1. Các hành vi bạo lực gia đình
- Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:
+ Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;
+ Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
+ Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;
+ Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
+ Cưỡng ép quan hệ tình dục;
+ Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;
+ Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;
+ Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;
+ Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.
- Hành vi bạo lực quy định cũng được áp dụng đối với thành viên gia đình của vợ, chồng đã ly hôn hoặc nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng.
=> Những hành vi bị nghiêm cấm gồm:
- Các hành vi bạo lực gia đình quy định
- Cưỡng bức, kích động, xúi giục, giúp sức người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình.
- Sử dụng, truyền bá thông tin, hình ảnh, âm thanh nhằm kích động bạo lực gia đình.
- Trả thù, đe doạ trả thù người giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình, người phát hiện, báo tin, ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình.
- Cản trở việc phát hiện, khai báo và xử lý hành vi bạo lực gia đình.
- Lợi dụng hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình để trục lợi hoặc thực hiện hoạt động trái pháp luật.
- Dung túng, bao che, không xử lý, xử lý không đúng quy định của pháp luật đối với hành vi bạo lực gia đình.
2. Quy định về quan hệ giữa vợ và chồng?
Tại Điều 17, Điều 18, Điều 19 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định:
- Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp, Luật này và các luật khác có liên quan.
- Quyền, nghĩa vụ về nhân thân của vợ, chồng quy định tại Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan được tôn trọng và bảo vệ.
- Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình.
- Vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác.
Như vậy, đã là vợ chồng thì phải có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng nhau. Việc chồng chị đánh chị là vi phạm quy định pháp luật, vấn đề ký giấy cam kết không đảm bảo được là chồng chị có tiếp tục làm như vậy nữa hay không. Do đó, hai bên cần nói chuyện nghiêm túc với nhau, chị cũng có quyền tố cáo hành vi chồng chị với công an nếu sự việc tiếp tục tái diễn.
3. Chồng ký giấy cam kết không tiếp tục có hành vi bạo lực gia đình thì cần ra công an xác thực không?
Cách thức thực hiện yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình đến trụ sở công an xã
Bước 1. Tiếp nhận tin báo
Công an cấp xã khi tiếp nhận tin báo hoặc trực tiếp chứng kiến hành vi bạo lực gia đình báo cáo Trưởng công an cấp xã về vụ việc và xin ý kiến chỉ đạo việc áp dụng biện pháp yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình đến trụ sở để làm rõ nguyên nhân, xác định tính chất vụ việc để có biện pháp xử lý phù hợp.
Bước 2. Thực hiện yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình đến trụ sở công an xã
Công an được phân công xử lý vụ bạo lực gia đình thực hiện yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình đến trụ sở công an cấp xã để làm việc. Trường hợp yêu cầu nhưng người có hành vi bạo lực gia đình không đến thì báo cáo Trưởng Công an cấp xã biết để có biện pháp hành chính với người không đến.
Trưởng Công an cấp xã thực hiện ra Quyết định yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình đến trụ sở Công an để làm việc, trường hợp Trưởng Công an đã ra quyết định hành chính yêu cầu nhưng người có hành vi bạo lực gia đình vẫn không đến thì khi đó Công an được áp dụng biện pháp hành chính dẫn giải về trụ sở theo quy định tại Điều 123 của Luật xử lý vi phạm hành chính hoặc áp dụng công cụ hỗ trợ để đưa người có hành vi bạo lực gia đình về trụ sở công an cấp xã.
Bước 3. Các biện pháp thực hiện khi người có hành vi bạo lực gia đình đến trụ sở công an cấp xã
Công an được phân công xử lý vụ việc tiến hành lấy lời khai của người được yêu cầu đến trụ sở công an cấp xã theo biểu mẫu thu thập thông tin.
Sau khi xác định rõ được tính chất hành vi bạo lực gia đình và mức độ nguy cơ tiềm ẩn có thể ảnh hưởng đến việc tiếp tục hoặc không có hành vi tái diễn, Công an tiến hành thủ tục xử lý hành vi vi phạm và yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình phải ký cam kết không tái phạm hành vi bạo lực gia đình. Bản cam kết là cơ sở để xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với trường hợp tái diễn hành vi bạo lực gia đình.
Bước 4. Cung cấp tài liệu để người có hành vi bạo lực gia đình phải học về các nội dung phòng, chống bạo lực gia đình để hỗ trợ người có hành vi bạo lực gia đình nhận diện được các hành vi bạo lực, chuyển đổi hành vi bạo lực. Trường hợp cần thiết, Công an có thể ra khuyến nghị với Ủy ban nhân dân cấp xã phải đưa người có hành vi bạo lực gia đình đến Cơ sở phòng, chống bạo lực gia đình để tham gia khóa giáo dục bắt buộc để chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình.
Biện pháp yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình đến trụ sở công an cấp xã là biện pháp mới chưa có trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành. Vì vậy, trên tổng thể thì đây là biện pháp mới có tính khả thi cao và thể hiện được tính nhân văn của Đảng và Nhà nước ta trong bảo vệ quyền con người, không chỉ bảo vệ người bị bạo lực gia đình mà còn bảo vệ cả người có hành vi bạo lực gia đình trước những nguy cơ phạm tội nghiêm trọng. Tuy nhiên, khi bị bạo lực gia đình có những trường hợp gia đình tự hòa giải lẫn nhau, không ra công an, không muốn báo cơ quan chức năng. Do đó Chồng ký giấy cam kết không tiếp tục có hành vi bạo lực gia đình thì không bắt buộc cần ra công an xác thực. Tuy nhiên khi xảy ra hành vi bạo lực gia đình thì nên làm thủ tục báo lên công an hoặc các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để được giải quyết
4. Quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình?
Căn cứ Điều 52 Nghị đinh 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
+ Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình;
+ Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
+ Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với các hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này;
+ Buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với hành vi quy định này.
Như vậy, tùy vào tính chất, mức độ vi phạm mà chồng bạn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng hoặc từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
5. Chồng đánh vợ có phải chịu trách nhiệm hình sự không?
Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, theo đó, mức án cao nhất của tội này là
Trên đây là nội dung về: "Chồng ký giấy cam kết không tiếp tục có hành vi bạo lực gia đình thì cần ra công an xác thực không?" trường hợp còn điều gì thắc mắc vui lòng gọi 1900.868644 hoặc gửi qua email [email protected] để được hỗ trợ giải đáp thắc mắc