí Minh" trường hợp còn điều gì thắc mắc vui lòng gọi 1900.868644 hoặc gửi qua email [email protected] để được hỗ trợ giải đáp thắc mắc