Có được nghỉ phép thăm gia đình khi thực hiện nghĩa vụ quân sự?

Luật Hòa Nhựt tư vấn pháp luật về nghĩa vụ dân sự và những vấn đề pháp lý có liên quan đến vấn đề khám tuyển nghĩa vụ quân sự, miễn nhập ngũ, chế độ khi đi bộ đội và các vướng mắc khác liên quan, cụ thể:

1. Chế độ nghỉ phép về thăm gia đình khi đi bộ đội ?

Thưa luật sư, em xin được hỏi: Trong thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự thì có được nghỉ phép về thăm gia đình không ạ?

Mong sớm nhận được tư vấn và phản hồi từ phía các luật sư, em xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:

Căn cứ Điều 3 Nghị định 27/2016/NĐ-CP quy định chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ, xuất ngũ và thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ quy định về chế độ nghỉ phép đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ theo đó:

- Hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ từ tháng thứ mười ba trở đi thì được nghỉ phép hàng năm; thời gian nghỉ là 10 ngày (không kể ngày đi và về) và được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường theo quy định hiện hành.

- Hạ sĩ quan, binh sĩ là học viên các học viện, nhà trường trong, ngoài Quân đội, thời gian học từ một năm trở lên có thời gian nghỉ hè giữa hai năm học thì thời gian nghỉ này được tính là thời gian nghỉ phép và được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường theo quy định hiện hành.

- Trường hợp đặc biệt do yêu cầu nhiệm vụ chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu hoặc ở những nơi điều kiện đi lại khó khăn không thể giải quyết cho nghỉ phép thì được thanh toán bằng tiền. Mức tiền thanh toán một ngày không nghỉ phép bằng mức tiền ăn cơ bản một ngày của hạ sĩ quan, binh sĩ bộ binh.

- Hạ sĩ quan, binh sĩ đã nghỉ phép năm theo chế độ, nếu gia đình gặp thiên tai, hỏa hoạn nặng hoặc bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng và con đẻ, con nuôi hợp pháp từ trần, mất tích hoặc hạ sĩ quan, binh sĩ lập được thành tích đặc biệt xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ thì được nghỉ phép đặc biệt, thời gian không quá 05 ngày (không kể ngày đi và về) và được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường theo quy định hiện hành.

Như vậy, dẫn chiếu quy định tại khoản 1 Điều 21 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 thì thời gian phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan, binh sĩ là 24 tháng. Theo đó, trong thời gian phục vụ tại ngũ trong thời bình này, bạn hoàn toàn có quyền được nghỉ phép về thăm gia đình, người thân theo quy định, nhưng về nguyên tắc thì từ tháng thứ 13 trở đi bạn mới được nghỉ phép hằng năm.

Chỉ trong các trường hợp nếu gia đình gặp thiên tai, hỏa hoạn nặng hoặc bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng và con đẻ, con nuôi hợp pháp từ trần, mất tích hoặc hạ sĩ quan, binh sĩ lập được thành tích đặc biệt xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ thì được nghỉ phép đặc biệt, thời gian không quá 05 ngày (không kể ngày đi và về) và được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường theo quy định hiện hành.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm, trong trường hợp hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ đủ điều kiện được nghỉ phép năm theo quy định nhưng do yêu cầu nhiệm vụ chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu hoặc ở những nơi điều kiện đi lại khó khăn không thể giải quyết cho nghỉ phép thì được thanh toán chế độ nghỉ phép như sau:

- Mức tiền thanh toán cho một ngày không nghỉ phép bằng mức tiền ăn cơ bản một ngày của hạ sĩ quan, binh sĩ bộ binh theo quy định tại thời điểm không nghỉ phép; số ngày được thanh toán cao nhất của mỗi hạ sĩ quan, binh sĩ là 10 ngày. Không được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường và thời gian được tính là ngày đi đường.

- Thủ trưởng cấp trung đoàn và tương đương trở lên chịu trách nhiệm xem xét, quyết định đối với các trường hợp được thanh toán chế độ nghỉ phép tại đơn vị.

