1. Mở đầu vấn đề
Sự dễ dàng vượt qua biên giới của những sáng tạo trí tuệ có nghĩa là hầu hết những người nắm quyền sở hữu trí tuệ đều quan tâm bảo vệ quyền của mình không phải chỉ ở một nước. Công ước Pari năm 1883 về Bảo hộ Sở hữu Công nghiệp và Công ước Beme năm 1886 về Bảo hộ Tác phẩm Nghệ thuật và Văn học, cơ sở của sự bảo hộ quốc tế, nêu ra nguyên tắc đối xử quốc gia, nghĩa là công dân của những nước khác phải chấp nhận một sự đối xử như nhau trong mỗi một nước như áp dụng cho công dân nước mình, không kê đến sự có đi có lại. Ngày nay những nguyên tắc này vẫn còn là cơ sở cho sự bảo hộ quốc tế đối với quyền sở hữu trí tuệ.
2. Công ước Paris về sở hữu công nghiệp
Theo Công ước Paris, có ba phạm trù về các điều khoản quan trọng: đối xử quốc gia, quyền về câc qui tắc ưu tiên và càc qui tắc chung, cốt lõi của quyền về các qui tắc ưu tiên dựa trên cơ sở nộp đơn lần đầu tại một Nhà nước Thành viên, người nộp đơn trong thòi kỳ nhất định (12 tháng cho bằng sáng chế và hình mẫu công ích, 6 tháng cho thương hiệu và thiết kế công nghiệp) có thể xin bảo hộ tại bất cứ Nhà nước Thành viên khác, có cùng một hiệu lực như ngày của đơn đã nộp lần đầu. Câc qui tắc chung được đề ra như nhũng tiêu chuẩn tối thiểu cho mỗi một quyền sở hữu trí tuệ mà các bên ký kết phải thực hiện.
3. Bàn luận về sự ra đời của Công ước Paris năm 1883
Trong suốt cuối thế kỷ 19, trước khi có sự ra đời của các công ước quốc tế trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, việc bảo hộ các quyền sở hữu công nghiệp tại các quốc gia khác nhau trên thế giới là khó khăn vì luật pháp tại các nước này rất đa rạng. Hơn nữa, đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế phải được nộp đồng thời tại tất cả các quốc gia nhằm tránh hệ quả là việc công bố tại một quốc gia sẽ làm mất tính mới của sáng chế đó tại các quốc gia khác. Những vấn đề thực tiễn này đã thúc đẩy mong muốn khắc phục được các trở ngại đó.
Trong nửa cuối thế kỷ 19, sự phát triển của công nghệ theo xu hướng quốc tế hoá và sự tăng trưởng của thương mại quốc tế khiến cho việc hài hoà hoá pháp luật về sở hữu công nghiệp về cả lĩnh vực nhãn hiệu và sáng chế trở nên cấp thiết. Khi Chính phủ hai nước Áo-Hungary mời các quốc gia khác tham dự một triển lãm quốc tế về sáng chế được tổ chức tại Viên năm 1873 thì một thực tế đã cản trở sự tham gia này là nhiều khách mời nước ngoài không sẵn sàng trưng bày các sáng chế của họ tại triển lãm đó do chưa có sự bảo hộ pháp lý thỏa đáng đối với các sáng chế được mang đến triển lãm đó.
Điều này dẫn đến hai xu hướng: thứ nhất, một luật đặc biệt của Áo bảo đảm sự bảo hộ tạm thời cho sáng chế, nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp của tất cả những người nước ngoài tham gia triển lãm đó. Thứ hai, Hội nghị Viên về cải cách chế độ bảo hộ sáng chế đã được nhóm họp trong cùng năm đó, năm 1973. Hội nghị đã soạn thảo một số nguyên tắc là cơ sở cần có của một hệ thống sáng chế hữu ích và có hiệu quả và cũng đã thúc giục các chính phủ “phải tạo ra một thỏa thuận sơ bộ quốc tế về bảo hộ sáng chế càng sớm càng tốt”. Tiếp theo Hội nghị Viên, một Hội nghị quốc tế về sở hữu công nghiệp đã được nhóm họp tại Pari năm 1878. Kết quả chính của hội nghị này là một quyết định rằng một trong số các chính phủ được yêu cầu phải triệu tập một hội nghị ngoại giao quốc tế “với nhiệm vụ là xác định cơ sở của một hệ thống pháp luật thống nhất” trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.
