Cấp bậc, quân hàm cao nhất trong Công an nhân dân

Cấp hàm trong công an một trong những lực lượng vũ trang chính quy của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhân dân Việt Nam là một hệ thống cấp bậc được áp dụng trong lực lượng Công an nhân dân Việt Nam.

1. Công an nhân dân được hiểu là gì?

Căn cứ Điều 3 Luật Công an nhân dân năm 2018 quy định công an nhân dân là lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. Từ quy định trên cho thấy, Công an đóng vai trò quan trọng trong việc giữ vững trật tự, an toàn của toàn xã hội, bảo vệ an ninh quốc gia tuyên truyền, giáo dục đấu tranh phòng chống tội phạm.....

Vậy nguyên tắc thực hiện và hoạt động của công an trong khi thực hiện nhiệm vụ được quy định như thế nào? Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Công an nhân dân quy định tại  Điều 4 Luật Công an nhân dân năm 2018, Theo đó:

- Hoạt động công an nhân dân phải  đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp của Đảng, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự thống nhất quản lý nhà nước của Chính phủ và sự chỉ huy, quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Công an.

- Được tổ chức một cách tập trung, thống nhất, chuyên sâu, tinh gọn và tổ chức theo cấp hành chính từ trung ương đến cơ sở.

- Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; dựa vào Nhân dân và chịu sự giám sát của Nhân dân; cấp dưới phục tùng cấp trên; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.

Ngoài ra, ngày 19/8 hằng năm là ngày truyền thống của Công an nhân dân và ngày hội “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

2. Hệ thống cấp bậc, quân hàm của công an nhân dân?

Cấp bậc là thứ, hạng trong một hệ thống tổ chức; còn Quân hàm được hiểu là hệ thống cấp bậc trong một quân đội. Ở một số quốc gia, hệ thống cấp bậc này còn được áp dụng trong ngành cảnh sát hoặc một số tổ chức dân sự nhưng được hệ thống theo mô hình quân sự. Thông thường, hệ thống quân hàm được biểu thị bằng các phù hiệu đặc biệt gắn liền với đồng phục. Hệ thống quân hàm được sử dụng nhằm tạo thuận lợi trong các hoạt động chỉ huy, tham mưu, hậu cần... Ban đầu hệ thống này chỉ gồm những cấp bậc đơn giản, trong suốt quá trình phát triển của lịch sử chiến tranh, nó cũng được phát triển về số lượng cấp bậc và trở nên phức tạp hơn.

3. Cấp bậc, quân hàm cao nhất trong Công an nhân dân là gì?

Căn cứ vào Điều 21, Điều 25 Luật Công an nhân dân 2018 quy định về hệ thống cấp bậc hàm sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân và quy định về cấp bậc hàm cao nhất đối với chức vụ của sĩ quan Công an nhân dân được quy định như sau

Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ: Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ là công dân Việt Nam được tuyển chọn, đào tạo, huấn luyện và hoạt động trong các lĩnh vực nghiệp vụ của Công an nhân dân được phong, thăng cấp bậc hàm cấp tướng, cấp tá, cấp úy, hạ sĩ quanNhư vậy sỹ quan nghiệp vụ có 3 cấp: Cấp tướng, cấp tá, cấp úy trong đó cấp tướng là cấp cao nhất mỗi cấp có 4 bậc cụ thể:

 

                                                                                                                                                                          
 

Sĩ quan cấp tướng                                                                                                      

 - Đại tướng Công an nhân dân Việt NamĐây là cấp bậc hàm cao nhất trong đó là Bộ trưởng Bộ Công an với số lượng là 1 người. Cấp bậc này với cấp hiệu 4 ngôi sao vàng. Theo quy định pháp luật Việt Nam hiện hành, Chủ tịch nước đồng thời là Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh phong, thăng, giáng, tước cấp bậc hàm này.  Với chức năng nhiệm vụ là Tổ chức thực hiện những công việc thuộc thẩm quyền quy định trong Hiến pháp, Luật tổ chức Chính phủ Tổ chức thực hiện những công việc được Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao hoặc ủy quyền. Tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước theo quy định.