2. Tư vấn xử phạt không tham gia nghĩa vụ quân sự ?

Thưa luật sư: em 18 tuổi đã có lệnh gọi nhập ngũ nhưng nếu không tham gia nhập ngũ thì sẽ bị phạt như thế nào ?

Em xin cảm ơn !

Trả lời:

- Theo Khoản 1 Điều 59 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định Xử lý vi phạm như sau:

"Tổ chức, cá nhân có hành vi trốn tránh, chống đối, cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự."

- Tiếp theo mức xử phạt được quy định rõ tại Nghị định số 120/2013/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu như sau:

Điều 5. Vi phạm quy định sơ tuyển thực hiện nghĩa vụ quân sự

"1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm tập trung sơ tuyển ghi trong giấy gọi sơ tuyển thực hiện nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện sơ tuyển nghĩa vụ quân sự theo kế hoạch của Hội đồng nghĩa vụ quân sự đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này."

Điều 6. Vi phạm quy định về kiểm tra, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự

"1. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm kiểm tra, khám sức khỏe ghi trong giấy gọi kiểm tra, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Người khám sức khỏe gian dối làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của mình nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự;

b) Đưa tiền hoặc các lợi ích vật chất khác cho cán bộ, nhân viên y tế để làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của người khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự;

c) Cán bộ, nhân viên y tế cố ý làm sai lệch các yếu tố về sức khỏe của người khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thực hiện kiểm tra hoặc khám sức khỏe theo kế hoạch của Hội đồng nghĩa vụ quân sự đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này;

b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp mà cán bộ, nhân viên y tế có được đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này;

c) Buộc thực hiện lại việc khám sức khỏe đối với người được khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự quy định tại Điểm a, Điểm b, Điểm c Khoản 2 Điều này."

Điều 7. Vi phạm quy định về nhập ngũ

"1. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.500.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm tập trung ghi trong lệnh gọi nhập ngũ mà không có lý do chính đáng.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc chấp hành lệnh gọi nhập ngũ đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này."

Như vậy, bạn chỉ bị nộp phạt một lần cho một năm trốn nghĩa vụ quân sự. Tuy nhiên luật cũng quy định trường hợp Đã bị phạt tiền mà còn tái phạm, đối với công dân vi phạm sẽ bị phạt tù 3 tháng đến 5 năm tùy theo mức độ vi phạm.Tức là bạn đã bị phat tiền năm 2016 mà bạn còn tái phạm sang năm 2017 bạn lại tiếp tục không đi thì bạn sẽ bị xử lý hình sự.

3. Vợ sinh con có phải tham gia nghĩa vụ quân sự không ?

Em sinh năm 1994 hiện tại em đã lấy vợ và có một cháu nhỏ 10 tháng tuổi. Hiện tại vợ em ở nhà nuôi con. Còn em đi làm ăn xa. Mới đây em có nhận được giấy triệu tập khám nghĩa vụ quân sự. Nhưng vì công việc và ở rất xa nên em không thể về được. Ông bà đã mất sớm. Chúng em không có người thân thích bên cạnh và còn nợ ngân hàng 2 tỷ. Vậy em phải làm thế nào ?

Rất mong đươc luật sư tư vấn.

- T.M.C

Luật sư trả lời:

Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của mỗi công dân, được pháp điển hóa trong Luật Nghĩa vụ quân sự. Thực hiện tốt Luật nghĩa vụ quân sự 2015 có ý nghĩa quan trọng, quyết định chất lượng xây dựng Quân đội, xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng cả trước mắt và lâu dài. Đây là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành và toàn dân.

Rất nhiều thanh niên hiện nay trong gia đình là lao động duy nhất trong gia đình nên có nguyện vọng không muốn đi nghĩa vụ quân sự để dành thời gian chăm lo, trang trải cuộc sống cho gia đình. Vậy vấn đề đặt ra là theo pháp luật, hiện nay trụ cột chính trong gia đình có phải đi nghĩa vụ quân sự hay không.

