Kính gửi công ty Luật Hòa Nhựt, hiện tại tôi có một vấn đề muốn được tham khảo ý kiến của công ty như sau: Công ty tôi là công ty dược phẩm và có mở một chi nhánh là nhà thuốc trực thuộc công ty (chi nhánh này hạch toán phụ thuộc) chuyên bán lể các sản phẩm là thuốc thành phẩm. Các anh/chị luật sư có thể hỗ trợ giúp tôi về việc hóa đơn giá trị gia tăng đầu vào ghi địa chỉ của chi nhánh (tức là địa chỉ của nhà thuốc) thì khi kê khai thuế có được kê khai những hóa đơn đó chung với công ty không? Hay chỉ những hóa đơn giá trị gia tăng ghi rõ địa chỉ của công ty thì mới được kê khai? Và nếu hóa đơn giá trị gia tăng đầu vào không được ghi địa chỉ của chi nhánh thì những hóa đơn đầu vào đã ghi địa chỉ của chi nhánh nên giải quyết như thế nào?
Rất mong nhận được sự hỗ trợ của Công ty Luật Hòa Nhựt, Xin chân thành cảm ơn!
Trả lời:
Cơ sở pháp lý căn cứ quy định của Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 6 tháng 11 năm 2013 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế có thể phân tích chi tiết như sau:
1. Khái niệm về hóa đơn đầu vào
Hóa đơn đầu vào được hiểu là dạng hóa đơn dùng cho mục đích mua sắm hàng hóa, vật tư nhằm phục vụ cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Theo đó, khi tiến hành xuất hàng hóa ra khỏi kho lưu trữ, các đơn vị kinh doanh cần phải có các chứng chứng từ cần thiết sau của hóa đơn đầu vào để làm căn cứ quyết toán các nghiệp vụ có liên quan bao gồm:
- Hợp đồng mua bán hàng hóa.
- Phiếu xuất, nhập kho đối với các hàng hóa bán ra hoặc mua vào,
- Phiếu thu, biên lai ghi lại số tiền giao dịch với khách hàng với các loại hàng hóa mua vào khác nhau.
- Biên bản thanh lý hợp đồng mua bán.
2. Như thế nào là chi nhánh hạch toán phụ thuộc
Chi nhánh hạch toán phụ thuộc được hiểu là loại hình chi nhánh kinh doanh của doanh nghiệp, áp dụng hình thức hạch toán phục, tức là tập hợ các chứng từ rồi cuối tháng gửi về công ty chính đẻ tiến hành kê khai tập trung với trụ sở chính. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 44 Luật doanh nghiệp năm 2020 quy định về chi nhánh hạch toán phụ thuộc, cụ thể như sau:
"Điều 44. Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp
1. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp".
Như vậy căn cứ theo quy định nêu trên thì các chi nhánh hạch toán phụ thuộc sẽ không có tư cách pháp nhân, việc hoạt động của các chi nhánh này phục thuộc vào doanh nghiệp (trụ sở chính).
3. Kế khai hóa đơn đầu vào đối với chi nhánh hạch toán phụ thuộc
3.1 Kê khai hóa đơn đầu vào đối với chi nhánh hạch toán phụ thuộc cùng tỉnh
Nếu chi nhánh đó kinh doanh tại địa phương cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương với trụ sở chính thì khai thuế giá trị gia tăng tập trung tại trụ sở chính. Cụ thể, điểm b khoản 1 Điều 11 Thông tư 156/2013/TT-BTC quy định về cách khai thuế giá trị gia tăng đối với chi nhánh, cụ thể như sau:
"Điều 11. Khai thuế giá trị gia tăng
1. Trách nhiệm nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng cho cơ quan thuế
b) Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc kinh doanh ở địa phương cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cùng nơi người nộp thuế có trụ sở chính thì người nộp thuế thực hiện khai thuế giá trị gia tăng chung cho cả đơn vị trực thuộc.
Nếu đơn vị trực thuộc có con dấu, tài khoản tiền gửi ngân hàng, trực tiếp bán hàng hóa, dịch vụ, kê khai đầy đủ thuế giá trị gia tăng đầu vào, đầu ra có nhu cầu kê khai nộp thuế riêng phải đăng ký nộp thuế riêng và sử dụng hóa đơn riêng.
Căn cứ tình hình thực tế trên địa bàn quản lý, giao Cục trưởng Cục Thuế địa phương quyết định về nơi kê khai thuế đối với trường hợp người nộp thuế có hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống, nhà hàng, khách sạn, massage, karaoke".
Vậy căn cứ theo quy định nêu trên thì hóa đơn giá trị gia tăng đầu vào xuất cho tên chi nhánh không vi phạm các quy định của pháp luật hiện hành và trụ sở chính vẫn được quyền sử dụng hóa đơn đầu vào của chi nhánh để kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào mà không cần điều chỉnh lại tên trên hóa đơn đầu vào của chi nhánh.
