1. Hậu quả của việc nạo phá thai ở tuổi vị thành niên
Nạo phá thai dù ở tuổi nào cũng có những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của người phụ nữ. Nhưng ở trẻ vị thành niên, chưa đủ trưởng thành về thể chất, lý trí, tình cảm để sẵn sàng làm mẹ thì hậu quả của nạo phá thai sẽ nặng nề hơn, nguy cơ tai biến sản khoa cũng cao hơn, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của trẻ sau này.
Theo y học, độ tuổi sinh đẻ lý tưởng nhất của phụ nữ là từ 21 đến 35 tuổi vì cơ thể đã phát triển hoàn thiện, tâm lý ổn định, sẵn sàng cho thiên chức làm mẹ, khi đó, đứa trẻ chào đời sẽ khỏe mạnh hơn. Nhưng trong thực tế, ngày càng nhiều trường hợp mang thai ở tuổi vị thành niên - độ tuổi chuyển tiếp từ thiếu niên thành người lớn, hình thành nhân cách thông qua hiện tượng dậy thì.
Khi mang thai ở tuổi vị thành niên, các em thường có tâm lý lo sợ. Do đó, các em rất ngại đến cơ sở y tế công mà thường tìm đến những dịch vụ nạo phá thai. Vì vậy, không an toàn cho sức khỏe bởi vì một số phòng khám tư nhân không đảm bảo kỹ thuật y tế nên dễ gặp phải tai biến, như: băng huyết, thủng tử cung, sót nhau, sót thai, nhiễm khuẩn và thậm chí có thể bị tử vong. Ngoài ra, khi ở tuổi vị thành niên, các em chưa hiểu rõ những dấu hiệu của mang thai. Do đó, một số trường hợp phát hiện thì thai đã lớn, nên việc nạo phá thai rất nguy hiểm.
Phá thai tuổi vị thành niên, hầu như ai cũng gặp phải những hậu quả, cả về tâm lý lẫn sinh lý. Về sinh lý, hậu quả gần là băng huyết nếu thai to, sốc, thủng tử cung - nếu nạo bằng dụng cụ - sót nhau, nhiễm trùng - mà nếu nhiễm trùng nặng thì có thể phải cắt bỏ tử cung. Hậu quả xa là viêm nhiễm mãn tính ở cổ tử cung, tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng, dính buồng tử cung, nghẹt ống dẫn trứng, dẫn đến hiện tượng thai ngoài tử cung trong lần có thai sau này, vô sinh thứ phát, nhau cài răng lược, vỡ tử cung, nhau tiền đạo. Nếu nạo thai nhiều lần sẽ làm mỏng thành tử cung khiến lần mang thai tiếp theo, thai thường khó giữ được. Về tâm lý, nhiều trường hợp nạo phá thai xong - nhất là những trường hợp bị lừa dối tình cảm thì người phụ nữ rất dễ rơi vào tình trạng trầm cảm, bởi không thể chia sẻ được với ai. Vì vậy, các em nên trang bị cho mình đầy đủ kiến thức để tự bảo vệ sức khỏe, đồng thời tránh những tổn thương về mặt tâm lý sau này.
Để hạn chế tình trạng nạo, phá thai ở trẻ vị thành niên, vấn đề quan trọng đặt ra hiện nay là cần trang bị kiến thức về sức khỏe sinh sản cho trẻ vị thành niên trên cơ sở phát huy vai trò của gia đình, nhà trường và cộng đồng xã hội. Theo các chuyên gia, đời sống phát triển, chế độ dinh dưỡng đầy đủ nên trẻ thường có xu hướng dậy thì sớm. Vì vậy, gia đình, người thân trực tiếp là các bậc phụ huynh cần thường xuyên gần gũi và đồng hành cùng trẻ trong giải đáp các thắc mắc, băn khoăn về sức khỏe sinh sản, giới tính và quan hệ tình dục… Cần trang bị cho trẻ những kiến thức, kỹ năng để tự bảo vệ mình, tránh nguy cơ mang thai sớm. Phụ huynh cần quan tâm để phát hiện những dấu hiệu, biểu hiện khác thường ở trẻ vị thành niên, kịp thời động viên, hỗ trợ khi trẻ có thai ngoài ý muốn.