Theo thông tin mà bạn đã cung cấp, chúng tôi hiểu rằng bạn đang băn khoăn không biết bạn là trụ cột chính trong gia đình có được hoãn nghĩa vụ quân sự, những trường hợp nào thì được hoãn nghĩa vụ quân sự. Đối với câu hỏi của bạn, chúng tôi có một số ý kiến về vấn đề này như sau:

Theo Khoản 1 Điều 41 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 quy định các trường hợp tạm hoãn gọi nhập ngũ như sau:

1. Tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:

a) Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe;

b) Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận;

c) Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;

d) Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân;

đ) Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định;

e) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;

g) Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ caođẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo.”

Trường hợp là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đối tượng được hoãn nghĩa vụ quân sự thì được hoãn nghĩa vụ quân sự.

Tuy nhiên, trường hợp của bạn, bạn là trụ cột chính trong gia đình, vợ bạn không đi làm, mà bạn còn gánh nợ 2 tỷ đồng trên nên nếu bạn đi nghĩa vụ quân sự thì khả năng chi trả sẽ mất đi. Bạn không nói rõ hiện này vợ bạn bao nhiêu tuổi và có khả năng lao động không, nếu còn khả năng lao động thì cũng không được xem xét trong trường hợp này, nếu vợ bạn vẫn còn khả năng lao động thì bạn không được xác định là lao động duy nhất trong gia đình để được xem xét tạm hoãn nghĩa vụ quân sự mà vẫn phải thực hiện nghĩa vụ khi có giấy gọi. Ngoài ra, việc bạn gánh nợ 2 tỷ đồng và khả năng chi trả sẽ mất đi cũng không nằm trong điều kiện được tạm hoãn hay miễn nghĩa vụ quân sự. Việc xác nhận thuộc đối tượng là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động còn phải được Ủy ban nhân dân xã xác nhận. Nếu bạn đáp ứng được các tiêu chuẩn về sức khỏe và bạn không nằm trong trường hợp tạm hoãn hoặc miễn nghĩa vụ quân sự thì bạn sẽ thuộc đối tượng tham gia nghĩa vụ quân sự.

Bên cạnh đó đề được tham gia nghĩa vụ quân sự bạn cũng cần phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

Để tuyển quân nhập ngũ thì có 4 tiêu chí. Đó là: tuổi đời; tiêu chuẩn đạo đức, chính trị; tiêu chuẩn sức khỏe và tiêu chuẩn học vấn.

1. Về tuổi đời:
Từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi. Gọi từ lứa tuổi thấp đến lứa tuổi cao.
2. Tiêu chuẩn chính trị, đạo đức:
a) Thực hiện theo hướng dẫn của liên Bộ Quốc phòng - Bộ Công an về tiêu chuẩn chính trị, nguyên tắc, thủ tục tuyển chọn công dân vào phục vụ trong Quân đội.
b) Những cơ quan, đơn vị trọng yếu, tuyển chọn theo quy định của Bộ Quốc phòng về nguyên tắc tuyển chọn, điều động người vào làm việc ở cơ quan; đơn vị trọng yếu, cơ mật.
c) Bộ Tư lệnh bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh; Lữ đoàn 144, Đoàn Nghi lễ Quân đội thuộc Bộ Tổng Tham mưu thực hiện tuyển chọn tiêu chuẩn riêng theo quyết định của Bộ Quốc phòng.
d) Những công dân xăm da (bằng kim) có hình mang tính kinh dị, kỳ quái, kích động, bạo lực gây phản cảm ở những vị trí lộ diện như mặt, cổ, tay (từ 1/3 dưới cánh tay trở xuống); chân (1/3 từ dưới đùi trở xuống), không gọi nhập ngũ vào Quân đội.
3. Tiêu chuẩn sức khỏe:
a) Tuyển những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo tiêu chuẩn sức khỏe quy định của liên Bộ Y tế - Bộ Quốc phòng về việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.
b) Các đơn vị quy định tại điểm c khoản 2 Điều 4 Thông tư này thực hiện các tiêu chuẩn riêng theo quy định của Bộ, các tiêu chuẩn khác về sức khỏe thực hiện theo tiêu chuẩn chung.
c) Những công dân mắt tật khúc xạ về mắt (cận thị, viễn thị), nghiện ma túy, nhiễm HIV, AIDS, không gọi nhập ngũ vào Quân đội.
4. Tiêu chuẩn học vấn:
a) Tuyển chọn và gọi nhập ngũ những công dân có trình độ học vấn lớp 8 trở lên. Những địa phương thực sự khó khăn không đảm bảo đủ chỉ tiêu giao quân thì được tuyển chọn số có trình độ học vấn lớp 7.
b) Các xã thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, các xã biên giới được tuyển từ 20-25% có trình độ học vấn cấp tiểu học, còn lại là trung học cơ sở trở lên, nếu vẫn không tuyển đủ chỉ tiêu có thể tuyển một số không biết chữ để vừa huấn luyện, vừa học tập để nâng cao trình độ học vấn nhằm góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở cho địa phương sau khi xuất ngũ.
c) Tích cực tuyển chọn, gọi nhập ngũ những công dân đã tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và đào tạo nghề để giảm bớt lưu lượng đào tạo trong Quân đội, góp phần thực hiện công bằng xã hội và nâng cao chất lượng xây dựng Quân đội.