Sau hội nghị đó, bản dự thảo cuối cùng đề xuất thành một “hiệp hội” quốc tế về bảo hộ sở hữu công nghiệp đã được chuẩn bị tại pháp và đã được Chính phủ Pháp gửi tới nhiều quốc gia khác cùng với lời mời tham dự Hội nghị quốc tế vào năm 1880 tại Pari. Hội nghị quốc tế đó đã thông qua một bản dự thảo công ước mà về cơ bản bao gồm những quy định chủ yếu của Công ước Pari ngày nay. Năm 1883, một Hội nghị ngoại giao mới được nhóm họp tại Pari, kết thúc bằng việc ký kết và thông qua lần cuối cùng Công ước Pari về bảo hộ sở hữu công nghiệp. Công ước Pari đã được 11 quốc gia tham gia ký kết: Bỉ, Bra-xin, El Sanvado, Pháp, Guatemala, Italia, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Secbia, Tây Ban Nha và Thuỵ Sĩ. Khi Công ước có hiệu lực vào ngày 7 tháng 7 năm 1884 thì Vương quốc Anh, Tuynidi và Ecuado cũng đã tham gia Công ước, khiến số lượng thành viên ban đầu tăng lên thành 14. Chỉ trong vòng một phần tư đầu thế kỷ 20 và đặc biệt là sau Chiến tranh thế giới thứ II, số lượng thành viên của Công ước Pari đã tăng lên đáng kể.
Công ước Pari đã được sửa đổi nhiều lần từ sau khi được ký kết vào năm 1883. Mỗi một hội nghị sửa đổi, bắt đầu từ Hội nghị Brussel năm 1990, đều kết thúc bằng việc thông qua một Văn kiện sữa đổi của Công ước Pari. Trừ những văn kiện tại hội nghị sửa đổi Brussel (năm 1897 và 1900) và Washington D.C. (năm 1911) không có hiệu lực, tất cả những văn kiện trước đó vẫn có ý nghĩa, mặc dù phần lớn các quốc gia hiện nay đều là thành viên của văn kiện mới nhất, Văn kiện Stockholm năm 1967.
4. Biện pháp dân sự đối với bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
Quy định pháp luật trước đây về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ theo trình tự dân sự đã cơ bản phù hợp với pháp luật quốc tế, điển hình là Hiệp định TRIPS. Tuy nhiên, quy định về trình tự, thủ tục dân sự trong vụ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ còn thiếu cụ thể, chế tài dân sự chỉ được quy định về nguyên tắc trong Bộ luật Dân sự nên khó áp dụng trong thực tiễn. Còn thiếu các quy định quan trọng nhằm bảo đảm thực hiện trình tự dân sự có hiệu quả, như quy định về các biện pháp khẩn cấp tạm thời tiền tố tụng để bảo đảm điều kiện khởi kiện và sự công bằng; quy định về cách xác định thiệt hại và mức bồi thường thiệt hại trong vụ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; quy định về hoán đổi nghĩa vụ chứng minh trong trường hợp chủ sáng chế quy trình khởi kiện hành vi sản xuất lưu thông sản phẩm trùng với sản phẩm được sản xuất theo quy trình độc quyền của mình nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ bằng độc quyền sáng chế.
Nhằm tăng cường hiệu quả của công tác thực thi quyền sở hữu trí tuệ ở nước ta, đáp ứng yêu cầu thực tế, tháo gỡ một số khó khăn, vướng mắc cho các cơ quan nhà nước trong các hoạt động thực thi quyền và nhằm đáp ứng các yêu cầu đặt ra của TRIPS và BTA, Luật Sở hữu trí tuệ đã bổ sung các quy định cơ bản sau đây:
Về nghĩa vụ chứng minh, Luật Sở hữu trí tuệ đã quy định cụ thể hoá các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự về quyền và nghĩa vụ chứng minh, cung cấp chứng cứ của đương sự trong các vụ tranh chấp hoặc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Đặc biệt, Luật Sở hữu trí tuệ đã bổ sung quy định về nghĩa vụ chứng minh của bị đơn trong vụ xâm phạm quyền đối với sáng chế sản phẩm mới hoặc sáng chế quy trình.
Về các biện pháp chế tài dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ quy định cụ thể các biện pháp dân sự để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm các biện pháp buộc chấm dứt hành vi xâm phạm; buộc xin lỗi, cải chính công khai; buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự; buộc bồi thường thiệt hại; buộc tiêu huỷ hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.
Về các biện pháp khẩn cấp tạm thời, Luật Sở hữu trí tuệ quy định quyền và nghĩa vụ của người yêu cầu Toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và các biện pháp khẩn cấp tạm thời có thể áp dụng đối với hàng hoá bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện sản xuất, kinh doanh hàng hoá đó, bao gồm thu giữ; kê biên; niêm phong; cấm thay đổi hiện trạng; cấm di chuyển; cấm chuyển dịch quyền sở hữu; và các biện pháp khẩn cấp tạm thời khác được áp dụng theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.
Đặc biệt là, Luật Sở hữu trí tuệ đã bổ sung quy định về nguyên tắc xác định thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần, mức độ thiệt hại được xác định trên cơ sở các tổn thất thực tế mà chủ thể quyền sở hữu trí tuệ phải chịu do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây ra, đồng thời bổ sung quy định về căn cứ xác định mức bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, tạo cơ sở cho Toà án quyết định trong các vụ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Hầu hết nội dung nêu trên của Luật Sở hữu trí tuệ là các quy định mới được bổ sung nhằm đáp ứng với yêu cầu của các điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ và khắc phục các điểm bất cập trong quy định pháp luật trước đây về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ theo trình tự dân sự.
