Thư viện sao chép khóa luận tốt nghiệp, luận văn, luận án là đúng hay sai?

Khóa luận tốt nghiệp là một đồ án khóa học thường dành chương trình đào tạo đại học , nội dung phản ảnh những kiến thức, kỹ năng và thái độ của người học thông qua những hiểu biết chuyên ngành và được chuyển tải thành những kỹ năng chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp được viết với việc tuân thủ chặt chẽ đạo đức học thuật. Khóa luận tốt nghiệp đại học cũng phản ánh mối tương quan giữa chương trình đào tạo và kết quả học tập mong đợi, thông qua việc người học không chỉ biết vận dụng kiến thức đã học vào một môi trường cụ thể, mà còn thể hiện khả năng liên kết những ý tưởng sáng tạo, thiết kế và vận hành chúng vào thực tiễn đời sống.Thư viện sao chép khóa luận tốt nghiệp, luận văn, luận án là đúng hay sai?

1. Hiểu thể nào là khóa luận tốt nghiệp, luận văn, luận án?

Khóa luận tốt nghiệp là một đồ án khóa học thường dành chương trình đào tạo đại học , nội dung phản ảnh những kiến thức, kỹ năng và thái độ của người học thông qua những hiểu biết chuyên ngành và được chuyển tải thành những kỹ năng chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp được viết với việc tuân thủ chặt chẽ đạo đức học thuật. Khóa luận tốt nghiệp đại học cũng phản ánh mối tương quan giữa chương trình đào tạo và kết quả học tập mong đợi, thông qua việc người học không chỉ biết vận dụng kiến thức đã học vào một môi trường cụ thể, mà còn thể hiện khả năng liên kết những ý tưởng sáng tạo, thiết kế và vận hành chúng vào thực tiễn đời sống.

Luận văn là một văn bản trình bày công trình nghiên cứu về những đề tài mang tính cấp thiết và không trùng lặp. Các đề tài trong luận văn thường được tác giả lựa chọn theo chuyên môn, ý thích hoặc được ấn định bởi bộ môn mà chúng ta lựa chọn viết luận văn.

Luận án  là kết quả nghiên cứu khoa học của nghiên cứu sinh, trong đó chứa đựng những đóng góp mới về lý luận và thực tiễn ở lĩnh vực chuyên môn, có giá trị trong việc phát triển, gia tăng tri thức khoa học và giải quyết trọn vẹn vấn đề đặt ra của đề tài luận án. Luận án được thực hiện bởi những người theo học bậc Tiến sỹ. Luận án được thực hiện bởi những người theo học bậc Tiến sỹ, những người này họ đã trải qua bậc Thạc sỹ và do đó họ có vốn kiến thức sâu sắc hơn để có thể thực hiện luận án.

2. Quyền sao chép tác phẩm được hiểu như thế nào?

 Quyền sao chép tác phẩm quy định là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc tạo ra bản sao tác phẩm bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, bao gồm cả việc tạo ra bản sao dưới hình thức điện tử.

3. Thư viện sao chép khóa luận tốt nghiệp, luận văn, luận án là đúng hay sai?

Căn cứ vào Điều 25  Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 có quy định các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao bao gồm:

- Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân. 

- Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình.

- Trích dẫn tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để viết báo, dùng trong ấn phẩm định kỳ, trong chương trình phát thanh, truyền hình, phim tài liệu.

- Trích dẫn tác phẩm để giảng dạy trong nhà trường mà không làm sai ý tác giả, không nhằm mục đích thương mại.

- Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu.

-  Biểu diễn tác phẩm sân khấu, loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong các buổi sinh hoạt văn hoá, tuyên truyền cổ động không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào.

- Ghi âm, ghi hình trực tiếp buổi biểu diễn để đưa tin thời sự hoặc để giảng dạy.

- Chụp ảnh, truyền hình tác phẩm tạo hình, kiến trúc, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng được trưng bày tại nơi công cộng nhằm giới thiệu hình ảnh của tác phẩm đó.

- Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị.

- Nhập khẩu bản sao tác phẩm của người khác để sử dụng riêng.

Căn cứ vào Điều 22 Nghị định  22/2018/NĐ-CP có quy định về sao chép tác phẩm như sau:

- Tự sao chép một bản áp dụng với trường hợp nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân không nhằm mục đích thương mại.

- Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu là việc sao chép không quá một bản. Thư viện không được sao chép và phân phối bản sao tác phẩm tới công chúng, kể cả bản sao kỹ thuật số.

Như vậy,  trường hợp thư viện chỉ được tự do sao chép một  bản các khóa luận tốt nghiệp, luận văn, luận án để phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân thì không phải xin phép hay trả nhuận bút, thù lao . Trong trường hợp thư viện sao chép nhiều hơn 01 bản thì phải xin phép tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả. 

4. Quy định về các hành vi xâm phạm quyền tác giả

Căn cứ vào Điều 28 Luật sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi Khoản 8 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 có hiệu lực từ ngày 01/01/2023 quy định :

- Xâm phạm quyền nhân thân.

- Xâm phạm quyền tài sản.

-  Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ.

- Cố ý hủy bỏ hoặc làm vô hiệu biện pháp công nghệ hữu hiệu do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình nhằm thực hiện hành vi quy định pháp luật.

- Sản xuất, phân phối, nhập khẩu, chào bán, bán, quảng bá, quảng cáo, tiếp thị, cho thuê hoặc tàng trữ nhằm mục đích thương mại các thiết bị, sản phẩm hoặc linh kiện, giới thiệu hoặc cung cấp dịch vụ khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị, sản phẩm, linh kiện hoặc dịch vụ đó được sản xuất, sử dụng nhằm vô hiệu hóa biện pháp công nghệ hữu hiệu bảo vệ quyền tác giả.

- Cố ý xóa, gỡ bỏ hoặc thay đổi thông tin quản lý quyền mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả khi biết hoặc có cơ sở để biết việc thực hiện hành vi đó sẽ xúi giục, tạo khả năng, tạo điều kiện thuận lợi hoặc che giấu hành vi xâm phạm quyền tác giả theo quy định của pháp luật.

- Cố ý phân phối, nhập khẩu để phân phối, phát sóng, truyền đạt hoặc cung cấp đến công chúng bản sao tác phẩm khi biết hoặc có cơ sở để biết thông tin quản lý quyền đã bị xóa, gỡ bỏ, thay đổi mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả; khi biết hoặc có cơ sở để biết việc thực hiện hành vi đó sẽ xúi giục, tạo khả năng, tạo điều kiện thuận lợi hoặc che giấu hành vi xâm phạm quyền tác giả theo quy định của pháp luật.
- Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ quy định để được miễn trừ trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian.

Như vậy, sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giảo chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả là hành vi xâm phâm quyền tác giả, trừ trường hợp thư viện chỉ  sao chép một bản các khóa luận tốt nghiệp, luận văn, luận án để phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân.

5. Quy định về hồ sơ đăng ký quyền tác giả

Hồ sơ đăng ký quyền tác giả như sau: 

- Tờ khai đăng ký quyền tác giả.

+ Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt có đầy đủ thông tin về người nộp hồ sơ, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc chủ sở hữu quyền liên quan;

+ Thời gian hoàn thành.

+ Tóm tắt nội dung tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình hoặc chương trình phát sóng;

+ Tên tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm phái sinh nếu tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh;

+ Thời gian, địa điểm, hình thức công bố;

+ Thông tin về cấp lại, cấp đổi (nếu có), cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong tờ khai.

+ Tờ khai do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan ký tên hoặc điểm chỉ, trừ trường hợp không có khả năng về thể chất để ký tên hoặc điểm chỉ. 

- Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc hai bản sao bản định hình đối tượng đăng ký quyền liên quan.

- Giấy ủy quyền, nếu người nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan là người được ủy quyền.

- Tài liệu chứng minh là chủ sở hữu quyền do tự sáng tạo hoặc do giao nhiệm vụ sáng tạo, giao kết hợp đồng sáng tạo, được thừa kế, được chuyển giao quyền.

- Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả.

- Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan.

Sau khi hoàn tất hồ sơ thì sẽ nộp hồ sơ tại Nộp trực tiếp tại Cục Bản quyền tác giả. Địa chỉ tại các địa chỉ sau: Cục Bản quyền tác giả: Số 33 Ngõ 294/2 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội, TP. Hà Nội.Hoặc văn phòng đại diện tại TP. Hồ Chí Minh: Số 170 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 6, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh Hoặc văn phòng đại diện tại TP. Đà Nẵng: Số 58 Phan Chu Trinh, Quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.

Mọi vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận Luật sư tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900.868644 hoặc địa chỉ email [email protected] để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.