Thủ tục thành lập chi nhánh Công ty tại tỉnh Thanh Hóa

Khi thành lập chi nhánh của Công ty tại tỉnh Thanh Hoá thì cần làm những bước nào? Điều kiện để thành lập là gì. Mời bạn đọc tham khảo bài viết để có thêm nhiều thông tin hữu ích!

1. Chi nhánh là gì? Chi nhánh có tư cách pháp nhân không?

- Theo Luật Doanh nghiệp 2020 chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo uỷ quyền. Ngành, nghề kinh doanh cả chi nhánh phài đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

Chi nhánh bao gồm chi nhánh hoạch toán độc lập và chi nhánh hạch toán phụ thuộc. Địa chỉ của chi nhánh có thể không cùng với địa chỉ với trụ sở chính. Pháp luật về doanh nghiệp không phân biệt chi nhánh hoạch toán độc lập hay phụ thuộc, nhưng có sự khác nhau đối với chế độ kế toán của từng loại hình chi nhánh. Trước khi đăng ký thành lập chi nhánh, bạn cần chọn trước loại hình hoạt động của chi nhánh phù hợp với nhu cầu của mình.

- Theo Bộ luật dân sự 2015, một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi đủ các điều kiện sau:

+ Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan

+ Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này

+ Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình

+ Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập

Theo đó chi nhánh không đáp ứng yếu tố độc lập về tài sản, cũng như không thể tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình.

Mặt khác Điều 84 của Bộ luật Dân sự cũng quy định cụ thể: chi nhánh, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không phải là pháp nhân. Như vậy, có thể hiểu, chi nhánh công ty là một đơn vị phụ thuộc của công ty mà không phải pháp nhân, thực hiện toàn bộ/một phần chức năng của công ty đó. Và một công ty hoàn toàn được thành lập chi nhánh ở cả trong nước và ngoài nước, được quyền có một hoặc nhiều chi nhánh tại địa phương.

2. Điều kiện thành lập chi nhánh tại Thanh Hoá

Khi thành lập chi nhánh tại Thanh Hoá cần phải thực hiện thủ tục đăng ký. Theo đó đăng ký thành lập chi nhánh là quá trình hình thành một đơn vị kinh doanh mới, thuộc sở hữu công ty mẹ, đáp ứng các yêu cầu pháp lý. Nó giúp mở rộng hoạt động, tận dụng cơ hội thị trường, gắn kết khách hàng và tuân thủ quy định pháp luật, đồng thời tạo độ tin cậy cho các bên liên quan.

- Chủ thể thành lập chi nhánh:

Các loại hình công ty có thể thành lập chi nhánh gồm: Doanh nghiệp tư nhân, Công ty hợp danh, Công ty TNHH 1 thành viên, Công ty TNHH 2 thành viên trở lên, Công ty cổ phần. Khi các doanh nghiệp muốn mở rộng kinh doanh có thể thành lập một hoặc một vài chi nhánh tại địa chỉ khác để thực hiện một phần hoặc toàn bộ các chức năng kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp chính.

- Tên của chi nhánh:

Tên chi nhánh là do doanh nghiệp tự chọn nhưng vẫn phải tuân thủ quy tắc sau:

+ Tên chi nhánh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái Tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu

+ Tên chi nhánh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ "Chi nhánh"

+ Phần tên riêng trong tên chi nhánh không được sử dụng cụm từ "công ty", "doanh nghiệp"

Ngoài tên bằng Tiếng Việt, chi nhánh cũng có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt. Tên bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên Tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Tên viết tắt được viết tắt từ tên Tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài.

- Ngành nghề kinh doanh của chi nhánh:

Khi đăng ký ngành nghề kinh doanh cho cho nhánh, bạn chỉ được đăng ký những ngành nghề kinh doanh mà đã được đăng ký cho doanh nghiệp sở hữu chi nhánh đó. Nếu muốn đăng ký thêm ngành nghề kinh doanh khác, bạn cần đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh đó cho doanh nghiệp chính trước rồi mới thực hiện việc đăng ký bổ sung cho chi nhánh sau.

- Địa chỉ hoạt động của chi nhánh:

Địa chỉ đăng ký hoạt động cho chi nhánh đặt trên lãnh thổ Việt Nam phải có đầy đủ các đơn vị hành chính sau:

+ Số nhà, ngách,  hẻm, ngõ, đường/ phố/ tổ/ xóm/ ấp/ thôn.

