Chính sách mới về BHYT tại Nghị định 75/2023

Những chính sách mới về BHYT được sửa đổi bổ sung tại Nghị định 75/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm y tế sẽ được đề cập trong nội dung bài viết của Luật Hòa Nhựt dưới đây.

1. Thêm đối tượng được cấp thẻ BHYT miễn phí

Nghị định 75/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 03/12/2023 đã bổ sung thêm cũng như điều chỉnh quy định về một số đối tượng thuộc nhóm tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) do ngân sách Nhà nước đóng bao gồm:

- Bổ sung mới: Người dân các xã an toàn khu, vùng an toàn khu cách mạng trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ hiện đang thường trú tại các xã an toàn khu cách mạng trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đã được cập nhật thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú mà không thuộc đối tượng quy định tại các khoản 1, 2 và 3, Điều 12, Luật Bảo hiểm y tế 2008

- Sửa đổi quy định về 02 đối tượng sau:

+ Người thuộc diện hưởng trợ cấp, trợ giúp xã hội hàng tháng theo quy định của pháp luật về người cao tuổi, người khuyết tật và trợ giúp xã hội quy định tại Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định là người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng theo quy định của pháp luật về người cao tuổi, người khuyết tật, đối tượng bảo trợ xã hội).

+ Người thuộc hộ gia đình nghèo theo chuẩn hộ nghèo giai đoạn 2022 - 2025 quy định tại Nghị định số 07/2021/NĐ-CP và các văn bản khác của cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.

+ Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định là người thuộc hộ gia đình nghèo theo tiêu chí về thu nhập, người thuộc hộ nghèo đa chiều có thiếu hụt về bảo hiểm y tế quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg và các quyết định khác của cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.

2. Chính thức quy định việc dùng VNeID thay thẻ BHYT giấy khi đi khám bệnh

Đây là một trong những nội dung mới đáng chú tạo thuận lợi cho người bệnh trong quá trình đi khám, chữa bệnh hưởng quyền lợi BHYT.

Cụ thể, Nghị định 75/2023/NĐ-CP sửa đổi quy định về xuất trình thẻ BHYT giấy khi khám chữa bệnh (khoản 1 Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP) như sau:

- Người tham gia bảo hiểm y tế khi khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình thẻ BHYT có ảnh hoặc căn cước công dân; trường hợp xuất trình thẻ BHYT chưa có ảnh thì phải xuất trình thêm một trong các giấy tờ tùy thân có ảnh do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp hoặc giấy xác nhận của công an cấp xã hoặc giấy tờ khác có xác nhận của cơ sở giáo dục nơi quản lý học sinh, sinh viên; các giấy tờ chứng minh nhân thân hợp pháp khác hoặc giấy tờ được định danh điện tử mức độ 2 theo quy định tại Nghị định 59/2022/NĐ-CP.

Như vậy, Nghị định 75/2023/NĐ-CP chính thức quy định việc dùng VNeID thay thẻ BHYT giấy khi đi khám bệnh.

3. Điều chỉnh quy định về mức hỗ trợ đóng BHYT từ NSNN

Cụ thể, mở rộng nhóm đối tượng được nhà nước hỗ trợ 100% mức đóng BHYT.

Nghị định 75/2023/NĐ-CP quy định hỗ trợ 100% mức đóng BHYT đối với người thuộc hộ gia đình cận nghèo đang cư trú trên địa bàn các huyện nghèo theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản khác của cơ quan có thẩm quyền.

(Trong khi đó, trước đây chỉ quy định hỗ trợ 100% mức đóng BHYT đối với người thuộc hộ gia đình cận nghèo đang sinh sống tại các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP và các huyện được áp dụng cơ chế, chính sách theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP)

Bên cạnh đó, thêm đối tượng được ngân sách hỗ trợ tối thiểu 70% mức đóng BHYT:

Là những người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại địa bàn các xã khu vực II, III, thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016 - 2020 mà các xã này không còn trong danh sách các xã khu vực II, khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025.