2. Chưa đủ 18 tuổi có phá thai được không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015, người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi. Và cũng theo quy định tại tại khoản 1 Điều 47 Bộ luật Dân sự 2015, người chưa thành niên sẽ có người giám hộ đương nhiên, cụ thể như sau:
- Người được giám hộ bao gồm:
+ Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ;
+ Người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ;
+ Người mất năng lực hành vi dân sự;
+ Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
Như vậy, theo quy định trên người từ đủ 18 trở lên là người có quyền công dân, có đầy đủ nhận thức về hành vi của mình và chịu trách nhiệm với hành vi đó, nên người từ 18 tuổi trở lên có thể tự mình đi phá thai mà không cần phải có sự đồng ý của ai.
Đối với trường hợp chưa đủ 18 tuổi thì việc phá thai cần phải có sự đồng ý của người giám hộ. Phá thai có những rủi ro và tai biến, mặc dù tỉ lệ rất thấp vì vậy nên đi phá thai cùng một người thân thiết để người dưới 18 tuổi có thể yên tâm hơn và được hỗ trợ khi cần thiết.
3. Một số trường hợp cần xem xét đến việc nạo, phá thai
Thai nhi bị khuyết tật, dị tật bẩm sinh:
- Các khuyết tật, dị tật bẩm sinh như khuyết tật ống thần kinh, khuyết tật lồng ngực và khớp, gai đôi cột sống; nghiêm trọng hơn là khuyết tật tim, điếc, mù, chậm phát triển trí tuệ… ảnh hưởng lớn tới tương lai sau này của những đứa trẻ vô tội. Đây cũng là những trường hợp không nên giữ thai mà bà bầu nên cân nhắc.
- Tất cả những trường hợp khuyến cáo bỏ thai do dị tật đều dựa trên kết quả chẩn đoán, siêu âm của bác sĩ. Để chắc chắn hơn, các bác sĩ có thể yêu cầu mẹ làm các xét nghiệm sàng lọc và chọc ối.
Thai quá yếu do bị chấn động mạnh:
- Với các trường hợp thai phụ bị tai nạn, trượt ngã hay bị kích động mạnh về tâm lý do gặp chuyện đau buồn, tang thương… gây động đến thai nhi. Nếu sau khi khám, bác sĩ cho biết thai nhi bị động quá mạnh, khó lòng giữ được thì thai phụ nên suy xét việc có để thai lại hay không.
- Trong hầu hết trường hợp, nếu thai đã lớn và chấn thương có thể khắc phục thì mẹ bầu có thể được yêu cầu nghỉ ngơi và hạn chế vận động.
Thai chết lưu trong tử cung:
- Do thai quá yếu hay một nguyên cớ nhất định nào đó mà thai nhi chết lưu trong tử cung, các bà bầu buộc phải bỏ cái thai trong bụng. Trường hợp nên bỏ thai này nhằm ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng hoặc tình trạng sức kháng của người mẹ bị tổn thương
Thai ngoài tử cung:
Thai ngoài tử cung xảy ra khi thai làm tổ ở ngoài tử cung thay vì tử cung. Đây là một tình huống nguy hiểm và cần được loại bỏ ngay lập tức để tránh nguy cơ đe dọa đến sức khỏe và thậm chí là tính mạng của người mẹ.
Tình trạng thai gây nguy cơ cho người mẹ:
Một trong những trường hợp không nên giữ thai được bác sĩ khuyến cáo là khi có những tình trạng thai đặc biệt, chẳng hạn như thai dính hoặc thai dị dạng có thể tạo ra nguy cơ lớn cho sức khỏe hoặc tinh thần của người mẹ.
Phá thai có thể được thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau, bao gồm phá thai bằng thuốc và thủ thuật ngoại khoa như nạo hút. Quyết định về phá thai thường phải được thảo luận với bác sĩ để đảm bảo an toàn và tối ưu cho người mẹ.
Như vậy trên đây là toàn bộ thông tin về Chưa đủ 18 tuổi có phá thai được không? mà Công ty Luật Hòa Nhựt muốn gửi đến quý khách mang tính tham khảo. Nếu quý khách còn vướng mắc về vấn đề trên hoặc mọi vấn đề pháp lý khác, quý khách hãy vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến theo số điện thoại 1900.868644 để được Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài kịp thời hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc.
Nếu quý khách cần báo giá dịch vụ pháp lý thì quý khách có thể gửi yêu cầu báo phí dịch vụ đến địa chỉ email: [email protected] để nhận được thông tin sớm nhất! Rất mong nhận được sự hợp tác và tin tưởng của quý khách! Luật Hòa Nhựt xin trân trọng cảm ơn!