Thủ tục thuê đất, xin giao đất nuôi trồng thủy hải sản

Việc các cá nhân hay tổ chức muốn nuôi trồng thủy hải sản thì cần thực hiện thao các quy định của pháp luật về Thủ tục xin thuê đất, xin giao đất nuôi trồng thủy hải sản theo quy định của Luật Đất đai 2013 và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Thủ tục thuê đất, xin giao đất nuôi trồng thủy hải sản sẽ được đề cập trong nội dung bài viết dưới đây.

1. Vai trò của đất nuôi trồng thủy sản trong phát triển kinh tế

Đất nuôi trồng thuỷ sản thuộc nhóm đất nông nghiệp nên có thể hiểu đây là đất nông nghiệp sử dụng với mục đích nuôi trông thuỷ sản. Loại đất này bao gồm ao hồ, đầm, sông, ngòi, kênh, rạch, đất có mặt nước ven biển, bãi bồi ven sông, bãi cát, cồn biển, đất sử dụng cho kinh tế trang trại…Tóm lại, đất nuôi trông thuỷ sản là đất có mặt nước nội địa.

Một số quy định của pháp luật về việc thực hiện giao đất cho người dân:

- Không quá 3 ha cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc khu vực Đông Nam Bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long;

- Không quá 2 ha cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác.

Bên cạnh đó, theo quy định Nhà nước đất nuôi trồng thủy sản có thời hạn sử dụng là 50 năm, nếu hết thời hạn sẽ được xem xét và cấp lại nếu đủ điều kiện.

- Vai trò của đất nuôi trồng thủy sản trong phát triển kinh tế:

+ Để có thể tạo lập nên những nền tảng giá trị thủy sản lớn mạnh, đất nuôi trồng thủy sản là cơ sở cốt lõi để sản xuất và nuôi trồng. Về cơ bản, đất nuôi trồng thủy sản là loại đất mang những đặc tính riêng biệt. Tại đây, nguồn đất này giúp sinh vật, thủy sản sinh sống và phát triển. Đất nuôi trồng thủy sản giúp nuôi dưỡng nguồn thủy sản. Đây là nguồn sống, cung cấp chất dinh dưỡng để thủy sản sinh sôi và phát triển.

+ Không phải ở địa phương nào cũng có thể nuôi trồng thủy sản. Chỉ khi đảm bảo những yêu cầu nhất định về điều kiện sống, phát triển của thủy sản thì loại đất đó mới được xem là môi trường để nuôi dưỡng chúng. Chính vì vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tạo nên nguồn thủy sản phong phú, đa dạng, Nhà nước đã đưa ra những quy định hết sức chặt chẽ và rõ ràng về đất nuôi trồng thủy sản. Bao gồm mục đích sử dụng đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hạn mức sử dụng đất.

2. Thủ tục thuê đất, xin giao đất nuôi trồng thủy hải sản

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Để thực hiện thủ tục xin thuê đất nuôi trồng thủy sản, bạn phải chuẩn bị các giấy tờ như sau:

- Đơn xin giao đất, cho thuê đất theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất;

- Trích lục bản đồ địa chính thửa đất hoặc trích đo địa chính thửa đất. Cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm cung cấp trích lục bản đồ địa chính thửa đất đối với những nơi đã có bản đồ địa chính hoặc thực hiện trích đo địa chính thửa đất theo yêu cầu của người xin giao đất, thuê đất.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Sau khi chuyển bị 01 bộ hồ sơ như trên, bạn nộp tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận một cửa có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ sẽ hướng dẫn người thực hiện thủ tục bổ sung, sửa đổi lại. Trường hợp hồ sơ đã hợp lệ, cán bộ tiếp nhận hồ sơ sẽ trao giấy hẹn trả kết quả cho người xin giao đất.

Bước 3: Giải quyết hồ sơ

Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai chuyển hồ sơ cho Phòng tài nguyên và môi trường lập hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giao đất, cho thuê đất, gồm các loại giấy tờ:

- Đơn xin giao đất, cho thuê đất theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất;

- Trích lục bản đồ địa chính thửa đất hoặc trích đo địa chính thửa đất. Cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm cung cấp trích lục bản đồ địa chính thửa đất đối với những nơi đã có bản đồ địa chính hoặc thực hiện trích đo địa chính thửa đất theo yêu cầu của người xin giao đất, thuê đất;

- Văn bản thẩm định nhu cầu sử dụng đất; thẩm định điều kiện giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật;

- Tờ trình kèm theo dự thảo quyết định giao đất hoặc dự thảo quyết định cho thuê đất (Mẫu số 02 hoặc Mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư 30/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất.

