Cách thức xác định vi phạm và tính lãi trong hợp đồng tín dụng khi khởi kiện ở Tòa án?

Cách thức xác định vi phạm và tính lãi trong hợp đồng tín dụng khi khởi kiện ở Tòa án được quy định theo Hướng dẫn 25/HD-VKSTC năm 2022 sẽ được đề cập trong nội dung bài viết của Luật Hòa Nhựt dưới đây.

1. Đặc trưng của loại án kinh doanh, thương mại về tranh chấp hợp đồng tín dụng

Theo quy định tại Hướng dẫn 25/HD-VKSTC năm 2022, các loại án về kinh doanh, thương mại về tranh chấp hợp đồng tín dụng có một số điểm đặc trưng như sau:

- Về quan hệ tranh chấp: “Tranh chấp hợp đồng tín dụng cũng là một dạng về tranh chấp hợp đồng và về bản chất cũng là quan hệ vay mượn, đa số có lãi giống như các hợp đồng vay tài sản thông thường, nhưng nhằm mục đích phục vụ sản xuất, kinh doanh (lợi nhuận). Bên cạnh hợp đồng tín dụng, thường kèm theo hợp đồng thế chấp, cầm cố tài sản, tín chấp, bảo lãnh... của chính người vay tiền hoặc bên thứ 3. Về hình thức, hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm (phổ biến là hợp đồng thế chấp, cầm cố) được thể hiện thành văn bản, nội dung hợp đồng thường áp dụng theo mẫu của tổ chức tín dụng. Nội dung tranh chấp bao gồm việc thanh toán vốn, lãi suất, tiền phạt và xử lý tài sản bảo đảm.

- Về chủ thể tranh chấp: Nguyên đơn khởi kiện thường là tổ chức tín dụng (bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân), các tổ chức này trong quá trình hoạt động đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế thông qua việc cấp vốn tín dụng và bảo đảm an toàn của hệ thống ngân hàng.

- Về pháp luật giải quyết tranh chấp: Do đặc điểm quan hệ tranh chấp nêu trên, nên pháp luật áp dụng giải quyết chủ yếu là Bộ luật Dân sự (BLDS), các luật chuyên ngành, như Luật các Tổ chức tín dụng, Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Đất đai, Luật Nhà ở, pháp luật về giao dịch bảo đảm.

- Về phương thức, thẩm quyền giải quyết tranh chấp: Phương thức giải quyết tranh chấp bằng tố tụng Tòa án hoặc Trọng tài. Trên thực tế, đương sự thường lựa chọn phương thức tố tụng Tòa án để giải quyết. Trong phương thức Tòa án, đa số các tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm của TAND cấp huyện được quy định tại khoản 1 Điều 30 và khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

2. Đặc điểm của các tranh chấp hợp đồng tín dụng

Tương tự như các tranh chấp hợp đồng khác, tranh chấp hợp đồng tín dụng cũng có những đặc điểm riêng biệt nhằm phân biệt nó với các loại tranh chấp hợp đồng khác:

- Giá trị lớn: Tranh chấp hợp đồng tín dụng thường liên quan đến số tiền lớn hoặc rất lớn, do đó có tầm quan trọng đặc biệt đối với các bên tham gia.

- Nguyên tắc giải quyết: Nguyên tắc giải quyết tranh chấp trong hợp đồng tín dụng thường là nguyên tắc thỏa thuận, tuân theo quy định của pháp luật và các điều khoản trong hợp đồng.

- Tham gia của tổ chức tín dụng: Trong hầu hết các trường hợp, tranh chấp hợp đồng tín dụng liên quan đến tổ chức tín dụng và bên vay, với vai trò chính là tổ chức tín dụng cho vay và bên vay.

- Liên quan đến hoàn trả vốn và lãi: Tranh chấp thường xoay quanh việc hoàn trả vốn và lãi cho tổ chức tín dụng, cũng như về các vấn đề liên quan đến mức lãi suất và các điều khoản bảo đảm.

- Liên kết với các hợp đồng khác: Tranh chấp hợp đồng tín dụng thường liên quan đến các hợp đồng khác như hợp đồng bảo đảm thông qua cầm cố, thế chấp hoặc bảo lãnh từ bên thứ ba.

- Xung đột lợi ích: Tranh chấp này phát sinh từ sự xung đột lợi ích giữa các bên tham gia, thường liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ hoàn trả và các điều khoản trong hợp đồng.