3.2 Kê khai hóa đơn đầu vào đối với chi nhánh hạch toán phụ thuộc khác tỉnh
Nếu chi nhánh đó kinh doanh tại địa phương khác tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương với trụ sở chính thì khai thuế giá trị gia tăng tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp chi nhánh. Cụ thể, điểm c khoản 1 Điều 3 Thông tư số 156/2013/TT-BTC quy định về cách kê khai thuế đối với những chi nhánh hạch toán phụ thuộc trên địa bàn khác tỉnh với trụ sở chính, cụ thể như sau:
"c) Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc kinh doanh ở địa phương cấp tỉnh khác nơi người nộp thuế có trụ sở chính thì đơn vị trực thuộc nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của đơn vị trực thuộc; nếu đơn vị trực thuộc không trực tiếp bán hàng, không phát sinh doanh thu thì thực hiện khai thuế tập trung tại trụ sở chính của người nộp thuế."
Căn cứ vào Điều 11 Thông tư số 156/2013/TT-BTC Bộ Tài chính đã quy định cách kê khai thuế giá trị gia tăng đối với các chi nhánh hạch toán phụ thuộc như sau:
- Trường hợp chi nhánh phụ thuộc cùng tỉnh trụ sở chính thì kê khai tại trụ sở chính. Hoặc những chi nhánh phụ thuộc không trực tiếp bán hàng, không phát sinh doanh thu thì kê khai tại trụ sở chính.
- Trường hợp chi nhánh phụ thuộc khác tỉnh trụ sở chính thì kê khai thuế Gía trị gia tăng tại chi nhánh.
Ngoài ra căn cứ theo quy định tại Điều 12, Thông tư số 156/2013/TT-BTC, Bộ Tài chính quy định cách kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp với chi nhánh hạch toán phụ thuộc như sau:
- Các chi nhánh hạch toán phụ thuộc áp dụng kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp tại trụ sở chính. Theo đó, người nộp thuế có trách nhiệm khai tập trung tại trụ sở chính cả phần phát sinh tại nơi có trụ sở chính và ở nơi có cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc.
- Các chi nhánh không phải kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ kê khai thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và môn bài tại cơ quan thuế của chi nhánh đó.
Ngoài ra, liên quan tới vấn đề khai thuế hóa đơn đầu vào của chi nhánh phụ thuộc, tại Điểm 2.6 của Phụ lục 4, Thông tư 39/2014/TT-BTC, Bộ Tài chính quy định: Nếu chi nhánh hạch toán phụ thuộc ở khác tỉnh với trụ sở chính, khi điều chuyển hàng hoá cho những chi nhánh này để bán thì doanh nghiệp có thể lựa chọn 1 trong 2 cách sử dụng hoá đơn, chứng từ như sau:
- Lập hoá đơn giá trị gia tăng
- Lập phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ kèm theo lệnh điều động nội bộ. Riêng với trường hợp lập phiếu xuất kho, các chi nhánh hạch toán phụ thuộc phải lập hóa đơn theo quy định giao cho người mua, đồng thời lập bảng kê hàng hóa bán ra gửi về cơ sở có hàng hóa điều chuyển hoặc cơ sở có hàng hoá gửi bán để cơ sở giao hàng lập hóa đơn giá trị gia tăng cho hàng hóa thực tế tiêu thụ giao cho cơ sở hạch toán phụ thuộc, chi nhánh, cửa hàng. Đồng thời, chi nhánh hạch toán phụ thuộc thực hiện kê khai nộp thuế giá trị gia tăng đối với số hàng xuất bán cho người mua và được kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào theo hóa đơn giá trị gia tăng của cơ sở giao hàng xuất cho.
Như vậy, căn cứ vào quy định trên thì việc điều chuyển hàng hóa từ trụ sở chính đến các chi nhánh, địa điểm kinh doanh thì được phép xuất hàng trước, lập hóa đơn sau khi có khối lượng bán thực tế dựa trên bảng kê mà chi nhánh gửi về. Chi nhánh được sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng mà trụ sở chính xuất để kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào.
Ngoài ra, tại Điều 3, Thông tư số 119/2014/TT-BTC, Bộ Tài chính cũng có quy định:
- Các chi nhánh của doanh nghiệp kinh doanh nông, lâm, thủy sản, có thu mua hàng hóa là nông, lâm, thủy sản để điều chuyển, xuất bán về trụ sở chính thì sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, không sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng.
- Hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất thì không phải lập hoá đơn, không phải tính, nộp thuế giá trị gia tăng.
- Các chi nhánh hạch toán phụ thuộc có thể xin cấp mã số thuế riêng và đặt in hoá đơn giá trị gia tăng.
Như vậy hóa đơn xuất cho chi nhánh thì chi nhánh sẽ kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào tại chi nhánh. Và pháp luật cũng không có bất kỳ một quy định nào về việc không được ghi địa chỉ chi nhánh trên hóa đơn đầu vào vậy nên trong trường hợp này bạn hoàn toàn có thể ghi thông tin về địa chỉ của chi nhánh trên hóa đơn đầu vào.
Những điều cần lưu ý: Công ty bạn không cần phải điều chỉnh lại những hóa đơn đã xuất cho chi nhánh, vì khai tập trung tại trụ sở chính hay khai tại chi nhánh thì hóa đơn đó đều hợp lệ.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.868644 hoặc gửi qua email: [email protected] để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Hòa Nhựt. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.