Dân quân tự vệ có phải là nghĩa vụ bắt buộc không ? Điều kiện miễn tham gia dân quân tự vệ

Mọi vướng mắc pháp lý về chính sách và nghĩa vụ đối với chế độ dân quân tự vệ sẽ được Luật sư của Công ty Luật Hòa Nhựt tư vấn và giải đáp cụ thể theo những quy định mới nhất của pháp luật hiện nay, cụ thể:

1. Dân quân tự vệ là gì ?

Dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản xuất, công tác; là thành phần của lực lượng vũ trang nhân dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; là lực lượng bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước, làm nòng cốt cùng toàn dân đánh giặc ở địa phương, cơ sở khi có chiến tranh.

Lực lượng này được tổ chức ở xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) gọi là dân quân; được tổ chức ở cơ quan của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức) gọi là tự vệ.

2. Dân quân tự vệ có bắt buộc không ?  

Theo Điều 8, Luật dân quân tự vệ 2019 thì:

Điều 8. Độ tuổi, thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ trong thời bình

1. Công dân nam từ đủ 18 tuổi đến hết 45 tuổi, công dân nữ từ đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi có nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ; nếu tình nguyện tham gia Dân quân tự vệ thì có thể kéo dài đến hết 50 tuổi đối với nam, đến hết 45 tuổi đối với nữ."

Theo quy định trên, việc tham gia dân quân tự vệ là nghĩa vụ của mỗi công dân. Tức dân quân tự vệ là bắt buộc và trong độ tuổi như quy định, còn ai tự nguyện tham gia thì độ tuổi có thể kéo dài hơn. Tuy nhiên việc tham gia dân quân tự vệ có những tiêu chuẩn nhất định, công dân cần đáp ứng được các tiêu chuẩn đó thì mới được tham gia. Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn năm nay 23 tuổi nên có nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ và cần đáp ứng các điều kiện về Tiêu chuẩn và tuyển chọn vào dân quân tự vệ nòng cốt như sau:

“1. Công dân Việt Nam có đủ các tiêu chuẩn sau đây được tuyển chọn vào dân quân tự vệ nòng cốt:

a) Lý lịch rõ ràng;

b) Chấp hành tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;

c) Đủ sức khỏe thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ.

2. Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này, có khả năng hoạt động trên biển được tuyển chọn vào dân quân tự vệ biển...”

Ngoài ra, nếu thuộc một trong các trường hợp sau thì được Tạm hoãn, miễn, thôi trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ nòng cốt trong thời bình:

- Tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ nòng cốt trong các trường hợp sau đây:

a) Phụ nữ có thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi;

b) Không đủ sức khỏe theo kết luận của cơ sở y tế từ cấp xã trở lên;

c) Có chồng hoặc vợ là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ đang phục vụ trong Quân đội nhân dân hoặc Công an nhân dân;... 

- Miễn thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ nòng cốt trong các trường hợp sau đây:

a) Vợ hoặc chồng, con của liệt sĩ; vợ hoặc chồng, con của thương binh hạng một hoặc bệnh binh hạng một; vợ hoặc chồng, con của người bị nhiễm chất độc da cam/dioxin không còn khả năng lao động;

b) Quân nhân dự bị đã được xếp vào đơn vị dự bị động viên;

c) Người trực tiếp nuôi dưỡng người bị mất sức lao động từ 81% trở lên.

- Dân quân tự vệ nòng cốt được thôi thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn trong các trường hợp:

a) Sức khỏe bị suy giảm không đủ khả năng thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ nòng cốt theo kết luận của cơ sở y tế từ cấp xã trở lên;

b) Hoàn cảnh gia đình khó khăn đột xuất không có điều kiện thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ.

- Về hành vi khi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ:

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 21 Nghị định 120/2013/NĐ-CP thì nức tiền phạt đối với cá nhân trốn dân quan tự vệ sẽ được quy định như sau:

Điều 21. Vi phạm quy định về tổ chức dân quân tư vệ

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ nòng cốt.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi cản trở việc xây dựng dân quân tự vệ.

3. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện quyết định của cơ quan có thẩm quyền về xây dựng dân quân tự vệ.

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức dân quân tự vệ không đúng pháp luật.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này;

b) Buộc tổ chức dân quân tự vệ theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền đối với hành vi quy định tại Khoản 3 Điều này;

c) Buộc giải tán lực lượng dân quân tự vệ tổ chức không đúng pháp luật đối với hành vi quy định tại Khoản 4 Điều này.