- Thượng tướng Công an nhân dân Việt Nam: Đây là cấp bậc hàm cao thứ nhì trong Công an nhân dân (sau Đại tướng) đó là Thứ trưởng Bộ Công an với số lượng không quá 06 người. với cấp hiệu 3 ngôi sao vàng. Theo quy định pháp luật Việt Nam hiện hành, Chủ tịch nước đồng thời là Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh phong, thăng, giáng, tước cấp bậc hàm này.

Trung tướng: Trung tướng Công an nhân dân Việt Nam là cấp bậc tướng lĩnh thứ hai trong Công an nhân dân Việt Nam với cấp hiệu 2 ngôi sao vàng. Theo quy định pháp luật Việt Nam hiện hành, Chủ tịch nước đồng thời là Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh phong, thăng, giáng, tước cấp bậc hàm này. Trung tướng trong Công an nhân dân Việt Nam có số lượng không quá 35 người, Trong đó bao gồm:

+ Cục trưởng;

+ Tư lệnh và tương đương của đơn vị trực thuộc Bộ Công an

Quy định rõ chức năng, nhiệm vụ tham mưu chiến lược, đầu mối phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương; có hệ lực lượng theo ngành dọc, quy mô hoạt động toàn quốc, trực tiếp chủ trì phối hợp hoặc tham gia phối hợp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm; có chức năng nghiên cứu, hướng dẫn, quản lý nghiệp vụ toàn lực lượng;

+ Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Công an Trung ương;

+ Giám đốc Học viện Chính trị Công an nhân dân, Giám đốc Học viện An ninh nhân dân, Giám đốc Học viện Cảnh sát nhân dân;

+ Giám đốc Công an thành phố Hà Nội, Giám đốc Công an Thành phố Hồ Chí Minh;

+ Sĩ quan Công an nhân dân biệt phái được phê chuẩn giữ chức vụ Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội hoặc được bổ nhiệm chức vụ Thứ trưởng hoặc tương đương;

- Thiếu tướng: Với số lượng hông quá 157 người. Trong đó bao gồm:

+ Cục trưởng của đơn vị trực thuộc Bộ Công an và chức vụ, chức danh tương đương, trừ những người thuộc cấp bạc hàm Trung trướng nêu trên.

+ Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ở địa phương được phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh loại I và là địa bàn trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự, diện tích rộng, dân số đông. Số lượng không quá 11;

+ Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Công an Trung ương. Số lượng không quá 03;

+ Phó Cục trưởng, Phó Tư lệnh và tương đương của đơn vị trực thuộc Bộ Công an quy định tại điểm c khoản 1 Điều 25 Luật Công an nhân dân năm 2018. Số lượng: 17 đơn vị mỗi đơn vị không quá 04, các đơn vị còn lại mỗi đơn vị không quá 03;

+ Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội, Phó Giám đốc Công an Thành phố Hồ Chí Minh. Số lượng mỗi đơn vị không quá 03;

+ Sĩ quan Công an nhân dân biệt phái được phê chuẩn giữ chức vụ Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội hoặc được bổ nhiệm chức vụ Tổng cục trưởng hoặc tương đương;

=> Đối với cấp sĩ quan cấp tướng thì Đại tướng là bậc cao nhất trong 4 bậc.

 

Sĩ quan cấp tá

- Đại tá: Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trừ trường hợp quy định tại điểm c và điểm d khoản này; Giám đốc bệnh viện trực thuộc Bộ; Hiệu trưởng các trường trung cấp Công an nhân dân;

- Thượng tá: Trưởng phòng và tương đương; Trưởng Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; Trung đoàn trưởng;

- Trung tá: Đội trưởng và tương đương; Trưởng Công an xã, phường, thị trấn; Tiểu đoàn trưởng;

- Thiếu tá: Đại đội trưởng;

 

=> Đối với cấp sĩ quan cấp tá thì Đại tá là bậc cao nhất trong 4 bậc.

 

Sĩ quan cấp úy

- Đại úy: Trung đội trưởng;

- Thượng úy: Tiểu đội trưởng

- Trung úy;

- Thiếu úy;

= > Đối với cấp sĩ quan cấp úy thì Đại úy là bậc cao nhất trong 4 bậc.

