Thủ tục hưởng thừa kế của người nước ngoài mới nhất năm 2023

Trong bài viết này, Luật Hòa Nhựt sẽ đi giải đáp các thắc mắc xoay quanh chủ để Thủ tục hưởng thừa kế của người nước ngoài mới nhất năm 2023. Mời quý khách cùng theo dõi.

1. Thừa kế có yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp luật?

Trong thời đại hội nhập và phát triền ngày nay, khi nền kinh tế nước ta đã phát triển hơn thì nhiều quan hệ xã hội đã vượt ra khỏi phạm vi của quốc gia, đặc biệt là việc thừa kế tài sản có yếu tố nước ngoài. Các trường hợp thừa kế tài sản của người nước ngoài bao gồm:

- Người để lại tài sản là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài

- Người thừa kế tài sản là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài

- Tài sản thừa kế ở nước ngoài.

Các thủ tục thừa kế tài sản có yếu tố nước ngoài về cơ bản là được thực hiện giống với thủ tục thừa kế tài sản thông thường

Pháp luật dân sự cũng quy định về việc thừa kế tài sản có yếu tố nước ngoài như sau:

- Thừa kế được xác định theo pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch ngay trước khi chết.

- Việc thực hiện quyền thừa kế đối với bất động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.

2. Thủ tục hưởng thừa kế của người nước ngoài mới nhất năm 2023

Các vấn đề liên quan đến thừa kế nói chung, đặc biệt là đối tượng hưởng thừa kế đang ở nước ngoài nói riêng đang là vấn đề rất được quan tâm. Để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình người được hưởng thừa kế đang ở nước ngoài có thể lựa chọn 1 trong 2 cách sau: 

Trực tiếp về nước làm thủ tục

Để có thể chuyển giao quyền sở hữu tài sản sang người thừa kế có hai loại thủ tục là thủ tục khai nhận di sản hoặc thủ tục thỏa thuận phân chia di sản thừa kế theo Điều 57, Điều 58 Luật Công chứng 2014.

- Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế chính là kết quả của cuộc họp mặt những người thừa kế.

- Người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật hoặc những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó có quyền yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản.

- Để tiến hành các thủ tục trên, người đang định cư nước ngoài có thể trực tiếp về nước làm thủ tục.

Ủy quyền thay mặt khai nhận di sản

Trường hợp người thừa kế định cư ở nước ngoài không thể trở về nước làm thủ tục nhận di sản, có thể ủy quyền cho người khác thực hiện thủ tục nhận di sản. Theo khoản 2 Điều 55 Luật Công chứng 2014, việc ủy quyền được thực hiện như sau;

- Bên ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng hợp đồng ủy quyền;

- Bên được ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng tiếp vào bản gốc hợp đồng ủy quyền này, hoàn tất thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền.

Để tiến hành Thủ tục nhận di sản thừa kế cho người nước ngoài cần trải qua lần lượt các quy trình sau:

2.1 Thủ tục thỏa thuận phân chia di sản thừa kế

Bước 1: Họp mặt các đồng thừa kế và làm văn bản thỏa thuận phân chia di sản: nội thỏa thuận được quy định tại điều 656 BLDS 2015.

Bước 2. Công chứng hoặc chứng thực văn bản thỏa thuận Các bên tiến hành phòng công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản tại Văn phòng công chứng hoặc chứng thực chữ ký tại Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn nếu không có văn phòng công chứng tại địa phương.

Bước 3. Làm thủ tục sang tên và xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở nếu di sản là quyền sử dụng đất, nhà ở.

2.2 Thủ tục khai nhận di sản thừa kế:

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ, giấy tờ

Bước 2: Tiến hành công chứng Văn bản khai nhận di sản: Việc công chứng Văn bản khai nhận di sản thừa kế được thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng gồm Phòng công chứng và Văn phòng công chứng.

Bước 3: Tổ chức hành nghề công chứng niêm yết việc thụ lý Văn bản khai nhận di sản: điều 18 nghị định 19/2015/NĐ-CP công chứng viên cần niêm yết việc thụ lý Văn bản khai nhận di sản.

Bước 4: Tổ chức hành nghề công chứng Văn bản khai nhận di sản.

Bước 5: Thực hiện thủ tục đăng ký quyền tài sản tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện nơi có đất.

