1. Chồng ngoại tình và có con riêng làm thủ tục ly hôn thế nào?
Gần đây nhất là lúc tôi sinh cháu thứ 2 và tôi đã phát hiện anh ấy ngoại tình sống như vợ chồng với một cô gái khác, đau lòng hơn nữa la tôi lại tiếp tục biết anh ấy có một con gái riêng 3 tuổi với người mà mấy năm trước anh ấy thề với tôi là không có gì chỉ nhắn tin qua lại cho vui mà thôi. Nhưng bây giờ anh ấy đã thừa nhận con riêng và đứa trẻ đó cũng mang họ của anh ấy. Tôi đã ghi âm lời anh ấy nói và những tin nhắn của anh ấy đã thừa nhận có quan hệ với gái bên ngoài. Tôi có thể sử dụng để làm bằng chứng trướ toà về việc sống vô trách nhiệm của anh ấy được không? Nay tôi đang làm đơn xin ly hôn đơn phương. Tôi muốn giành quyền nuôi 2 con như vậy có được không? Cơ hội tôi được nuôi 2 con có lớn không?
Chồng tôi đang công tác tại Công ty dầu khí, còn tôi đang công tác tại ngân hàng. Chồng tôi chỉ biết mang tiền về nhà nhưng chưa bao giờ anh ấy có thời gian chăm sóc và dạy con học. Vì do tính chất công việc nên anh ấy thường xuyên đi tiếp khách bên ngoài và hay đi Vũng Tàu. Ít có thời gian ở nhà. Và con trai tôi rất yêu quý mẹ, buổi tối cháu phải ngủ với mẹ mới được. Trong trường hợp này khi ra toà cháu có được quyền chọn lựa sống với ai được không?
Tôi xin chân thành cảm ơn và rất mong sự phản hồi từ các Quý Luật sư Công ty tư vấn Luật Minh Khuê. Tôi rất mong nhận được lời tư vấn vào địa chỉ email này. Kính thư!
Người gửi: T.T.Y Nhi
Luật sư tư vấn thủ tục ly hôn trực tuyến qua điện thoại gọi: 1900.868644
Trả lời:
Chào bạn, Đối với vấn đề của bạn, pháp luật hiện hành có qui định như sau:
Về quyền nuôi con sau ly hôn, Điều 81 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 quy định:
1) Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Vì vậy, bạn có thể giành quyền nuôi cả 2 con nếu như bạn đảm bảo được rằng bạn có đủ khả năng đáp ứng các điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của con, và có thể tốt hơn chồng bạn.
Lời ghi âm cũng như những tin nhắn của chồng bạn, bạn có thể đưa ra làm chứng cứ để xác nhận tình trạng hôn nhân trầm trọng, không thể kéo dài của bạn – là cơ sở để Tòa án giải quyết cho ly hôn.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty Luật Minh Khuê! Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!
2. Tranh chấp quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn?
>> Luật sư tư vấn luật hôn nhân gia đình gọi số: 1900.868644
Trả lời:
Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, còn bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao, nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Đối tượng của ủy quyền là công việc phải làm. Việc đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở không phải là công việc mà là sự ghi nhận và bảo đảm của Nhà nước cho người sử dụng/sở hữu; là cơ sở pháp lý để chủ sử dụng/sở hữu thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật.
Pháp luật có quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hướng dẫn phải thể hiện rõ thông tin về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất tại trang 1 của Giấy chứng nhận. Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất là cá nhân, hộ gia đình… được Nhà nước giao đất, công nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất. Hay nói ngắn gọn, người đứng tên trong GCNQSHĐ là chủ sở hữu được pháp luật công nhận, không chuyển giao cho người khác được.
Theo thông tin bạn cung cấp, bố mẹ bạn đứng ra giao dịch mua đất nhưng GCNQSHĐ lại do vợ chồng bạn đứng tên. Như vậy, chúng tôi hiểu rằng, đây là hợp đồng tặng cho của bố mẹ bạn cho vợ chồng bạn. Trong trường hợp việc nhờ vợ chồng bạn đứng tên mà chỉ thỏa thuận miệng với nhau thì việc đòi lại được tài sản sẽ không thể xảy ra.
Nếu việc tặng cho này của bố mẹ bạn có hợp đồng tặng cho tài sản, thì căn cứ quy định của Bộ luật dân sự năm 2005:
Trường hợp 1: Tặng cho không có điều kiện.
“Ðiều 722. Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất
Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao quyền sử dụng đất cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, còn bên được tặng cho đồng ý nhận theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về đất đai”.
“Ðiều 689. Hình thức chuyển quyền sử dụng đất
2. Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật”.
Theo đó, trong trường hợp này quyền sử dụng đất đã mang tên vợ chồng bạn. Hợp đồng đã có hiệu lực, quyền sử dụng tài sản đã chuyển giao từ bố mẹ bạn sang vợ chồng bạn. Do vậy, bố mẹ bạn sẽ không đòi lại được đất nữa.
Trường hợp 2: Việc tặng cho có điều kiện.