Hạ sĩ quan

-Thượng sĩ;

- Trung sĩ;

- Hạ sĩ.

=> Đối với cấp sĩ quan hạ sĩ quan thì Thượng sĩ là bậc cao nhất trong 3 bậc.

Sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật: Sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật là công dân Việt Nam , có trình độ chuyên môn kỹ thuật, hoạt động trong Công an nhân dân được phong, thăng cấp bậc hàm cấp tá, cấp úy, hạ sĩ quan.

Các sĩ quan và hạ sĩ quan sẽ được đào tạo trong môi trường chuyên nghiệp. Các kiến thức chuyên môn, tính chất kỹ thuật bên cạnh nghiệp vụ đảm bảo của Công an nhân dân. Do đó các môi trường đào tạo vẫn đảm bảo với đại học hay học viện. Các tính chất của bằng cấp và chuyên môn có thể phản ánh với chuyên môn và phát triển kỹ thuật khác nhau.

 

Sĩ quan cấp tá

- Thượng tá

- Trung tá

- Thiếu tá

=> Đối với cấp sĩ quan cấp tá thì Thượng tá là bậc cao nhất trong 3 bậc.

Sĩ quan cấp úy

- Đại úy

- Thượng úy

- Trung úy

- Thiếu úy

=> Đối với cấp sĩ quan cấp úy thì Đại úy là bậc cao nhất trong 4 bậc.

Hạ sĩ quan

- Thượng sĩ

- Truong sĩ

- Hạ sĩ

=> Đối với cấp hạ sĩ quan thì thượng sĩ là bậc cao nhất trong 3 bậc.

Hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ: Hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ cũng là công dân Việt Nam thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân, được phong, thăng cấp bậc hàm Thượng sĩ, Trung sĩ, Hạ sĩ, Binh nhất, Binh nhì.

 

Hạ sĩ quan nghĩa vụ

- Thượng sĩ

- Trung sĩ

- Hạ sĩ

=> Đối với cấp hạ sĩ quan nghĩa vụ thì thượng sĩ là bậc cao nhất trong 3 bậc.

Chiến sĩ nghĩa vụ

- Binh nhất

- Binh nhì

=> Đối với cấp chiến sĩ nghĩa vụ thì Binh nhất là bậc cao nhất trong 2 bậc.

Như vậy, cấp bậc hàm cao nhất đối với chức vụ của sĩ quan Công an nhân dân được quy định theo các căn cứ nêu trên. Theo đó, Thượng tá là Trưởng phòng và tương đương; Trưởng Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; Trung đoàn trưởng; Thiếu tá là Đại đội trưởng.

4. Đối tượng xét phong cấp bậc hàm.

Chắc hẳn nhiều người thắc mắc về những ai sẽ được thăng cấp bậc hàm, chính vì vậy Luật Công an nhân dân đã quy định cụ thể tại Điều 22 về đối tượng được xét phong cấp bậc hàm để mọi người nắm rõ, cụ thể như sau:

- Sinh viên, học sinh hưởng sinh hoạt phí tại trường Công an nhân dân, khi tốt nghiệp được phong cấp bậc hàm như sau:

+Sinh viên tốt nghiệp tại trường Đại học Công an nhân dân được phong làm Thiếu úy;

+ Sinh viên tại trường Trung cấp Công an nhân dân được phong làm Trung sĩ;

+ Sinh viên, học sinh tốt nghiệp xuất sắc được phong cấp bậc hàm cao hơn 01 bậc. Ví dụ: tốt nghiệp hệ Đại học nhưng được loại xuất sắc thì được phong là Trung úy, còn tốt nghiệp hệ Trung cấp thì được phong là Thượng sĩ 

- Đối với Cán bộ, công chức, viên chức hoặc người tốt nghiệp cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp được tuyển chọn vào Công an nhân dân thì căn cứ vào trình độ được đào tạo, quá trình công tác, nhiệm vụ được giao và bậc lương được xếp để phong cấp bậc hàm tương ứng;

- Phong cấp bậc hàm đối với Chiến sĩ nghĩa vụ và được phong cấp bậc hàm khởi điểm là Binh nhì