2.3 Thực hiện công chứng Văn bản khai nhận di sản thừa kế

Theo quy định tại Điều 58 Luật Công chứng 2014, để thực hiện công chứng Văn bản khai nhận di sản thừa kế, người yêu cầu công chứng phải chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ sau đây:

- Phiếu yêu cầu công chứng

- Bản chính kèm bản sao các giấy tờ sau:

+ CMND hoặc hộ chiếu của từng người thừa kế

+ Hộ khẩu

+ Giấy đăng ký kết hôn, giấy xác nhận hôn nhân thực tế hoặc xác nhận độc thân.

+ Giấy khai sinh, Giấy xác nhận con nuôi; bản án, sơ yếu lý lịch, các giấy tờ khác chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người thừa kế.

+ Giấy chứng tử, giấy báo tử, bản án tuyên bố đã chết, giấy đăng ký kết hôn, giấy xác nhận hôn nhân thực tế hoặc xác nhận độc thân, di chúc (nếu có) của người để lại di sản thừa kế.

- Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản là di sản thừa kế

3. Xung đột khi giải quyết tranh chấp thừa kế có yếu tố nước ngoài

Khi một quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài phát sinh, quan hệ này sẽ có sự tham gia của hai hay nhiều quốc gia nên Tòa án hay pháp luật của hai hay nhiều quốc gia khác nhau đều có thể có thẩm quyền giải quyết. Vì vậy, để giải quyết tranh chấp thừa kế có yếu tố nước ngoài cần xác định được Tòa án có thẩm quyền giải quyền và pháp luật được áp dụng.

3.1 Xung đột thẩm quyền giải quyết

Để xác định được thẩm quyền quốc gia cần dựa điều ước quốc tế mà quốc gia đó là thành viên. Khi không có điều ước quốc tế thì sẽ dựa vào quy định pháp luật quốc gia để xác định thẩm quyền. Ngoài ra nếu pháp luật cho các bên lựa chọn tòa án để giải quyết thì sẽ dựa vào sự lựa chọn của các bên.

Một số quy tắc để xác định Tòa án thẩm quyền:

- Dựa vào quốc tịch của đương sự

- Dựa vào nơi thường trú của đương sự

- Dựa vào nơi có tài sản đang tranh chấp

- Dựa vào nơi thực hiện, phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ

3.2 Xung đột pháp luật áp dụng

Để xác định pháp luật áp dụng cũng dựa vào điều ước quốc tế mà quốc gia đó là thành viên. Khi không có điều ước quốc tế thì sẽ dựa vào quy định pháp luật quốc gia. Ngoài ra nếu pháp luật cho các bên lựa chọn luật để giải quyết thì sẽ dựa vào sự lựa chọn của các bên.

Có 2 quy tắc để giải quyết xung đột pháp luật là

- Dựa vào quy phạm thực chất: Phương pháp thực chất là phương pháp dùng quy phạm pháp thực chất, trực tiếp điều chỉnh quan hệ mà không cần qua bất kỳ một khâu trung gian nào. Là phương pháp đơn giản nhất, nhanh chóng nhất trong việc giải quyết xung đột pháp luật.

- Dựa vào quy phạm xung đột: Phương pháp xung đột là phương pháp sử dụng các quy phạm xung đột để giải quyết xung đột pháp luật. Quy phạm xung đột chỉ xác định hệ thống pháp luật của quốc gia nào sẽ được áp dụng để điều chỉnh quan hệ.

4. Thời hiệu khởi kiện tranh chấp thừa kế tài sản có yếu tố nước ngoài

Theo điều 680 Bộ luật dân sự thì thời hiệu khởi kiện tranh chấp thừa kế có yếu tố nước ngoài được điều chỉnh bởi pháp luật của nước mà người để lại di sản mang quốc tịch.

Khoản 1 Điều 680 BLDS 2015 quy định: “Thừa kế được xác định theo pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch ngay trước khi chết”.

Các vấn đề về nội dung của di chúc, thời điểm mở thừa kế, di sản thừa kế,… đều được xác định theo pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch ngay trước khi chết.

Các bạn có thể tham khảo thêm các bài viết của Luật Hòa Nhựt tại đây: Người chết không để lại di chúc ai có quyền hưởng di sản thừa kế?

Công ty Luật Hòa Nhựt mong muốn gửi đến quý khách hàng những thông tin tư vấn hữu ích. Nếu quý khách hàng đang gặp phải bất kỳ vấn đề pháp lý nào hoặc có câu hỏi cần được giải đáp, hãy liên hệ với Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến qua số hotline 1900.868644. Hoặc quý khách hàng gửi yêu cầu chi tiết qua email: [email protected] để được hỗ trợ và giải đáp thắc mắc nhanh chóng. Xin trân trọng cảm ơn sự hợp tác của quý khách hàng!