5. Biện pháp hành chính và hình sự đối với bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
5.1 Biện pháp hành chính đối với bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
Về trình tự hành chính và các biện pháp chế tài hành chính, Luật Sở hữu trí tuệ quy định cụ thể về xử lý vi phạm hành chính, đặc biệt là các hành vi xâm phạm bị xử lý, trong đó xác định rõ các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thuộc loại nào thì bị xử lý bằng biện pháp hành chính, biện pháp hình sự.
Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử phạt hành chính bao gồm hành vi thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội; không chấm dứt hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ mặc dù đã được chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thông báo bằng văn bản yêu cầu chấm dứt hành vi đó; sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này; sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán vật mang nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được bảo hộ hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này. Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh có thể bị xử lý về hành chính theo quy định của Luật Cạnh tranh, hoặc bị xử lý về dân sự theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ.
Về các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp ngăn chặn hành chính, Luật Sở hữu trí tuệ quy định tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị buộc phải chấm dứt hành vi xâm phạm và bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính gồm cảnh cáo; phạt tiền, và tùy theo tính chất, mức độ xâm phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung gồm tịch thu hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ; đình chỉ có thời hạn hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đã xảy ra vi phạm; ngoài ra, tổ chức, cá nhân xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ còn có thể bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.
Nhằm phát huy tác dụng răn đe và trừng phạt đối với những người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử phạt hành chính, Luật Sở hữu trí tuệ quy định nâng mức tiền phạt so với trước đây, theo đó mức tiền phạt cần được ấn định ít nhất bằng giá trị hàng hóa vi phạm đã phát hiện được và nhiều nhất không vượt quá năm lần giá trị hàng hóa vi phạm đã phát hiện được.
Liên quan tới các biện pháp kiểm soát về sở hữu trí tuệ đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, về cơ bản Luật Sở hữu trí tuệ kế thừa các quy định pháp luật trước đây, trong đó quy định cụ thể các biện pháp kiểm soát về sở hữu trí tuệ đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu cũng như trong thị trường nội địa theo hướng xác định rõ nội dung biện pháp, điều kiện và trình tự thực hiện biện pháp.
Đặc biệt là, Luật Sở hữu trí tuệ đã bổ sung quy định trong trường hợp người yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan có lý do chính đáng thì thời hạn tạm dừng có thể kéo dài, nhưng không được quá 20 ngày, với điều kiện người yêu cầu tạm dừng thủ tục hải quan phải nộp thêm khoản bảo đảm theo quy định. Quy định này là cần thiết nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của chủ lô hàng bị tạm dừng làm thủ tục hải quan trong trường hợp người có quyền yêu cầu kéo dài thời hạn tạm dừng thủ tục hải quan không có căn cứ xác đáng. Đồng thời, Luật Sở hữu trí tuệ cũng quy định mang tính nguyên tắc về việc kiểm tra, giám sát để phát hiện hàng hoá có dấu hiệu xâm phạm, theo đó khi phát hiện lô hàng có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, cơ quan hải quan thông báo ngay cho người yêu cầu kiểm tra, giám sát.
Trong thời hạn 3 ngày làm việc tính từ ngày được thông báo, nếu người yêu cầu kiểm tra, giám sát không có yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan và cơ quan hải quan không quyết định xem xét việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính đối với người xuất khẩu, nhập khẩu lô hàng thì cơ quan hải quan có trách nhiệm tiếp tục làm thủ tục hải quan cho lô hàng đó. Quy định này là cần thiết nhằm tránh sự lạm dụng thủ tục của người yêu cầu kiểm tra, giám sát và phù hợp với tập quán quốc tế.
5.2 Biện pháp hình sự đối với bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
Ngoài ra, Luật sở hữu trí tuệ quy định trong trường hợp cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố cấu thành tội phạm thì truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự.
5.3 Một số câu hỏi khác liên quan đến Công ước Paris 1983
Hỏi: Công ước Paris 1883 được ký kết với sự tham gia của bao nhiêu nước?
Đáp: Công ước này được kí kết vào ngày 20/3/1883 với sự tham gia của 11 nước.
Hỏi: Công ước Paris áp dụng cho những nội dung gì?
Đáp: Công ước Paris áp dụng cho những phát minh, thương hiệu, nhãn hiệu dịch vụ, thiết kế công nghiệp, hình mẫu công ích, tên thương mại, những chỉ dẫn địa lý và việc xoâ bỏ cạnh tranh không lành mạnh.
Hỏi: Hãy nêu khái niệm quyền sở hữu công nghiệp là gì?
Đáp: Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh, do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh lành mạnh. Quyền sở hữu công nghiệp chỉ phát sinh khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp văng bằng bảo hộ.
Trên đây là nội dung Luật Hòa Nhựt sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận Luật sư tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay tới số: 1900.868644 hoặc địa chỉ email [email protected] để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng!