Chuyên viên quản lý bản quyền tác giả cần tốt nghiệp chuyên ngành gì?

Với thời đại Công nghệ 4.0 đã và đang lan rộng khắp thế giới, các tranh chấp về bản quyền đã và đang trở nên nóng hơn bao giờ hết.. Các tranh chấp này vô tình chung đã làm dấy lên tầm quan trọng của Cục Bản quyền và Chuyên viên quản lý quyền tác giả, về tầm quan trọng của các Quyết định đó. Vậy, để trở thành một người Chuyên viên quản lý bản quyền tác giả cần tốt nghiệp ngành nghề gì? Hãy cùng Luật Hòa Nhựt tìm hiểu vấn đề này.

1. Giới thiệu qua về vị trí Chuyên viên quản lý bản quyền

Chuyên viên quản lý bản quyền tác giả là một vị trí trong các vị trí Công chức nghiệp vụ chuyên ngành văn hóa, thể thao và du lịch của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch theo Phụ lục 1, Thông tư 06/2023/TT-BVHTTDL.

Theo như bản mô tả công việc được cung cấp trong thông tư trên, công việc của Chuyên viên có thể được chia thành 2 đầu mục sau:

- Nghiên cứu, tổng hợp, hoàn thiện hệ thống pháp luật về bản quyền tác giả

- Thực thi các công việc chuyên môn 

Trong các đầu mục công việc này sẽ bao gồm rất nhiều loại công việc khác cụ thể hơn như: xây dựng, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về bản quyền, phối hợp với các cơ quan liên quan nhằm thực thi chính sách được phân công, v.v. Có thể nói, công việc của Chuyên viên quản lý bản quyền vươn ra ngoài việc thực hiện việc đăng ký bản quyền cho các tác phẩm, mà còn giúp xây dựng, hoàn thiện và hướng dẫn các văn bản pháp luật có liên quan đến vấn đề này, ví dụ như Nghị Định 17/2023/NĐ-CP về quyền tác giả.

2. Quyền hạn cụ thể của một Chuyên viên quản lý bản quyền

Theo như quy định tại Mục 4 STT 11 Mục 1 Bản phụ lục I, phạm vi quyền hạn của một Chuyên viên ở vị trí này bao gồm:

- Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao: Chuyên viên có thể tiếp xúc với đầu việc của mình theo nhiều cách, không bị gò bó bởi các công việc

- Tham gia ý kiến về các việc chuyên môn của đơn vị: Cục Bản quyền là một đơn vị mang tính chuyên môn cao, do đó việc được tham gia ý kiến sẽ giúp các Chuyên viên được nâng cao trình độ chuyên môn cũng như được cọ xát với những người có năng lực cao hơn.

- Được cung cấp các thông tin chỉ đạo điều hành của tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ được giao theo quy định: Dĩ nhiên, công việc của Chuyên viên quản lý bản quyền vẫn mang tính quyền lực Nhà nước, do đó, việc có các thông tin chỉ đạo là một điều cần thiết nhằm giúp Chuyên viên xác định được quan điểm của Chính phủ về một vấn đề nhất định. Điều này thực sự quan trọng trong thời kỳ có nhiều phát triển đột phá về công nghệ khiến vấn đề bản quyền trở nên mong manh hơn bao giờ hết.

- Được yêu cầu cung cấp thông tin và đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao: Đối tượng làm việc của các Chuyên viên sẽ là những cá nhân, tổ chức với tầm kiến thức về vấn đề bản quyền đa dạng. Do đó, sẽ có trường hợp có những cá nhân với kiến thức chuyên sâu về vấn đề này và ngược lại, những người chưa nghe thấy khái niệm bản quyền bao giờ. Do đó, Chuyên viên sẽ cần quyền này để có được nguồn thông tin chính xác nhất nhằm phục vụ công việc một cách hiệu quả, vì đôi khi người khai sẽ không hiểu được các trường thông tin này cần khai như thế nào.

- Được tham gia các cuộc họp trong và ngoài cơ quan theo sự phân công của cấp trên: Các cuộc họp là một cách hiệu quả để các cơ quan bộc lộ các thông tin quan trọng đến những CQNN có liên quan. Do đó, Chuyên viên có quyền lợi và trách nhiệm tham gia các cuộc họp này để được cập nhật các tài liệu, hướng xử lý và tài liệu hướng dẫn mới nhất trong xã hội.

3. Các yêu cầu về vấn đề phẩm chất

Theo Mục 5 STT 11 Mục 1 Phụ lục 1, vấn đề phẩm chất cá nhân được đề cao, cụ thể là:​ 

- Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, quy định của cơ quan: đây là phẩm chất tuyệt đối quan trọng với một công chức nhà nước. Không cần thiết gì phải giải thích gì nhiều về tầm quan trọng của phẩm chất này với một cán bộ công chức nhà nước.