3. Sai sót trong việc xác định vi phạm trong hợp đồng tín dụng và hướng khắc phục?

Căn cứ vào nội dung Hướng dẫn 25/HD-VKSTC năm 2022 quy định về những sai sót trong việc xác định vi phạm trong hợp đồng tín dụng và hướng khắc phục như sau:

- Trong nhiều hợp đồng tín dụng có quy định thêm điều khoản về phạt vi phạm đối với việc quá hạn của hợp đồng ngoài việc chuyển sang nợ quá hạn. Về bản chất, đây là khoản phạt quá hạn (thường bằng 150% lãi suất trong hạn); khi phát sinh tranh chấp, nhiều Tòa án căn cứ thỏa thuận tại hợp đồng tín dụng đã công nhận điều khoản này là không đúng.

- Ví dụ: Vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa nguyên đơn là Ngân hàng S với bị đơn là Công ty Đ, người liên quan là bà Nguyễn Thị C, Nguyễn Thị T... theo HĐTD các bên thỏa thuận về lãi suất quá hạn bằng 150% lãi suất vay trong hạn nhưng lại còn thỏa thuận về lãi phạt chậm trả (=150% lãi suất vay trong hạn) đối với số tiền lãi chưa thanh toán đúng hạn theo hợp đồng là lãi chồng lãi, phạt chồng phạt.

Đối với trường hợp này, hiện nay chưa có quy định nào cho phép phạt nhiều lần về cùng vi phạm trong hợp đồng tín dụng. Điều 12 Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP ngày 11/01/2019 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật về lãi, lãi suất, phạt vi phạm (Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP) quy định nguyên tắc “chỉ xử lý một lần đối với mỗi hành vi không trả nợ đúng hạn”. Do vậy, nếu các bên đã thỏa thuận về lãi suất quá hạn (thường bằng 150% lãi suất vay trong hạn), lại còn quy định thêm khoản phạt chậm trả hoặc lãi đối với lãi chậm trả là không đúng.

4. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng

Thẩm quyền giải quyết của Trọng tài thương mại

Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận và được tiến hành theo quy định của Luật Trọng tài thương mại. Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của Trọng tài theo quy định tại Điều 2 Luật Trọng tài thương mại 2010bao gồm:

- Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.

- Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại.

- Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 của Luật Trọng tài thương mại 2010, cơ chế giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài chỉ được áp dụng khi các bên có sự thỏa thuận rõ ràng và cụ thể về việc lựa chọn trọng tài để giải quyết. Nếu không có thỏa thuận như vậy, mặc nhiên các tranh chấp này chỉ có thể được giải quyết bởi tòa án có thẩm quyền.

Thẩm quyền giải quyết của Tòa án

Theo quy định tại Điều 186 củaBộ luật Tố tụng Dân sự 2015 (BLTTDS 2015), các bên trong tranh chấp có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp.

Có hai trường hợp có thể xảy ra trong tình huống này, được xác định như sau:

- Tranh chấp được xác định là vụ án dân sự thông thường theo quy định tại Khoản 3 của Điều 26 BLTTDS 2015 nếu Hợp đồng tín dụng được lập giữa tổ chức tín dụng với cá nhân, tổ chức không có đăng ký kinh doanh, và bên vay không sử dụng việc cấp tín dụng vào mục đích kinh doanh thu lợi nhuận.

- Tranh chấp được xác định là vụ án kinh doanh, thương mại theo quy định tại Khoản 1 của Điều 30 BLTTDS 2015 nếu Hợp đồng tín dụng được lập giữa tổ chức tín dụng với cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh và đều có mục đích lợi nhuận.

Trong cả hai trường hợp trên, thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm đều thuộc Tòa án nhân dân cấp huyện theo quy định tại Khoản 1 của Điều 35 BLTTDS 2015.

Ngoài ra, Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết và xét xử theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh tự mình lấy lên để giải quyết khi xét thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của Tòa án nhân dân cấp huyện.

Như vậy trên đây là toàn bộ thông tin về Cách thức xác định vi phạm và tính lãi trong hợp đồng tín dụng khi khởi kiện ở Tòa án? mà Công ty Luật Hòa Nhựt muốn gửi đến quý khách mang tính tham khảo. Nếu quý khách còn vướng mắc về vấn đề trên hoặc mọi vấn đề pháp lý khác, quý khách hãy vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến theo số điện thoại 1900.868644 để được Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp qua tổng đài kịp thời hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc.

Nếu quý khách cần báo giá dịch vụ pháp lý thì quý khách có thể gửi yêu cầu báo phí dịch vụ đến địa chỉ email:[email protected] để nhận được thông tin sớm nhất! Rất mong nhận được sự hợp tác và tin tưởng của quý khách! Luật Hòa Nhựt xin trân trọng cảm ơn!