“Ðiều 470. Tặng cho tài sản có điều kiện
1. Bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ dân sự trước hoặc sau khi tặng cho. Ðiều kiện tặng cho không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.
2.Trong trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ trước khi tặng cho, nếu bên được tặng cho đã hoàn thành nghĩa vụ mà bên tặng cho không giao tài sản thì bên tặng cho phải thanh toán nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện.
3.Trong trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho không thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại”.
Theo đó, trong trường hợp tặng cho có điều kiện này mà vợ chồng của bạn có vi phạm nghĩa vụ đặt ra thì bố mẹ bạn có thể đòi lại mảnh đất này.
Tuy nhiên, bạn có trình bày là thửa đất là là do bố mẹ nhờ vợ chồng bạn đứng tên dùm và đăng ký quyền sở hữu. Căn cứ duy nhất để bố mẹ bạn khởi kiện đòi lại thửa đất trên là “bố mẹ bạn đứng ra giao dịch mua đất và nhờ vợ chồng bạn đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”.
Nếu thỏa thuận trên được lập dựa vào chứng cứ trên, Tòa án sẽ xem xét để ra quyết định có hay không đồng ý yêu cầu của vợ bạn về mảnh đất này.
3. Ly hôn khi hai vợ chống sống xa nhau và không có tình cảm?
Trả lời:
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 51 thì vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. Tòa án thụ lý đơn yêu cầu ly hôn theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành.
Trường hợp hai vợ chồng bạn thuận tình li hôn Tòa án sẽ căn cứ vào Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 để giải quyết
Điều 55. Thuận tình ly hôn
Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.
Trường hợp, bạn hoặc vợ bạn đưa ra yêu cầu ly hôn Tòa án sẽ căn cứ vào Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 để giải quyết
Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên
1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.
Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty chúng tôi.
4. Tư vấn phương thức giải quyết nợ chung sau ly hôn?
Nhưng toàn bộ đều do em vay mượn người thân, cho việc chồng em học lên sĩ quan hàng hải, 2 vợ chồng lại khó sinh nên chạy chữa mất cũng kha khá tiền. Mọi lần em vay mượn chồng em đều biết qua nhưng không biết rõ về con số. Nay ly hôn chồng em không muốn có trách nhiệm nuôi con và cũng không muốn liên quan tới khoản nợ cũ vì anh ấy nghĩ 500 triệu là quá nhiều . Về vấn đề này em xin phép hỏi vấn đề của em thì có phải hoàn to do em vay mượn thì giờ em chịu trách nhiệm và không liên quan tới chồng em không ạ?
Cảm ơn quý luật sư đã đọc câu hỏi!
Người gửi: N.Mi
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi:1900.868644
Trả lời:
Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định về nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung có quy định như sau:
Điều 37. Nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng
Vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây:
1. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;
2. Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;
3. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;
4. Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;
5. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;
6. Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.
Như vậy khi ra tòa nếu chị chứng minh được số tiền chị vay mượn là để "đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của gia đình" hay "các nghĩa vụ mà phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập" thì theo quy định của pháp luật chồng chị sẽ có trách nhiệm liên đới với chị về khoản nợ đó mà không phụ thuộc ý chí của người không xác lập, thực hiện giao dịch là chồng chị.
Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn trực tiếp. Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp qua điện thoại: 1900.868644.
5. Muốn giành quyền nuôi cả hai con khi ly hôn có được không ?
>> Luật sư tư vấn luật hôn nhân gia đình, gọi: 1900.868644
Trả lời:
Hiện nay theo quy định của Luật hôn nhân gia đình 2014 thì có quy định về quyền nuôi con sau khi ly hôn như sau:
Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Như vậy trong trường hợp vợ chồng bạn không thể thỏa thuận được về quyền nuôi con thì đối với cháu 5 tuổi Tòa án sẽ quyết định căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con để quyết định. Nếu vợ chồng bạn ai đảm bảo điều kiện tốt hơn thì sẽ có quyền nuôi con. Đối với cháu 1 tuổi thì theo quy định tại khoản 3 Điều 81 trên đây thì "Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con. Như vậy đối với cháu 1 tuổi thì bạn có quyền ưu tiên nuôi con".
Trong trường hợp hiện tại vợ chồng bạn thỏa thuận bạn là người nuôi cả hai cháu nhưng khi ra Tòa chồng bạn lại thay đôi ý định và muốn giành quyền nuôi con thì Tòa án áp dụng quy định trên để giải quyết. Việc chồng bạn đã đồng ý thì không có nghĩa là anh ấy không có quyền thay đổi bởi vẫn chưa có bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án mà chỉ là sự thỏa thuận bằng miệng của hai vợ chồng thì anh ấy vẫn có quyền thay đổi và giành quyền nuôi con.
Do đó trong trường hợp này để có thể nuôi cả hai cháu thì bạn phải chứng minh về điều kiện của mình có đủ để chăm sóc cho cả hai cháu hay không để Tòa án xem xét.
Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách tới địa chỉ email Tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình miễn phí qua Email [email protected] hoặc tổng đài tư vấn trực tuyến 1900.868644. Chúng tôi sẵn sàng giải đáp. Trân trọng!