4. Sửa quy định phương thức đóng BHYT của một số đối tượng

- Đối với các đối tượng quy định tại các khoản 3, 5, 8, 11, 12, 18, 19 và 20 Điều 3 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, hằng quý, cơ quan lao động thương binh và xã hội chuyển kinh phí từ nguồn thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, nguồn thực hiện chính sách bảo trợ xã hội vào quỹ bảo hiểm y tế. Trước ngày 15 tháng 12 hằng năm, cơ quan lao động thương binh và xã hội phải thực hiện xong việc thanh toán, chuyển kinh phí vào quỹ bảo hiểm y tế của năm đó.

-  Đối với đối tượng quy định tại các khoản 1, 4, 6, 7, 9, 10, 13, 14 và 17 Điều 3 và các khoản 1, 2 và 5 Điều 4 Nghị định 146/2018/NĐ-CP:

+ Hằng quý, cơ quan bảo hiểm xã hội tổng hợp số thẻ bảo hiểm y tế đã phát hành và số tiền đóng, hỗ trợ đóng theo Mẫu số 1 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP, gửi cơ quan tài chính để chuyển kinh phí vào quỹ bảo hiểm y tế theo quy định tại khoản 9 Điều 9 Nghị định 146/2018/NĐ-CP;

+ Thời điểm để tính số tiền phải đóng đối với các đối tượng được lập danh sách hằng năm, tính tiền đóng từ ngày 01 tháng 01; đối với các đối tượng được bổ sung trong năm, tính tiền đóng từ ngày được xác định tại quyết định phê duyệt danh sách của cơ quan có thẩm quyền;

+ Trường hợp người tham gia bảo hiểm y tế tử vong, mất tích hoặc không còn cư trú tại Việt Nam, số tiền đóng bảo hiểm y tế tính từ thời điểm đóng đến thời điểm ngừng đóng theo danh sách báo giảm đóng của cơ quan có thẩm quyền lập

5. Thêm đối tượng được hưởng BHYT 100%, 95%

Theo đó, tại khoản 5, Điều 1, Nghị định 75/2023/NĐ-CP đã thực hiện điều chỉnh các quy định về mức hưởng bảo hiểm bảo hiểm y tế theo hướng bổ sung thêm đối tượng được hưởng BHYT 100% và 95%.

- Thêm 02 đối tượng 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh gồm:

+ Người tham gia kháng chiến và bảo vệ Tổ quốc;

+ Người dân các xã an toàn khu, vùng an toàn khu cách mạng trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ hiện đang thường trú tại các xã an toàn khu cách mạng trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đã được cập nhật thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú mà không thuộc đối tượng quy định tại các khoản 1, 2 và 3, Điều 12, Luật Bảo hiểm y tế 2008

- Thêm 03 đối tượng 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh gồm:

- Vợ hoặc chồng liệt sĩ lấy chồng hoặc vợ khác đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo trường hợp nuôi con liệt sĩ đến tuổi trưởng thành hoặc chăm sóc cha đẻ, mẹ đẻ liệt sĩ khi còn sống hoặc vì hoạt động cách mạng mà không có điều kiện chăm sóc cha đẻ, mẹ đẻ liệt sĩ khi còn sống;

- Người phục vụ người có công đang sống ở gia đình bao gồm: Người phục vụ Bà mẹ Việt Nam anh hùng; người phục vụ thương binh (tính cả thương binh loại B được công nhận trước 31/12/1993), người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học tổn thương từ 81%;

- Người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại địa bàn các xã khu vực II, III, thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016 - 2020 mà các xã này không còn trong danh sách các xã khu vực II, III, thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025.

Như vậy trên đây là toàn bộ thông tin về Chính sách mới về BHYT tại Nghị định 75/2023 mà Công ty Luật Hòa Nhựt muốn gửi đến quý khách mang tính tham khảo. Nếu quý khách còn vướng mắc về vấn đề trên hoặc mọi vấn đề pháp lý khác, quý khách hãy vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến theo số điện thoại 1900.868644 để được Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài kịp thời hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc.


Nếu quý khách cần báo giá dịch vụ pháp lý thì quý khách có thể gửi yêu cầu báo phí dịch vụ đến địa chỉ email: [email protected] để nhận được thông tin sớm nhất! Rất mong nhận được sự hợp tác và tin tưởng của quý khách! Luật Hòa Nhựt xin trân trọng cảm ơn!