- Tinh thần trách nhiệm cao với công việc, với tập thể, phối hợp công tác tốt: Dù cho vị trí làm việc có thể khác, nhưng tựu chung lại đây vẫn là một công việc tập thể. Do đó, việc chịu trách nhiệm khi làm sai cũng như kỹ năng phối hợp là một yếu tố cần và đủ trong mọi môi trường làm việc trung thực, thẳng thắn, kiên định nhưng biết lắng nghe: Trong một ngành nghề như ngành luật, dù cho quy định được ghi trên giấy trắng mực đen, nhưng quan điểm cá nhân vẫn cần phải được đưa ra vì vấn đề quan điểm về một điều luật vẫn có ảnh hưởng rất lớn. Để có thể bộc bạch được quan điểm một cách không thiên vị, cần một sự trung thực, một sự thẳng thắn cũng như kiên định trong quan điểm của mình. Tuy nhiên, cái gì quá cũng không tốt, do đó cần một sự khiêm nhường nhất định, sẵn sàng lắng nghe quan điểm của bên còn lại để có thể bổ sung vào quan điểm của mình. 

- Điềm tĩnh, nguyên tắc, cẩn thận, bảo mật thông tin: Một đặc trưng vốn dĩ không thể thiếu của ngành luật là sự bảo mật thông tin. Thông tin của người dân đến để đăng ký bản quyền ngày càng quan trọng, khi vấn đề thời điểm phát sinh tác phẩm đóng vai trò sống còn trong việc xác định bản quyền của một tác phẩm. Tuy nhiên, sẽ luôn luôn có cơ hội cho trường hợp ngược lại vì có thể một bên sẽ vô cùng phẫn nộ do ý kiến của Chuyên viên không trùng với quan điểm của họ. Do đó, sự điềm tĩnh và nguyên tắc sẽ vô cùng cần thiết trong những trường hợp như vậy. 

- Khả năng đoàn kết nội bộ: Các công việc tập thể luôn luôn cần sự đoàn kết từ những người lạ mặt. Dù cho công việc có thể không yêu cầu sự tương tác giữa các chuyên viên, khả năng đoàn kết sẽ giúp tăng mối quan hệ tích cực giữa mọi  người, qua đó cải thiện môi trường làm việc nói chung và chất lượng làm việc nói riêng. 

- Chịu được áp lực trong công việc: Vấn đề bản quyền đang ngày càng trở nên nóng hơn, dẫn đến áp lực trên bờ vai các Chuyên viên ngày càng nặng nề hơn. Chịu được áp lực trong công việc như thế này vốn đã quan trọng trong các công việc thường, lại càng quan trọng khi là những công việc liên quan đến xã hội. Ý kiến của Chuyên viên có thể là một chứng cứ vô cùng quan trọng trong các vụ việc tranh chấp lớn, do đó, áp lực sẽ luôn đi kèm với quyền lợi lớn lao. Hiểu được và tìm cách duy trì sự cần bằng này là một vấn đề muôn thuở cho mọi ngành nghề.

- Tập trung, sáng tạo, tư duy độc lập và logic: Trong vòng 10 năm gần đây, thế giới đã thay đổi đến mức khó tin. Sự xuất hiện của A.I., Metaverse, NFT đã và đang làm đảo lộn những khái niệm tưởng chừng cơ bản nhất của bản quyền. Do đó, Chuyên viên quản lý bản quyền cần một tư duy độc lập và logic để khéo léo áp dụng những quy định này một cách sáng tạo và tập trung để đàm bảo quyền lợi của Nhà nước và cá nhân với nghĩa vụ của xã hội. Đây là công việc không hề giản đơn, vì không chỉ Việt Nam mà các quốc gia lớn như Hoa Kỳ cũng chật vật trước làn sóng công nghệ mới này.

4. Các yêu cầu về vấn đề chuyên môn

Chức danh Chuyên viên chính về quản lý bản quyền tác giả được nêu tại STT 11 Mục I bảng thuộc Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 06/2023/TT-BVHTTDL, cụ thể như sau:

- Yêu cầu về trình độ

+ Trình độ đào tạo: Tốt nghiệp đại học trở lên với ngành hoặc chuyên ngành đào tạo phù hợp với lĩnh vực công tác.

+ Bồi dưỡng, chứng chỉ: Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương hoặc có bằng cao cấp lý luận chính trị - hành chính.

+ Kinh nghiệm (thành tích công tác): Có thời gian giữ ngạch chuyên viên và tương đương từ đủ 09 năm trở lên. Trường hợp có thời gian tương đương với ngạch chuyên viên thì thời gian giữ ngạch chuyên viên tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng).

Trong thời gian giữ ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương đã chủ trì, tham gia xây dựng, thẩm định ít nhất 01 văn bản quy phạm pháp luật hoặc đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học cấp cơ sở trở lên mà cơ quan sử dụng công chức được giao chủ trì nghiên cứu, xây dựng đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu.

Trong bối cảnh của Chuyên viên quản lý bản quyền,  các yêu cầu về trình độ và năng lực sẽ tương đương với:

- Trình độ đào tạo: Bằng Cử nhân Luật của một trong các cơ sở đào luật ở trong nước

- Bồi dưỡng chứng chỉ:

+ Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với ngạch chuyên viên chính quản lý bản quyền, hoặc

+ Bằng cao cấp lý luận chính trị - hành chính

Hành vi nào là vi phạm bản quyền tác giả trên Internet

Vi phạm bản quyền Facebook là gì? Vi phạm bản quyền Facebook có bị sao không?

Các bậc lương chuyên viên chính 2023 kèm Bảng lương mới nhất

Bạn đọc có bất kỳ thắc mắc về vấn đề pháp lý có thể liên hệ qua số tổng đài 1900.868644 hoặc thông qua địa chỉ email: [email protected] để được tư vấn cụ thể.