04 loại tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự

Hợp đồng bảo đảm là một trong những loại hợp đồng phổ biến và ứng dụng nhiều trong cuộc sống, vậy bạn có biết tài sản nào là tài sản để đảm bảo thực hiện không? Cùng Luật Hòa Nhựt tìm hiểu nhé!

1. Tài sản đảm bảo là gì?

Dựa trên mục đích của tài sản đảm bảo, ta có thể hiểu tài sản đảm bảo hay còn gọi là tài sản bảo đảm là tài sản được bên bảo đảm dùng để làm tin với bên nhận bảo đảm để cam kết rằng bên bảo đảm sẽ chắc chắn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, được sử dụng trong các hoạt động như thế chấp, đặt cọc, cầm cố, ký cược,... Trong trường hợp bên bảo đảm không thực hiện nghĩa vụ như đã thoả thuận thì tài sản bảo đảm sẽ thuộc về bên nhận bảo đảm.

Căn cứ vào định nghĩa tại Điều 3 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được Chính phủ ban hành ngày 19 tháng 3 năm 2021, thì bên bảo đảm là bên cầm cố, thế chấp, đặt cọc, ký quỹ, bên bảo lãnh, trong các mối quan hệ cầm cố, thế chấp, đặt cọ, ký cược,.. Bên nhận bảo đảm là bên nhậm cầm cố, thế chấp, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lãnh,... Sự kiện pháp lý để phát sinh quan hệ giữa bên nhận bảo đảm và bên bảo đảm là việc ký hơp đồng bảo đảm. Theo đó, hợp đồng bảo dảm bao gồm hợp đồng cầm cố tài sản, hợp đồng thế chấp tài sản, hợp đồng đặt cọc, hợp đồng ký cược, hợp đồng ký quỹ, hợp đồng mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu, hợp đồng bảo lãnh hoặc hợp đồng tín chấp. Hợp đồng bảo đảm có thể là sự thoả thuận giữa bên bảo đảm hoặc bên nhận bảo đảm hoặc thoả thuận giữa bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm và người có nghĩa vụ bảo đảm. Hợp đồng bảo đảm có thể được thể hiện dưới dạng hợp đồng riêng hoặc là điều khoản về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong hình thức giao dịch dân sự khác phù hợp với quy định của pháp luật.

2. Loại tài sản dùng để bảo đảm khi thực hiện nghĩa vụ dân sự

Theo Bộ luật Dân sự 2015, Tài sản bảo đảm hợp pháp được quy định với các đặc điểm sau:

- Tài sản bảo đảm có thể được mô tả chung, nhưng phải xác định được

- Tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ trường hợp cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu

- Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai

- Giá trị của tài sản bảo đảm có thể lớn hơn hoặc bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm 

Để hiểu rõ hơn về các loại tài sản đảm bảo khi thực hiện nghĩa vụ dân sự, ta dựa vào, căn cứ vào quy định của Nghị định 21/2021/NĐ-CP, ta có 4 loại tài sản dùng để đảm bao thực hiện nghĩa vụ dân sự bao gồm:

Thứ nhất, Tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai, trừ trường hợp Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan cấm mua bán, cấm chuyển nhượng hoặc cấm chuyển giao về quyền sở hữu tại thời điểm xác lập hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm.

Trong đó, tài sản hiện có là tài sản hiện đã hình thành và đã xác lập quyền sở hữu của cá nhân, tổ chức đó trước thời điểm xác lập giao dịch. Ví dụ: Giấy đăng ký xe máy, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và nhà ở đã được cấp trước thời điểm anh B ký hợp đồng thế chấp với bên nhận bảo đảm.

Còn tài sản hình thành trong tương lai, điểm khác nhau giữa tài sản hình thành trong tương lại và tài sản hiện có đó chính là thời điểm tổ chức, cá nhân đó xác lập quyền sở hữu. Tài sản hình thành trong tương lai là tài sản được xác lập sau thời điểm xác lập giao dịch. Ví dụ: Thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai là tài sản thế chấp. Với tài sản này, nếu là chủ đầu tư ta cần phải có hồ sơ dự án, thiết kế kỹ thuật của dự án đã được phê duyệt và quyết định cho thuê đất, giao đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thay vì là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với tài sản hiện có.

Thứ hai, Tài sản bán trong hợp đồng mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu.

