Các hình thức tập trung kinh tế theo luật cạnh tranh Việt Nam?

Các hình thức tập trung kinh tế đã được quy định trong luật doanh nghiệp, luật cạnh tranh bao gồm: Sáp nhập, mua bán, hợp nhất, liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp. Bài viết phân tích và làm rõ các hình thức tập trung kinh tế:

1. Sáp nhập doanh nghiệp

Khoản 2 Điều 29 Luật cạnh tranh năm 2018 quy định:

“Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một so doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc sự tằn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập”.

Như vậy, sau khi sáp nhập, doanh nghiệp bị sáp nhập không còn tồn tại và bị xoá tên trong sổ đăng kí kinh doanh. Công ti nhận sáp nhập được hưởng các quyền, lợi ích hợp pháp và chịu,trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ti bị sáp nhập. Khái niệm sáp nhập doanh nghiệp trong Luật cạnh tranh tương tự khái niệm sáp nhập doanh nghiệp quy định trong Luật doanh nghiệp nhưng mục tiêu điều chỉnh hoạt động sáp nhập trong hai văn bản luật này khác nhau. Trong Luật doanh nghiệp, sáp nhập được điều chỉnh với tư cách là một hình thức tổ chức lại doanh nghiệp nên pháp luật quy định chủ yếu về tư cách pháp lí của doanh nghiệp sau khi sáp nhập, quyền và nghĩa vụ của các doanh nghiệp sau sáp nhập. Trong Luật cạnh tranh, sáp nhập là một hình thức tập trung kinh tế nên bị kiểm soát nhằm ngăn ngừa khả năng hình thành doanh nghiệp có sức mạnh trên thị trường và có khả năng thực hiện hành vi gây cản trở cạnh tranh.

Ví dụ: Đăng ký thay đổi công ty nhận sáp nhập là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên như sau:

Thứ nhất, thành phần hồ sơ, bao gồm:

· Hợp đồng sáp nhập;

· Nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng sáp nhập của các công ty nhận sáp nhập;

· Nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng sáp nhập của các công ty bị sáp nhập, trừ trường hợp công ty nhận sáp nhập là thành viên sở hữu trên 65% vốn điều lệ của công ty bị sáp nhập;

· Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác của các công ty bị hợp nhất;

· Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (Phụ lục II-1, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT);

· Thông báo về việc bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp (Phụ lục II-5 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT);

· Danh sách người đại diện theo ủy quyền (Phụ lục I-10, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT).

Thứ hai, các bước thực hiện (trình tự thực hiện) sáp nhập:

Theo quy định tại Điều 28, 195 Luật Doanh nghiệp và Điều 24 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP như sau:

· Một hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.

· Các công ty liên quan chuẩn bị hợp đồng sáp nhập và dự thảo Điều lệ công ty nhận sáp nhập.

· Các thành viên, chủ sở hữu công ty, các cổ đông liên quan thông qua hợp đồng sáp nhập, Điều lệ công ty nhận sáp nhập và tiến hành đăng ký doanh nghiệp công ty nhận sáp nhập theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Hợp đồng sáp nhập phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua.

· Sau khi đăng ký doanh nghiệp, công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại; công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập.

· Trường hợp sau khi sáp nhập doanh nghiệp mà nội dung đăng ký doanh nghiệp của công ty nhận sáp nhập không thay đổi, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc sáp nhập doanh nghiệp, công ty nhận sáp nhập gửi Thông báo về việc bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục II-5 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty nhận sáp nhập đặt trụ sở chính để thực hiện chấm dứt tồn tại của công ty bị sáp nhập. Kèm theo Thông báo phải có các giấy tờ quy định tại Khoản 4 Điều 195 Luật Doanh nghiệp.

Thứ ba, Số lượng hồ sơ phải nộp: 01 (bộ).

Thứ tư, Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Thứ năm, Lệ phí:

+ 100.000 đồng/lần đối với hồ sơ nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh (Nộp tại thời điểm nộp hồ sơ).
+ Miễn lệ phí đối với hồ sơ đăng ký qua mạng điện tử
(Thông tư số 130/2017/TT-BTC)

2. Hợp nhất doanh nghiệp

“Hợp nhất doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp :'pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới, đồng thời chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc sự tồn tại của các doanh nghiệp bị hợp nhất”.

Sau khi hợp nhất doanh nghiệp, các doanh nghiệp bị hợp nhất chấm dứt sự tồn tại. Công ti hợp nhất được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán và các nghĩa vụ tài sản khác của các công ti bị hợp nhất. Khái niệm hợp nhất trong Luật cạnh tranh tương tự khái niệm hợp nhất quy định trong Luật doanh nghiệp. Hợp nhất doanh nghiệp cũng làm thay đổi cơ cấu vốn của doanh nghiệp hình thành một doanh nghiệp có quy mô lớn hơn các doanh nghiệp trước đó.

3. Mua lại doanh nghiệp

Khoản 4 Điều 29 Luật cạnh tranh quy định:

“Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp trực tiếp hoặc gián tiếp mua toàn bộ hoặc một phần vẩn góp, tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối doanh nghiêp hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại".

Mua lại doanh nghiệp bao gồm các trường họp: mua lại toàn bộ và mua lại một phần doanh nghiệp.