4. Điểm mới của luật nghĩa vụ quân sự 2015 ?

Thưa luật sư Tôi là bộ đội đã đi được hơn 16 tháng. Tôi muốn hỏi luật sư theo luật nghĩa vụ quân sự mới thay đổi năm 2016. Hạ sĩ quan nhập ngũ đợt 2 năm 2014 phục vụ 24 tháng có được giảm xuống 18 tháng không ?

Xin chân thành cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

Theo Điều 21 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 có hiệu lực từ ngày 1/1/2016 quy định Thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ như sau :

"1. Thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan, binh sĩ là 24 tháng.

2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng được quyết định kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ nhưng không quá 06 tháng trong trường hợp sau đây:

a) Để bảo đảm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu;

b) Đang thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cứu hộ, cứu nạn.

3. Thời hạn phục vụ của hạ sĩ quan, binh sĩ trong tình trạng chiến tranh hoặc tình trạng khẩn cấp về quốc phòng được thực hiện theo lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ."

Như vậy, Theo luật nghĩa vụ quân sự mới thì thời gian nhập ngũ được kéo dài từ 18 tháng lên đến 24 tháng. Khi hạ sĩ quan nhập ngũ đợt 2 năm 2014 thì luật mới chưa có hiệu lực nên vẫn sử dụng Luật nghĩa vụ quân sự năm 2005 nên thời hạn nhập ngũ của binh sĩ sẽ là 18 tháng. Trừ trường hợp bạn sẽ bị kéo dài 6 tháng theo Khoản 2 Điều 21 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015.

5. Nghĩa vụ quân sự và những vấn đề pháp lý liên quan?

Chào luật sư, Cháu sinh ngày 09/09/1990 năm nay đã 26 tuổi, cháu không học cao đăng hay đại học gì cả. Cháu có phải đi khám nghĩa vụ không ạ ? Cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

Theo Luật nghĩa vụ quân sự 2015 hiệu lực năm 2016 thì độ tuổi đăng kí nghĩa vụ quân sự đối với công dân nam là đủ 17 tuổi, còn độ tuổi nhập ngũ được quy định như sau:

Điều 30. Độ tuổi gọi nhập ngũ

Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.

Như vậy, bạn không thuộc đối tượng trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Thưa luật sư, em bị gãy chân cach đây không lâu va chỗ gãy thi van bi nhức lieu em co co phai đi nghia vụ quân sự
Thưa luật sư, Cho em hỏi là em bị ngẫy mất 2 cái răng cửa thì có đi nghĩa vụ được không ạ

=> Theo Điều 9 Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP hướng dẫn việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự, tình trạng sức khỏe được phân loại cụ thể như sau:

1. Căn cứ phân loại sức khoẻ: Theo tiêu chuẩn sức khỏe quy định tại Bảng số 1, Bảng số 2, Bảng số 3, Phụ lục I Thông tư này.