5. Điều kiện xét thăng cấp bậc hàm công an nhân dân

Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân được thăng cấp bậc hàm khi có đủ các điều kiện tại khoản 2 Điều 22 Luật Công an nhân dân 2018 sau đây:

- Hoàn thành nhiệm vụ được giao của cấp trên; đủ tiêu chuẩn về chính trị như hiểu biết và nhận thức, hành vi chính trị thể hiện qua hành động và lời nói; có phẩm chất đạo đức như không bị xử lý hoặc nhắc nhở, kỷ luật đối với những hành vi liên quan đến đạo đức như có hành vi đánh đập vợ con, côn đồ; có trình độ chuyên môn; nghiệp vụ, sức khỏe không mắc các bệnh làm ảnh hưởng đến quá trình làm việc ; 

- Cấp bậc hàm hiện tại phải thấp hơn cấp bậc hàm cao nhất quy định đối với chức vụ, chức danh đang đảm nhiệm. Ví dụ đang có cấp bậc hàm Thượng sỹ thì không được thăng hàm vì đây là cấp bậc hàm cao nhật của hạ sỹ quan, chiến sỹ quan nghĩa vụ

- Đủ thời hạn xét thăng cấp bậc hàm. Tại khoản 3 Điều 22 Luật Công an nhân dân 2018 quy định về thời hạn xét thăng cấp bậc hàm công an nhân dân như sau:

Đối với Hạ sĩ quan, sĩ quan nghiệp vụ:

+ Hạ sĩ lên Trung sĩ: 1 năm;

+ Trung sĩ lên Thượng sĩ: 1 năm;

+ Thượng sĩ lên Thiếu úy: 2 năm;

+ Thiếu úy lên Trung úy: 2 năm;

+ Trung úy lên Thượng úy: 3 năm;

+ Thượng úy lên Đại úy: 3 năm;

+ Đại úy lên Thiếu tá: 4 năm;

+ Thiếu tá lên Trung tá: 4 năm;

+ Trung tá lên Thượng tá: 4 năm;

+ Thượng tá lên Đại tá: 4 năm;

+ Đại tá lên Thiếu tướng: 4 năm;

+ Thời hạn thăng mỗi cấp bậc hàm cấp tướng tối thiểu là 04 năm;

- Bộ trưởng Bộ Công an quy định thời hạn xét nâng bậc lương, thăng cấp bậc hàm sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật tương ứng với mức lương trong bảng lương chuyên môn kỹ thuật do Chính phủ quy định;

- Bộ trưởng Bộ Công an quy định thời hạn xét thăng cấp bậc hàm hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ;

- Thời gian sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ học tập tại trường được tính vào thời hạn xét thăng cấp bậc hàm; đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ bị giáng cấp bậc hàm, sau 01 năm kể từ ngày bị giáng cấp bậc hàm, nếu tiến bộ thì được xét thăng cấp bậc hàm.

Ngoài ra, đối với việc xét thăng cấp bậc hàm từ Đại tá lên Thiếu tướng thì sĩ quan được xét thăng cấp bậc hàm phải từ 57 tuổi trở xuống. Chỉ được xét thăng cấp bậc hàm từ Đại tá lên Thiếu tướng đối với sĩ quan từ 57 tuổi trở lên khi có quyết định của Chủ tịch nước

Như vậy, căn cứ vào đối tượng được xét thăng cấp từ bậc hàm nào lên bậc hàm nào để xác định thời hạn xét thăng cấp bậc hàm theo quy định nêu trên.

6. Thẩm quyền phong, thăng, giáng, tước cấp bậc hàm công an nhân dân.

Tại Điều 25 Luật Công an nhân dân 2018 quy định về thẩm quyền phong, thăng, giáng, tước cấp bậc hàm nâng lương sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, giáng chức các chức vụ; bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh trong Công an nhân dân như sau:

- Chủ tịch nước phong, thăng cấp bậc hàm cấp tướng đối với sĩ quan Công an nhân dân. Theo đó Việc phong, thăng, giáng, tước cấp bậc hàm cấp tướng đối với sĩ quan Công an nhân dân biệt phái theo đề nghị của cơ quan, tổ chức nơi được cử đến biệt phái và Bộ trưởng Bộ Công an. 

- Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm chức vụ Thứ trưởng Bộ Công an; quyết định nâng lương cấp bậc hàm Đại tướng, Thượng tướng.

- Bộ trưởng Bộ Công an quyết định nâng lương cấp bậc hàm Trung tướng, Thiếu tướng; quy định việc phong, thăng, nâng lương các cấp bậc hàm, bổ nhiệm các chức vụ, chức danh còn lại trong Công an nhân dân.

- Người có thẩm quyền phong, thăng cấp bậc hàm nào thì có thẩm quyền giáng, tước cấp bậc hàm đó; mỗi lần chỉ được thăng, giáng 01 cấp bậc hàm, trừ trường hợp đặc biệt mới xét thăng, giáng nhiều cấp bậc hàm.

Người có thẩm quyền bổ nhiệm chức vụ nào thì có thẩm quyền miễn nhiệm, cách chức, giáng chức đối với chức vụ đó. 

Người có thẩm quyền bổ nhiệm chức danh nào thì có thẩm quyền miễn nhiệm đối với chức danh đó.

7. Trường hợp nào được thăng cấp bậc hàm vượt bậc và vượt thời hạn?

Căn cứ Điều 23 của Luật Công an nhân dân quy định sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân được thăng cấp khi thuộc các trường hợp sau đây:

- Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân lập thành tích đặc biệt xuất sắc trong bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, xây dựng Công an nhân dân, nghiên cứu khoa học, công tác, học tập mà cấp bậc hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ đang đảm nhiệm thì được xét thăng cấp bậc hàm trước thời hạn.

Như vậy, so với quy định tại Luật Công an nhân dân cũ thì quy định hiện hành đã bổ sung thêm trường hợp sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, xây dựng Công an nhân dân thì có thể được xét thăng cấp bậc hàm trước thời hạn.

- Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân lập thành tích đặc biệt xuất sắc trong bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật mà cấp bậc hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc hàm cao nhất quy định đối với chức vụ, chức danh sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ đang đảm nhiệm từ 02 bậc trở lên thì được xét thăng cấp bậc hàm vượt bậc, nhưng không vượt quá cấp bậc hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh sĩ quan đang đảm nhiệm. So với quy định trước đây, Luật hiện hành đã bổ sung thêm trường hợp sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật thì có thể được xét thăng cấp bậc hàm vượt bậc.

Việc thăng cấp bậc hàm vượt bậc và trước thời hạn đối với cấp bậc hàm cấp tướng phải được Chủ tịch nước. Còn đối với cấp bậc hàm từ Đại tá trở xuống sẽ do Bộ trưởng Bộ Công an quyết định đề ra việc thăng cấp bậc hàm trước thời hạn và thăng cấp bậc hàm vượt bậc.

Như vậy, công an nhân dân được tổ chức và phong quân hàm theo những quy định như trên. Việc thăng cấp bậc hàm đóng vai trò và ý nghĩa lớn đối với các nhân mỗi người, đánh dấu sự phát triển, trưởng thành trong quá trình công tác và cống hiến của các sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân và cũng là đòn bảy, là động lực cho mỗi người làm việc trong ngành này có thể phấn đấu và cố gắng hơn nữa để đảm bảo tốt chính trị, giữu vững trật tự an ninh xã hội, phòng chống tội phạm ......để bảo vệ nước nhà. Xét cho cùng,  để được thăng quân hàm, các sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ cần phải rất nỗ lực phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ và chỉ tiêu đề ra trong tất cả các hoạt động công tác, làm việc, rèn luyện trình độ chuyên môn, đạo đức.

Trên đây là bài viết của Luật Hòa Nhựt liên quan đến Cấp bậc, quân hàm cao nhất trong Công an nhân dân. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với, chuyên viên, luật sư tư vấn pháp luật nghĩa vụ quan sự miễn phí trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.868644 hoặc địa chỉ email [email protected] hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Hòa Nhựt. Rất mong nhận được sự hợp tác!