+ Xã/ phường/ thị trấn

+ Quận/ huyện/ thị xã/ thành phố thuộc tỉnh

+ Tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương

Doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh tại một địa phương theo địa giới hành chính. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể thành lập chi nhánh của công ty tại nước ngoài.- Người đứng đầu của chi nhánh:

Người đứng đầu của chi nhánh là cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi dân sự được Doanh nghiệp bổ nhiệm, có thể là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người khác.

3. Thủ tục thành lập chi nhánh công ty tại Thanh Hoá

- Bước 1: Chuẩn bị đủ điều kiện thành lập chi nhánh (đã thành lập xong công ty)

Theo đó, công ty chuẩn bị các điều kiện, tài liệu để thành lập chi nhánh

-  Bước 2: Soạn hồ sơ thành lập chi nhánh

Bao gồm:

+ Thông báo thành lập chi nhánh ( do người đại diện theo pháp luật ký)

+ Quyết định bằng văn bản về việc thành lập chi nhánh: của chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên. Hội đồng thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên. Đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần. Quyết định của thành viên công ty hợp danh.

+ Biên bản họp về việc thành lập chi nhánh (doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH một thành viên không cần có loại biên bản này.

+ Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh

+ Giấy tờ cá nhân chứng thực của người đứng đầu chi nhánh: nếu là cá nhân có quốc tịch Việt Nam thì cung cấp CMND, CCCD hoặc hộ chiếu; cá nhân có quốc tịch nước ngoài: giấy đăng ký tạm trú do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, giấy phép lao động và hộ chiếu.

+ Văn bản Uỷ quyền của Công ty Luật Hòa Nhựt.

+ Đối với một số ngành nghề do pháp luật quy định, bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của người đứng đầu chi nhánh ( hoặc cá nhân khác thuộc chi nhánh) sẽ được yêu cầu.

- Bước 3: Nộp hồ sơ thành lập chi nhánh công ty và lệ phí công bố thông tin

Công ty tiến hành nộp hồ sơ thành lập chi nhánh công ty và lệ phí công bố thông tin tại Phòng Đăng ký kinh doanh- Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi đặt trụ sở chi nhánh.

- Bước 4: Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận và công bố

+ Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh chi nhánh và công bố thông tin chi nhánh

+ Trường hợp từ chối phải có thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do

- Bước 5: Khắc dấu cho chi nhánh

+ Sau khi nhận được Giấy chứng nhận Đăng ký kinh hoạt động của chi nhánh, chi nhánh thực hiện khắc dấu

+ Khi khắc dấu cho chi nhánh nên bỏ thông tin địa chỉ quận, chỉ ghi thông tin địa chỉ tỉnh để khi có sự thay đổi trụ sở chi nhánh không cần khắc lại chon dấu mới.

- Bước 6: Các thủ tục sau khi thành lập chi nhánh công ty

+ Nộp tờ khai thuế môn bài và nộp thuế môn bài cho chi nhánh

Thuế môn bài của chi nhánh là 1.000.000 đồng/năm

Nếu chi nhánh thành lập trước ngày 1/7 hàng năm thì nộp đủ thuế môn bài là 1.000.000 đồng/năm. Nếu chi nhánh thành lập sau ngày 1/7 hàng năm thì nộp 1/2 thuế môn bài năm đầu thành lập 500.000 đồng/năm

Chi nhánh kê khai và nộp thuế môn bàu trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động

+ Làm biển và treo biển công ty tại trụ sở chính

Chi nhánh phải treo biển công ty tại trụ sở với nội dung như sau: Tên cơ quan chủ quản (cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động tức Sở Kế hoạch và Đầu tư), tên chi nhánh, địa chỉ trụ sở, số điện thoại hoặc email (nếu có)

+ Mua chữ ký số điện tử thực hiện nộp thuế điện tử:

Chi nhánh phải thực hiện mua chữ ký số điện tử để thực hiện nộp thuế điện tử cho chi nhánh

Sau khi chi nhánh nhận được Giấy chứng nhận hoạt động, nhân viên công ty phải gửi thông tin đăng ký hoạt động chi nhánh cho cơ quan thuế, nộp hồ sơ khai thuế ban đầu nếu chi nhánh đặt ở tỉnh thành phố trực thuộc trung ương khác. Ngoài ra vào định kỳ tháng quý chi nhánh cũng phải thực hiện khai thuế Giá trị giá tăng về các khoản thu cho của chi nhánh.
Người dại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh trong thời hạn 10 ngày từ ngày có sự thay đổi.

Vui lòng liên hệ số tổng đài 1900.868644 hoặc liên hệ email: [email protected] để có thêm nhiều thông tin hữu ích!