Bước 4: Trả kết quả

Căn cứ thông tin nhận được, Ủy ban nhân dân huyện quyết định giao đất, cho thuê đất cho các hộ gia đình, cá nhân.

3. Có nên mua đất nuôi trồng thủy sản không?

Để quyết định có nên mua đất nuôi trồng thủy sản hay không, chúng ta hãy cân nhắc đến những ưu và nhược điểm khi mua loại đất này.

Ưu điểm của đất nuôi trồng thủy sản:

- Giá rẻ: Vì thuộc nhóm đất nông nghiệp nên so với các loại đất khác như đất thổ cư thì đất nuôi trồng thủy sản có giá rẻ hơn nhiều.

- Quỹ đất lớn: Hiện đất nuôi trồng thủy sản vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng diện tích đất trên cả nước nên người mua có nhiều cơ hội lựa chọn hơn.

- Khả năng sinh lời cao:  đất nuôi trồng thủy sản nếu chuyển đổi lên đất thổ cư thì sẽ có giá trị gấp nhiều lần, nhà đầu tư có thể nhận lợi nhuận rất lớn.

Nhược điểm của đất nuôi trồng thủy sản:

- Khó chuyển đổi mục đích sử dụng đất: Không phải đất nuôi trồng thủy sản nào cũng được chuyển đổi mục đích sử dụng mà còn phụ thuộc vào kế hoạch sử dụng đất của địa phương và phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

- Phí chuyển đổi cao: Bao gồm tiền sử dụng đất, lệ phí cấp giấy chứng nhận, lệ phí trước bạ và phí thẩm định hồ sơ. Mặc dù phí chuyển đổi đã được quy định rõ tại Nghị định 45/2014/NĐ-CP nhưng không thống nhất trong mọi trường hợp nên người mua khó xác định dẫn đến tính toán sai.

- Quy trình chuyển đổi phức tạp: Thủ tục chuyển đổi đất nuôi trồng thủy sản được trình bày như ở trên nhưng trong đó bước tra hồ sơ và xác minh thực địa thường gặp nhiều khó khăn. Thời gian thực hiện chuyển đổi có thể kéo dài khiến người mua gặp khó khăn nếu phải chôn vốn quá lâu.

- Tách thửa tương đối khó khăn:

Hiện nay, pháp luật không cấm người sử dụng đất thực hiện thủ tục tách thửa đất nông nghiệp, để tách thửa, phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 188 Luật đất đai 

+ Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

+ Đất không có tranh chấp.

+ Quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án.

+ Trong thời hạn sử dụng đất

+ Diện tích đất đáp ứng được về hạn mức, diện tích tối thiểu để tách thửa.

+ Diện tích tối thiểu để tách thửa được UBND cấp tỉnh quy định phù hợp với điều kiện của từng địa phương.

Do đó, để tách thửa đất nuôi trồng thủy sản, cần đáp ứng các quy định trên của pháp luật.

Vì vậy, trước khi mua đất nuôi trồng thủy sản bạn hãy cân nhắc tùy nhu cầu, tài chính của bản thân và tình hình thực tế của mảnh đất để đưa ra quyết định đúng đắn nhất.

Như vậy trên đây là toàn bộ thông tin về Thủ tục thuê đất, xin giao đất nuôi trồng thủy hải sản mà Công ty Luật Hòa Nhựt muốn gửi đến quý khách mang tính tham khảo. Nếu quý khách còn vướng mắc về vấn đề trên hoặc mọi vấn đề pháp lý khác, quý khách hãy vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến theo số điện thoại 19006162 để được Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp qua tổng đài kịp thời hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc.

Nếu quý khách cần báo giá dịch vụ pháp lý thì quý khách có thể gửi yêu cầu báo phí dịch vụ đến địa chỉ email: [email protected] để nhận được thông tin sớm nhất! Rất mong nhận được sự hợp tác và tin tưởng của quý khách! Luật Hòa Nhựt xin trân trọng cảm ơn!