Theo quy định của Bộ luật hình sự 2015 thì chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự với tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự quy định tại Điều 322. Còn đối với hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ nòng cốt thì không có quy định truy cứu trách nhiệm hình sự. Hành vi này bị cấm tại Khoản 2, Điều 16 Luật dân quân tự vệ 2009. Ngoài ra, theo Điều 63, Luật dân quân tự vệ thì Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi chống đối, cản trở việc tổ chức, hoạt động của dân quân tự vệ, vi phạm các quy định khác của pháp luật về dân quân tự vệ thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Một người bị gọi tối đa bao nhiêu lần đi nhập ngũ ?

Điều 33Luật nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về số lần, thời điểm gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân trong năm như sau: 

“Hằng năm, gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân một lần vào tháng hai hoặc tháng ba; trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh thì được gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân lần thứ hai. Đối với địa phương có thảm họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm thì được điều chỉnh thời gian gọi nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân.”

Căn cứ quy định trên hằng năm chỉ gọi nhập ngũ một lần vào tháng 2 hoặc tháng 3, gọi nhập ngũ lần 2 chỉ thực hiện khi cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh. Mặt khác, Điều 14, Luật nghĩa vụ 2015 cũng quy định về đối tượng được miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự gồm: Người khuyết tật, người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh tâm thần hoặc bệnh mãn tính theo quy định của pháp luật.”

Theo quy định của pháp luật, nếu như bạn không thuộc trường hợp được miễn nghĩa vụ quân sự thì mỗi năm nếu chưa thực hiện nghĩa vụ quân sự và hết thời gian hoãn thực hiện nghĩa vụ mà vẫn trong độ tuổi gọi công dân nhập ngũ thì bạn sẽ vẫn được gọi đi nghĩa vụ.

Để biết trường hợp của mình có thuộc danh mục các bệnh được miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự không, bạn có thể tham khảo danh mục tại phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP.

4. Điều kiện và cơ quan có thẩm quyền điều động dân quan tự vệ ?

Quy định như sau:

Điều 9 Luật Dân quân tự vệ 2009 quy định về độ tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ trong thời bình như sau:

Công dân nam từ đủ 18 tuổi đến hết 45 tuổi, công dân nữ từ đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi có nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ; nếu tình nguyện tham gia dân quân tự vệ thì có thể đến 50 tuổi đối với nam, đến 45 tuổi đối với nữ.

Tiêu chuẩn và tuyển chọn vào dân quân tự vệ nòng cốt theo Điều 11 Luật này:

1. Công dân Việt Nam có đủ các tiêu chuẩn sau đây được tuyển chọn vào dân quân tự vệ nòng cốt:

a) Lý lịch rõ ràng;

b) Chấp hành tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;

c) Đủ sức khỏe thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ.

2. Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này, có khả năng hoạt động trên biển được tuyển chọn vào dân quân tự vệ biển.

3. Việc tuyển chọn vào dân quân tự vệ nòng cốt được quy định như sau:

a) Bảo đảm công khai, dân chủ, công bằng;

b) Hằng năm, Ban chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) chỉ đạo và hướng dẫn Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở hoặc đơn vị tự vệ nơi không có Ban chỉ huy quân sự lập kế hoạch và thực hiện tuyển chọn công dân đủ tiêu chuẩn vào dân quân tự vệ nòng cốt phù hợp với tình hình địa bàn, dân cư, điều kiện kinh tế - xã hội và yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở địa phương, cơ sở.

c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định danh sách dân quân tự vệ nòng cốt.

4. Quân nhân dự bị chưa sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên được biên chế vào đơn vị dân quân tự vệ.

5. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết Điều này.

Như vậy, đối với dân quan tự vệ thì UBND cấp xã sẽ có quyền quyết định danh sách dân quân tự vệ nòng cốt. Đối với trường hợp của bạn trên cơ sở một số thông tin bạn đã cung cấp thì chúng tôi nhận thấy bạn không thuộc một trong các trường hợp được xem xét theo nguyện vọng tham gia dân quân tự vệ nên nếu bạn có hành vi trốn tránh thì có thể bị xử lý hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật tùy vào mức độ của hành vi.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật nghĩa vụ quân sự trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.868644 hoặc địa chỉ email [email protected] để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Hòa Nhựt. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.