2. Cách cho điểm: Mỗi chỉ tiêu, sau khi khám bác sĩ cho điểm chẵn từ 1 - 6 vào cột “điểm”, cụ thể:

a) Điểm 1: Chỉ tình trạng sức khỏe rất tốt.

b) Điểm 2: Chỉ tình trạng sức khỏe tốt.

c) Điểm 3: Chỉ tình trạng sức khỏe khá.

d) Điểm 4: Chỉ tình trạng sức khỏe trung bình.

đ) Điểm 5: Chỉ tình trạng sức khỏe kém.

e) Điểm 6: Chỉ tình trạng sức khỏe rất kém.

4. Cách phân loại sức khỏe: Căn cứ vào số điểm chấm cho 8 chỉ tiêu ghi trong phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự. để phân loại cụ thể như sau:

a) Loại 1: 8 chỉ tiêu đều đạt điểm 1, có thể phục vụ ở hầu hết các quân, binh chủng.

b) Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2, có thể phục vụ trong phần lớn các quân, binh chủng.

c) Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3, có thể phục vụ ở một số quân, binh chủng.

d) Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4, có thể phục vụ hạn chế ở một số quân, binh chủng.

đ) Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5, có thể làm một số công việc hành chính sự vụ khi có lệnh tổng động viên.

e) Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6, là loại sức khỏe được miễn làm nghĩa vụ quân sự.

Trường hợp bị gãy răng và dùng răng giả của bạn được quy định trong phụ lục 1 như sau:

21. Mất răng:

- Mất ≤ 3 răng, trong đó có 1 răng hàm lớn hoặc răng cửa, sức nhai còn 85% trở lên: phân loại 2

- Mất 4 răng, trong đó có ≤ 2 răng hàm lớn hoặc răng cửa, sức nhai còn 70% trở lên: phân loại 3

- Mất 5-7 răng, trong đó có ≤ 3 răng hàm lớn hoặc răng cửa, sức nhai còn 50% trở lên: phân loại 4

- Mất trên 7 răng, trong đó có > 3 răng hàm lớn hoặc răng cửa, sức nhai còn < 50%:="" phân="" loại="">

Như vậy, dù bạn thuộc trường hợp nào trong phụ lục trên thì bạn vẫn đáp ứng đủ sức khỏe để thực hiện nghĩa vụ quân sự. Do đó, bạn không được miễn thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Kính chào Luật Sư. Em có giấy khám nvqs và đã chấp hành đi khám năm 2015 Qua năm 2016 thì nhà e có chuyển nhà . Nhưng nhà cũ vẫn còn của gia đình. Từ khi đầu năm nhà e chuyển thì có báo với khối trưởng tại địa phương.dạ thưa L.S gia đình em thế này. Em sinh năm 1994. Ba e đang chấp hành án phạt tại trại. E là con trai lao động chính . Trong hộ khẩu thì chỉ có tên em. Em gái và ba em . Mẹ em chưa chuyển khẩu vì vẫn ở quê. Vậy em xin hỏi em có bị gọi nvqs ko ạ.. e là lao động chính. Là con trai một ạ. Kính xin luật sư tư vấn giúp em . Em xin chân thành cảm ơn.

=> Khoản 1 Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về các trường hợp tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ quân sự như sau:

"Điều 41. Tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ

1. Tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:

a) Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe;

b) Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận;

c) Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;

d) Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân;

đ) Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định;

e) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;

g) Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo".

Trường hợp của em bạn có thể xem xét quy định tại điểm b nêu trên.

Với những thông tin bạn cung cấp, cần trả lời các câu hỏi sau:

- Mẹ bạn đã hết tuổi lao động chưa- có thuộc đối tượng không còn khả năng lao động không? Có nguồn thu nhập nào khác không?

- Em gái bạn có đi học không? Có nguồn hỗ trợ khác không?

- Bạn là lao động chính - nhưng có phải là lao động duy nhất hay không?

Theo điểm b khoản 1 nêu trên, bạn phải là lao động trực tiếp và duy nhất nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động thì mới được tạm hoãn gọi nhập ngũ.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.868644 hoặc địa chỉ email [email protected] hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Hòa Nhựt. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.