Chế độ phụ cấp đối với dân quân tự vệ mới nhất năm 2023

Dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản xuất, công tác, được tổ chức ở địa phương gọi là dân quân, được tổ chức ở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế gọi là tự vệ. Vậy quy định về chế độ phụ cấp đối với dân quân tự vệ hiện nay như thế nào?

Căn cứ Điều 6 Luật Dân quân tự vệ 2019, thành phần của Dân quân tự vệ, gồm: Dân quân tự vệ tại chỗ; Dân quân tự vệ cơ động; Dân quân thường trực; Dân quân tự vệ biển; Dân quân tự vệ phòng không, pháo binh, trinh sát, thông tin, công binh, phòng hóa, y tế.

1. Chế độ phụ cấp chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ.

Căn cứ tại Nghị định 72/2020/NĐ-CP phụ cấp của dân quan tự vệ được quy định như sau:

Phụ cấp chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ được chi trả theo tháng, mức hưởng như sau:

Chức vụMức hưởng
Chỉ huy trưởng, Chính trị viên Ban chỉ huy quân sự cấp xã; Chỉ huy trưởng, Chính trị viên, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức:357.600 đồng;
Phó Chỉ huy trưởng, Chính trị viên phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã; Phó Chỉ huy trưởng, Chính trị viên phó Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức; Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên tiểu đoàn; Hải đoàn trưởng, Chính trị viên hải đoàn; Hải đội trưởng, Chính trị viên hải đội dân quân thường trực; Đại đội trưởng, Chính trị viên đại đội Dân quân tự vệ cơ độn327.800 đồng;
 Phó Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên phó tiểu đoàn; Phó Hải đoàn trưởng, Chính trị viên phó hải đoàn; Phó Hải đội trưởng, Chính trị viên phó hải đội dân quân thường trực; Phó Đại đội trưởng, Chính trị viên phó đại đội Dân quân tự vệ cơ động:312.900 đồng;
Đại đội trưởng, Chính trị viên đại đội; Hải đội trưởng, Chính trị viên hải đội; Trung đội trưởng dân quân cơ động, Trung đội trưởng dân quân thường trực298.000 đồng;
Thôn đội trưởng178.800 đồng và hưởng thêm 29.800 đồng khi kiểm nhiệm chức vụ tiểu đội trưởng, hoặc 35.760 đồng khi kiêm nhiệm chức vụ trung đội trưởng dân quân tại chỗ. Trường hợp thôn chỉ tổ chức tổ dân quân tại chỗ thì được hưởng thêm 29.800 đồng;
Phó Đại đội trưởng, Chính trị viên phó đại đội; Phó Hải đội trưởng, Chính trị viên phó hải đội223.500 đồng;
Trung đội trưởng; Tiêu đội trưởng dân quân thường trực:178.800 đồng;
Tiểu đội trưởng, Thuyền trưởng, Khẩu đội trưởng:149.000 đồng

Nếu thời gian giữ chức vụ từ 15 ngày trở lên trong tháng thì được hưởng phụ cấp cả tháng; nếu dưới 15 ngày thì được hưởng 50% phụ cấp chức vụ của tháng đó.

2. Phụ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần của Phó Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã, thôn đội trưởng.

Trước hết, đối với Phó chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã:

- Mức phụ cấp hàng tháng được thực hiện theo quy định của người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;

- Trường hợp chưa tham gia bảo hiểm xã hội, có thời gian công tác liên tục từ đủ 60 tháng trở lên, khi nghỉ việc được hưởng trợ cấp một lần, cứ mỗi năm công tác được tính bằng 1,5 tháng mức phụ cấp bình quân của 60 tháng cuối cùng. 

Trường hợp có tháng lẻ được tính như sau: 

+ Dưới 01 tháng không được trợ cấp; 

+ Từ 01 tháng đến 06 tháng được hưởng trợ cấp bằng 0,8 tháng mức phụ cấp bình quân của 60 tháng cuối cùng; 

+ Từ 07 tháng đến 11 tháng được hưởng trợ cấp bằng 1,5 tháng mức phụ cấp bình quân của 60 tháng cuối cùng.

Thứ hai, đối với Thôn đội trưởng mức trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần như sau:

Mức hưởng phụ cấp hàng tháng do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trinh Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định nhưng thấp hơn hơn 745.000 đồng.

Thứ ba, Phụ cấp đặc thù quốc phòng, quân sự 

Phụ cấp đặc thù quốc phòng, quân sự áp dụng đối với Phó Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã, các chức vụ chỉ huy đơn vị dân quân cơ động, dân quân thường trực

- Mức phụ cấp đặc thù quốc phòng, quân sự được tính bằng 50% tổng phụ cấp hiện hưởng gồm: Phụ cấp hằng tháng, phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên.

