Các đối tượng được hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế

Các nhóm đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng BHYT được quy định tại Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật bảo hiểm y tế. Các đối tượng được hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế sẽ được đề cập trong nội dung bài viết của Luật Hòa Nhựt dưới đây.

1. Người đi khám bệnh, chữa bệnh theo BHYT có trách nhiệm gì?

Trách nhiệm của người đi khám bệnh, chữa bệnh BHYT được quy định như sau:
 
- Sử dụng thẻ BHYT đúng mục đích, không cho người khác mượn thẻ BHYT.

- Phải xuất trình thẻ BHYT có ảnh, nếu thẻ BHYT không có ảnh thì phải xuất trình thêm giấy tờ tuỳ thân có ảnh.

- Trẻ em dưới 6 tuổi chỉ cần xuất trình thẻ BHYT hoặc giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh.

- Trường hợp chuyển tuyến phải có hồ sơ chuyển viện.

- Trường hợp cấp cứu phải xuất trình thẻ BHYT có ảnh, nếu thẻ BHYT không có ảnh thì phải xuất trình thêm giấy tờ tuỳ thân có ảnh trước khi ra viện.

- Nếu khám lại phải có giấy hẹn.

- Nếu đi công tác, làm việc lưu động, tạm trú ở địa phương khác phải trình thêm giấy công tác hoặc giấy đăng ký tạm trú khi đến cơ sở khám chữa bệnh.

- Thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh ngoài phần cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả.

2. Các đối tượng được hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế

Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 6 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014), các đối tượng được hỗ trợ mức đóng BHYT khi thuộc một trong các trường hợp sau:

2.1. Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng

Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, bao gồm:

- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức;

- Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.

Mức hỗ trợ đóng BHYT:

Đối với nhóm này, mức đóng BHYT hằng tháng bằng 4,5% tiền lương tháng (đối với người lao động làm việc theo HĐLĐ hoặc người quản lý của doanh nghiệp, cán bộ, công chức, viên chức) hoặc bằng 4,5% mức lương cơ sở (đối với người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn), trong đó:

+ Người sử dụng lao động đóng 3%;

+ Người lao động đóng 1,5%.

2.2. Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng

Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng, bao gồm:

+ Người thuộc hộ gia đình cận nghèo;

+ Người thuộc hộ gia đình nghèo đa chiều không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 9 Điều 3 Nghị định 146/2018/NĐ-CP;

+ Học sinh, sinh viên;

+ Người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Mức hỗ trợ đóng BHYT:

Mức đóng BHYT hằng tháng đối với nhóm này bằng 4,5% mức lương cơ sở. Trong đó, mức hỗ trợ được quy định tại Điều 8 Nghị định 146/2018/NĐ-CP như sau:

+ Hỗ trợ 100% mức đóng BHYT đối với người thuộc hộ gia đình cận nghèo đang sinh sống tại các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP và các huyện được áp dụng cơ chế, chính sách theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP;

-  Hỗ trợ tối thiểu 70% mức đóng bảo hiểm y tế đối với:

+ Người thuộc hộ gia đình cận nghèo theo tiêu chí chuẩn cận nghèo theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;

+ Người thuộc hộ gia đình nghèo đa chiều.

- Hỗ trợ tối thiểu 30% mức đóng BHYT đối với:

+ Học sinh, sinh viên;

+ Người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình.

2.3. Nhóm đối tượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng

Căn cứ theo khoản 1, 3 Điều 1 Thông tư 143/2020/TT-BQP, các đối tượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng được hỗ trợ mức đóng BHYT, bao gồm:

Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng:

- Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng bao gồm:

+ Công chức, công nhân, viên chức quốc phòng.

+ Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên trong các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng.

+ Người làm công tác khác thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ.

+ Trí thức trẻ tình nguyện theo quy định tại Quyết định số 174/QĐ-TTg ngày 29/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Dự án “Tăng cường trí thức trẻ tình nguyện đến công tác tại các khu kinh tế quốc phòng giai đoạn 2010-2020”.

Mức hỗ trợ đóng BHYT:

Mức đóng BHYT hằng tháng được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 Thông tư 143/2020/TT-BQP như sau:

+  Trường hợp thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định: mức đóng bằng 4,5% tiền lương tháng theo ngạch, bậc và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề;

+ Trường hợp hưởng tiền lương, tiền công theo quy định của người sử dụng lao động: mức đóng bằng 4,5% tiền lương tháng ghi trong hợp đồng lao động:

Trong đó:

- Người sử dụng lao động đóng 3%;

- Người lao động đóng 1,5%

Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng:

- Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng bao gồm:

+ Học sinh, sinh viên hệ dân sự trong các học viện, nhà trường Quân đội và Cơ yếu.

Mức hỗ trợ đóng BHYT:

Mức đóng hằng tháng với nhóm đối tượng này bằng 4,5% mức lương cơ sở, với mức hỗ trợ được quy định tại Điều 4 Thông tư 143/2020/TT-BQP như sau:

+ Hỗ trợ 100% mức đóng BHYT đối với học sinh, sinh viên thuộc hộ gia đình cận nghèo đang sinh sống tại các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ và các huyện được áp dụng cơ chế chính sách theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP.

- Hỗ trợ tối thiểu 70% mức đóng BHYT đối với học sinh, sinh viên:

+ Thuộc hộ cận nghèo theo tiêu chí chuẩn cận nghèo theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ

+ Thuộc hộ gia đình nghèo đa chiều không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 9 Điều 3 Nghị định 146/2018/NĐ-CP.

- Hỗ trợ tối thiểu 30% mức đóng BHYT đối với học sinh, sinh viên khác.

3. Tăng quyền lợi hưởng bảo hiểm y tế từ từ 01/7

Từ ngày 01/7/2023 khi mức lương cơ sở tăng lên 1.800.000 đồng/tháng theo Nghị định 24/2023/NĐ-CP, mức đóng BHYT hộ gia đình cũng sẽ tăng theo.

Cụ thể, từ 01/7/2023 khi tham gia BHXH hộ gia đình, người tham gia sẽ được Nhà nước giảm một phần mức đóng cho các thành viên cùng tham gia trong năm tài chính, cụ thể như sau:

- Người thứ nhất đóng = Mức lương cơ sở x 4,5% = 972.000 đồng/năm (mức cũ 804.600 đồng/năm).

- Người thứ 2 đóng 70% mức đóng của người thứ nhất = 680.400 đồng/năm (mức cũ 563.220 đồng/năm).

- Người thứ 3 đóng 60% mức đóng của người thứ nhất = 583.200 đồng/năm (mức cũ 482.760 đồng/năm).

- Người thứ 4 đóng 50% mức đóng của người thứ nhất = 486.000 đồng/năm (mức cũ 402.300 đồng/năm).

- Người thứ 5 trở đi đóng 40% mức đóng của người thứ nhất = 388.800 đồng/năm (mức cũ 321.840 đồng/năm).

Người tham gia BHYT hộ gia đình được chi trả chi phí KCB trong phạm vi quyền lợi và mức hưởng theo quy định, được lựa chọn đóng định kỳ 03 tháng, 06 tháng hoặc 12 tháng một lần.

Đối với các trường hợp KCB đúng tuyến trong các trường hợp sau sẽ được quỹ BHYT thanh toán trong phạm vi quyền lợi và mức hưởng:

+ KCB đúng nơi đăng ký KCB ban đầu ghi trên thẻ.

+ Chuyển tuyến KCB BHYT theo đúng quy định.

Như vậy trên đây là toàn bộ thông tin về Các đối tượng được hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế mà Công ty Luật Hòa Nhựt muốn gửi đến quý khách mang tính tham khảo. Nếu quý khách còn vướng mắc về vấn đề trên hoặc mọi vấn đề pháp lý khác, quý khách hãy vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến theo số điện thoại 1900.868644 để được Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp qua tổng đài kịp thời hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc.

Nếu quý khách cần báo giá dịch vụ pháp lý thì quý khách có thể gửi yêu cầu báo phí dịch vụ đến địa chỉ email:[email protected]để nhận được thông tin sớm nhất! Rất mong nhận được sự hợp tác và tin tưởng của quý khách! Luật Hòa Nhựt xin trân trọng cảm ơn!