Có ý kiến cho rằng: “Mua lại toàn bộ doanh nghiệp về bản chất chính là hình thức sáp nhập doanh nghiệp. Bởi vì khi mua lại toàn bộ doanh nghiệp, người mua trở thành chủ sở hữu doanh nghiệp... ”- (Xem: Khoản 3 Điểu 29 Luật cạnh tranh). Tuy nhiên, hiện nay còn một số tranh luận

khác nhau cần tham khảo để phân biệt giữa hình thức mua lại và sáp nhập doanh nghiệp. Đó là, doanh nghiệp bị mua lại có chấm dứt sự tồn tại hay không? Nếu doanh nghiệp bị mua chấm dứt sự tồn tại thì đó là hình thức sáp nhập doanh nghiệp; nếu doanh nghiệp bị mua tiếp tục hoạt động thì đây được coi là mua lại doanh nghiệp. Thậm chí, một sổ tác giả còn cho rằng mua lại và sáp nhập doanh nghiệp được dựa trên tính hợp tác hay thù địch của các bên trong các giao dịch này. Néu các bên hữu hảo và hợp tác với nhau thì gọi là sáp nhập và ngược lại thì gọi là mua lại.(l)

Mua lại một phần doanh nghiệp được thực hiện dưới hình thức mua tài sản, mua cổ phần của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại. Doanh nghiệp mua lại phải thu gom được một lượng vốn điều lệ của doanh nghiệp bị mua lại với tỉ lệ theo quy định của điều lệ doanh nghiệp bị mua lại hoặc theo quy định của pháp luật cho phép doanh nghiệp mua lại kiểm soát chi phối các chính sách tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bị mua lại.

Cần lưu ý là một số trường hợp mua lại doanh nghiệp khác không bị coi là tập trung kinh tế. Đó là trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, tổ chức tín dụng mua lại doanh nghiệp khác nhằm mục đích bán lại trong thời hạn dài nhất định không bị coi là tập trung kinh tế nếu doanh nghiệp mua lại không thực hiện quyền kiểm soát hoặc chi phối doanh nghiệp bị mua lại, hoặc thực hiện quyền này chỉ trong khuôn khổ bắt buộc để đạt được mục đích bán lại đó.

Ví dụ: Khoản 5a Điều 3 Quy chế 139/2004 của Liên minh châu Âu. quy định việc các tổ chức tài chính mua và nắm giữ tạm thời cổ phần của doanh nghiệp nhàm mục đích bán lại thì không được coi là tập trung kinh tế. Việc mua lại tạm thời một số cổ phần được niêm yết trên thị trường chứng khoán và sẽ bán lại trong thời hạn một năm kể từ ngày mua không bị coi là hoạt động tập trung kinh tế với điều kiện tổ chức tài chính không bỏ phiếu phát sinh từ số cổ phần mà họ nắm giữ.

Lí do pháp luật các nước không kiểm soát một sổ trường hợp mua lại cổ phần của các tổ chức tài chính là vì đây là một trong những hoạt động thường xuyên của các tổ chức tài chính và các tổ chức đó cũng phải đáp ứng một số điều kiện nhất định để đảm bảo không gây phương hại đến cạnh tranh trên thị trường.

4. Liên doanh giữa các doanh nghiệp

Khái niệm về liên doanh (với tư cách là một hình thức tập trung kinh tế) theo pháp luật cạnh tranh của Việt Nam cũng tương tự như pháp luật cạnh tranh của Pháp và Liên minh châu Âu. Theo đó, pháp luật của Pháp và liên minh châu Âu cho ràng liên doanh là hình thức tập trung kinh tế và có sự đầu tư góp vốn của doanh nghiệp nhưng lưu ý là nếu góp thêm vốn để tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp không được coi là tập trung kinh tế. Chỉ khi các nhà đầu tư góp vốn để thành lập một doanh nghiệp chung (doanh nghiệp liên doanh) nhằm thực hiện các chức năng của một chủ thể kinh tế độc lập mới được coi là tập trung kinh tế.

5. Các hành vi tập trung kinh tế khác

Đây là cách xây dựng pháp luật phổ biến của Việt Nam khi sử dụng phương pháp liệt kê nhưng vẫn dự phòng một điều khoản mở. Quy định dự phòng nhằm để cho phép bổ sung khi cần thiết những hành vi tập trung kinh tế khác đã được ghi nhận ở pháp luật chuyên ngành hoặc có thể sẽ xuất hiện trong thực tiễn kinh doanh. Theo Luật mẫu về cạnh tranh, Luật kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh của Đức năm 1957 thì tập trung kinh tế còn bao gồm cả kiêm nhiệm về chức vụ. Kiêm nhiệm về chức vụ là tình trạng trong đó một người là thành viên trong Ban giám đốc của hai hay nhiều doanh nghiệp hay là đại diện của hai hay nhiều doanh nghiệp trong ban giám đốc của một hãng. Kiêm nhiệm chức vụ bắt nguồn từ sự gắn bó về tài chính và sở hữu chung chứng khoán. Kiêm nhiệm chức vụ tùy trường hợp là kiêm nhiệm có tính liên kết ngang, dọc hay hỗn họp và cũng có thể gây ảnh hưởng hạn chế đến cạnh tranh. Chúng có the ảnh hưởng đến việc xây dựng chiến lược chung giữa các doanh nghiệp về giá. về phân chia thị trường. Kiêm nhiệm theo chiều dọc có thể dẫn đến việc không khuyến khích mở rộng các khu vực thị trường cạnh tranh giữa người cung cấp và khách hàng. Liên kết giữa ban giám đốc các công ti tài chính và các công ti không trong lĩnh vực tài chính có thể dẫn tới việc phân biệt đối xử trong việc cung cấp tài chính cho các đối thủ cạnh tranh.

Kiêm nhiệm chức vụ không được kiểm soát có thê sẽ được sử dụng như một công cụ nhằm phá vỡ bất cứ một văn bản luật nào được xây dựng dù tốt đến mấy và được áp dụng chặt chẽ đến mấy trong lĩnh vực hạn chê cạnh tranh.

Mọi thắc mắc quý khách hàng xin vui lòng gửi về số Hotline 1900.868644 hoặc địa chỉ email [email protected] để được giải đáp. Trân trọng!