- Thời gian được hưởng phụ cấp đặc thù quốc phòng, quân sự, tính từ ngày có quyết định bổ nhiệm, và thực hiện cho đến khi có quyết định thôi giữ chức vụ đó; 

Trường hợp giữ chức vụ từ 15 ngày trở lên trong tháng thì được hưởng phụ cấp cả tháng, giữ chức vụ dưới 15 ngày trong tháng thì được hưởng 50% phụ cấp đặc thù quốc phòng, quân sự của tháng đó.

Thứ tư, Phụ cấp thâm niên 

- Chỉ huy trưởng, Chính trị viên, Phó Chỉ huy trưởng, Chính trị viên phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã có thời gian công tác từ đủ 60 tháng trở lên được hưởng phụ cấp thâm niên. 

Mức phụ cấp được hưởng như sau: Sau 05 năm (đủ 60 tháng) công tác thì được hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng và phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hoặc phụ cấp hằng tháng hiện hưởng; từ năm thứ sáu trở đi mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1%.

- Chỉ huy trưởng, Chính trị viên, Phó Chỉ huy trưởng, Chính trị viên phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã có thời gian công tác ở các ngành nghề khác nếu được hưởng phụ cấp thâm niên thì được cộng nối thời gian đó với thời gian giữ các chức vụ chỉ huy Ban chỉ huy quân sự cấp xã để tính hưởng phụ cấp thâm niên. 

Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên quy định nêu trên nếu có đứt quãng thì được cộng dồn.

- Chế độ phụ cấp thâm niên được tính trả cùng kỳ lương, phụ cấp hằng tháng và được tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

- Thời gian không được tính hưởng phụ cấp thâm niên:

+ Thời gian bị đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử; thời gian chấp hành hình phạt tù giam; thời gian tự ý nghỉ việc;

+ Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương hoặc phụ cấp liên tục từ 01 tháng trở lên;

+ Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Thứ năm, Trợ cấp ngày công lao động, tiền ăn, phụ cấp đặc thù đi biển đối với dân quân khi làm nhiệm vụ (trừ dân quân thường trực)

Dân quân khi có quyết định huy động, điều động làm nhiệm vụ hoặc thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch do cấp có thẩm quyền phê duyệt được hưởng trợ cấp ngày công lao động, tiền ăn, phụ cấp đặc thù đi biển, định mức quy định như sau:

- Đối với dân quân tại chỗ, dân quân cơ động, dân quân phòng không, pháo binh, trinh sát, thông tin, công binh, phòng hóa, y tế:

+ Mức trợ cấp ngày công lao động do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định, nhưng không thấp hơn 119.200 đồng;

Trường hợp được kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ theo quyết định của cấp có thẩm quyền, mức trợ cấp tăng thêm do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định, nhưng không thấp hơn 59.600 đồng;

+ Mức tiền ăn bằng tiền ăn cơ bản của hạ sĩ quan, binh sĩ bộ binh đang tại ngũ trong Quân đội nhân dân Việt Nam;

+ Khi làm nhiệm vụ cách xa nơi cư trú không có điều kiện đi, về hằng ngày thì được bố trí nơi ăn, nơi nghỉ, bảo đảm phương tiện, chi phí đi lại hoặc thanh toán tiền tàu xe một lần đi, về như cán bộ, công chức cấp xã.

- Đối với dân quân biển

+ Khi làm nhiệm vụ, trừ nhiệm vụ đấu tranh bảo vệ hải đảo, vùng biển: Mức trợ cấp ngày công lao động bằng 178.800 đồng;

Trường hợp được kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ theo quyết định của cấp có thẩm quyền, mức trợ cấp tăng thêm theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 11 Nghị định 72/2020/NĐ-CP ; 

Mức tiền ăn như hạ sĩ quan, binh sĩ hải quân trên tàu cấp 1 neo đậu tại căn cứ;

+ Khi làm nhiệm vụ đấu tranh bảo vệ hải đảo, vùng biển: Mức trợ cấp ngày công lao động mỗi người mỗi ngày bằng 372.500 đồng; mức tiền ăn mỗi người mỗi ngày bằng 149.000 đồng;

Đối với thuyền trưởng, máy trưởng, mức phụ cấp trách nhiệm tính theo ngày thực tế hoạt động trên biển, mỗi ngày bằng 119.200 đồng.

- Mức phụ cấp đặc thù đi biển của dân quân khi làm nhiệm vụ trên biển thực hiện theo quy định của Nhà nước về chế độ bồi dưỡng đi biển đối với các lực lượng thuộc Bộ Quốc phòng khi làm nhiệm vụ trên biển.

Thứ sáu, Trợ cấp, tiền ăn đối với dân quân thường trực

Định mức bảo đảm trợ cấp, tiền ăn đối với dân quân thường trực được quy định tại Điều 12 Nghị định 72/2020/NĐ-CP , cụ thể:

- Mức trợ cấp ngày công lao động, trợ cấp ngày công lao động tăng thêm, tiền ăn theo quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 11 Nghị định 72/2020 ;

Đối với dân quân thuộc hải đội dân quân thường trực thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định 72/2020 ;

Đồng thời, được bảo đảm nơi ăn, nghỉ.