Bảo lưu quyền sở hữu tài sản trong hợp đồng mua bán được hiểu là việc bên bán có thể bảo lưu quyền sở hữu tài sản cho đến khi bên mua có thể thực hiện được hết đúng và đủ nghĩa vụ như đã thoả thuận với bên bán.  Ví dụ: Ông A mua đất của ông B, tuy nhiên ông A chưa đủ kinh tế và tài chính để trả hết cho ông B trong một lần, nên đã lập hợp đồng bảo lưu quyền sở hữu. Như vậy thì ông A có thể trả thành nhiều lần, và đến khi trả hết số tiền đã thoả thuận cũng như các nghĩa vụ cam kết khác nếu có thì mảnh đất sẽ thuộc quyền sở hữu của ông A, còn trong thời gian ông A chưa trả xong thì mảnh đất đó vẫn thuộc quyền sở hữu của ông B.

Thứ ba, Tài sản thuộc đối tượng của nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ bị vi phạm đối với biện pháp cầm giữ.

Ví dụ: Ông B và ông C thực hiện hợp đồng song vụ, song ông B vi phạm nghĩa vụ thanh toán nên tài sản của ông B bị ông C chiếm giữ, đây là trường hợp cầm giữa tài sản hợp pháp. Và tài sản này có thể được dùng làm tài sản đảm bào khi ông C thực hiện nghĩa vụ dân sự.

Thứ tư, Tài sản thuộc sở hữu toàn dân trong trường hợp pháp luật liên quan có quy định.

Tài sản thuộc sở hữu toàn dân gồm có đất đai, tài nguyên nước, khoáng sản, nguồn lợi ở vùng trời, vùng viển, tài nguyên thiên nhiên khác là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân với người đại diện chủ sở hữu và quản lý là Nhà nước.

Ngoài ra, một nghĩa vụ có thể được bảo đảm thực hiện bằng nhiều biện pháp bảo đảm. Đồng thời, một nghĩa vụ cũng có thể được bảo đảm thực hiện bằng nhiều tài sản. Phạm vi thực hiện nghĩa vụ của từng tài sản trong số các tài sản bảo đảm được xác định theo thỏa thuận của các bên. Nếu không thỏa thuận được thì bất kỳ tài sản nào trong số đó được dùng để bảo đảm thực hiện toàn bộ nghĩa vụ.

3. Mô tả tài sản đảm bảo

- Trường hợp tài sản đảm bảo là bất động sản, động sản mà theo quy định thì phải đăng ký thì thông tin đó được mô tả theo thoả thuận phải phù hợp với thông tin trên Giấy chứng nhận

- Trường hợp tài sản bảo đảm là quyền tài sản thì thông tin được mô tả theo thoả thuận phải thể hiện được tên, căn cứ pháp lý phát sinh quyền tài sản. 

- Trường hợp vật đảm bảo có vật phụ, vật đồng bộ hoặc vật đặc định thì việc mô tả phải thể thiện được đăc điểm này

- Trường hợp tài sản đảm bảo là giấy tờ có giá, chứng khoản, số dư tiền gửi, thì việc mô tả tài sản đảm bảo phải phù hợp với quy định của pháp luật về giấy tờ có giá, chứng khoán, ngân hàng.

- Trường hợp dự án đầu tư dùng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ là dự án xây dựng nhà ở, dự án xây dựng công trình không phải là nhà ở, dự án khác mà theo quy định của pháp luật liên quan phải có Giấy chứng nhận, Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc căn cứ pháp lý khác thì việc mô tả trong hợp đồng bảo đảm phải thể hiện được căn cứ pháp lý tại Điều 18 Nghị định 21/2021/NĐ-CP.

- Việc mô tả đối với tài sản bảo đảm là kho hàng  phải thể hiện được địa chỉ, số hiệu kho (nếu có) hoặc dấu hiệu khác của vị trí kho hàng. Hàng hoá luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh có thể là hàng hoá trong kho hoặc là hàng hoá đang tham gia quá trình sản xuất, kinh doanh.

Như vậy trên đây là toàn bộ thông tin về 04 loại tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự mà Công ty Luật Hòa Nhựt muốn gửi đến quý khách mang tính tham khảo. Nếu quý khách còn vướng mắc về vấn đề trên hoặc mọi vấn đề pháp lý khác, quý khách hãy vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến theo số điện thoại 1900.868644 để được Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài kịp thời hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc.

Nếu quý khách cần báo giá dịch vụ pháp lý thì quý khách có thể gửi yêu cầu báo phí dịch vụ đến địa chỉ email: [email protected] để nhận được thông tin sớm nhất! Rất mong nhận được sự hợp tác và tin tưởng của quý khách! Luật Hòa Nhựt xin trân trọng cảm ơn!