- Mức trợ cấp một lần cho dân quân thường trực khi được công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình, cứ mỗi năm phục vụ trong đơn vị dân quân thường trực được trợ cấp bằng 2.980.000 đồng.

Trường hợp có tháng lẻ được tính như sau: 

+ Dưới 01 tháng không được trợ cấp;

+ Từ 01 tháng đến 06 tháng được hưởng trợ cấp bằng 1.490.000 đồng; 

+ Từ 07 tháng đến 11 tháng được hưởng trợ cấp bằng 2.980.000 đồng.

- Mức trợ cấp đặc thù đi biển theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Nghị định 72/2020 .

- Mức hưởng các chế độ, chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế như hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam đang tại ngũ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

- Tiêu chuẩn vật chất hậu cần như hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam đang tại ngũ.

Thứ bảy, Chế độ, chính sách đối với tự vệ khi làm nhiệm vụ

Khi làm nhiệm vụ, trừ nhiệm vụ đấu tranh bảo vệ hải đảo, vùng biển được hưởng nguyên lương, các khoản phúc lợi, phụ cấp, công tác phí, chế độ, chính sách theo chế độ hiện hành.

Trong trường hợp làm nhiệm vụ đấu tranh bảo vệ hải đảo, vùng biển được hưởng chế độ quy định nêu trên và hưởng thêm 50% lương ngạch bậc tính theo ngày thực tế huy động, tiền ăn mỗi người mỗi ngày bằng 149.000 đồng; nếu mức thực tế thấp hơn quy định trên thì được áp dụng điểm a khoản 2 Điều 11 Nghị định 72/2020 .

3. Chế độ với Dân quân tự vệ không tham gia BHYT

Khi bị Dân quan tự vệ bị ốm đau, tai nạn, bị thương

Bị ốm đau, tai nạn, bị thương trong thời gian thực hiện nhiệm vụ theo quyết định điều động, huy động hoặc làm nhiệm vụ theo kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì được khám chữa bệnh tại các cơ sở khám, chữa bệnh quân, dân y và bảo đảm tiền ăn bệnh lý trừ trường hợp:

- Cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân hoặc tai nạn do mâu thuẫn của bản thân với người gây tai nạn mà không liên quan đến thực hiện nhiệm vụ;

- Tai nạn do sử dụng rượu, bia, sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy hoặc chất gây nghiện khác.

Để được thanh toán chi phí khám chữa bệnh thì phải chuẩn bị hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị thanh toán (theo mẫu);

- Phiếu xét nghiệm, đơn thuốc, hóa đơn thu tiền, giấy xuất viện;

- Quyết định công dân thực hiện nghĩa vụ Dân quân tự vệ, quyết định điều động hoặc huy động hoặc kế hoạch thực hiện nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Khi Dân quân tự vệ bị tai nạn, chết

Nếu không tham gia bảo hiểm xã hội, Dân quân tự vệ bị tai nạn làm suy giảm khả năng lao động tùy vào mức độ suy giảm được xét trợ cấp; nếu chết thì được hưởng trợ cấp tiền tuất, tiền mai táng phí (điểm b khoản 1 Điều 35 Luật Dân quân tự vệ năm 2019).

Những đối tượng trên được hưởng chế độ, chính sách trong 03 trường hợp nêu tại Điều 15 Nghị định 72 khi:

- Thực hiện nhiệm vụ theo quyết định điều động, huy động theo kế hoạch được phê duyệt;

- Thực hiện nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao;

- Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm nhiệm vụ trong thời gian, tuyến đường hợp lý.

Các trường hợp nêu trên được hưởng chế độ, chính sách cụ thể theo mức:

- Trường hợp bị tai nạn:

  • Được thanh toán chi phí khám chữa bệnh tại các cơ sở khám, chữa bệnh quân, dân y và bảo đảm tiền ăn bệnh lý kể cả trường hợp vết thương tái phát cho đến khi xuất viện;
  • Nếu suy giảm khả năng lao động 5% thì được hưởng 7,45 triệu đồng. Sau đó, cứ suy giảm 1% thì được hưởng thêm 745.000 đồng.

- Trường hợp bị tai nạn dẫn đến chết: Trợ cấp tiền tuất 53,64 triệu đồng; Tiền mai táng phí là 14,9 triệu đồng.

- Trường hợp bị ốm đau dẫn đến chết: Trợ cấp tiền tuất 7,45 triệu đồng; tiền mai táng phí 14,9 triệu đồng.

Trên đây là bài viết của Luật Hòa Nhựt liên quan đến các chế độ phụ cấp đối với dân quân tự vệ. Nếu có vướng mắc liên quan đến bào viết, hãy gọi 1900.868644 hoặc địa chỉ email [email protected] để được tư vấn, hỗ trợ qua tổng đài trực tuyến