Đăng ký bản quyền đối với tác phẩm bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ

Xã hội phát triển kéo theo các nhu cầu cá nhân phát triển. Mọi người có ý thức bảo vệ quyền lợi của mình, nhà nước cũng cần ghi nhận, đảm bảo các quyền đó cho tác giả. Vậy tác phẩm bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ được đăng ký bản quyền tác giả như thế nào? Luật Hòa Nhựt sẽ hướng dẫn quý khách hàng đăng ký bản quyền tác giả đối với tác phẩm bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ như sau:

1. Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ là gì?

Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ là những ngôn từ được sử dụng để chỉ có loại tài liệu hình ảnh có mục đích khác nhau, thường được sử dụng trong các lịch vực khác nhau như địa lý, kỹ thuật, thiết kế và nghệ thuật.

Đây là một trong những loại tác phẩm được đăng ký quyền tác giả theo tinh thần của Luật Sở hữu trí tuệ. Việc chủ sở hữu, tác giả của những bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ thực hiện đăng ký bản quyền tác giả là biện pháp hữu hiệu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi có sự xâm phạm và là cơ sở chứng minh thời điểm phát sinh quyền. 

Vậy đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ có những lợi ích gì?

Đăng ký bản quyền tác giả là một quá trình pháp lý quan trọng có thể mang lại nhiều lợi ích cho người sáng tạo. Dưới đây là một số lí do tại sao việc đăng ký bản quyền tác giả là cần thiết:

- Bảo vệ quyền lợi pháp lý: Khi bạn đăng ký bản quyền tác giả, bạn có bằng chứng pháp lý cụ thể về việc bạn là chủ sở hữu của tác phẩm đó. Nếu có tranh chấp hoặc vi phạm bản quyền, bằng chứng đăng ký bản quyền có thể giúp bạn bảo vệ quyền lợi của mình trong các tranh tụng pháp lý.

- Tăng giá trị thương hiệu: Bản quyền có thể tạo ra một cơ sở pháp lý cho thương hiệu của bạn. Việc có bản quyền tác giả cho các tác phẩm sáng tạo của bạn cũng có thể tăng giá trị thương hiệu và tạo ra sự tin cậy từ phía khách hàng hoặc người tiêu dùng.

- Khuyến khích sáng tạo: Việc bảo vệ quyền lợi pháp lý thông qua việc đăng ký bản quyền có thể khuyến khích các cá nhân và tổ chức tiếp tục tạo ra và chia sẻ nhiều tác phẩm sáng tạo hơn. Việc biết rằng tác phẩm của mình được bảo vệ và có giá trị có thể làm tăng động lực cho sự sáng tạo.

- Cung cấp quyền lợi thương mại: Bản quyền không chỉ bảo vệ tác phẩm của bạn khỏi việc sao chép trái phép mà còn cung cấp cho bạn quyền lợi thương mại, bao gồm quyền tiết lộ, phân phối, bán hoặc thu phí sử dụng tác phẩm của bạn.

- Quyền đàm phán mạnh mẽ: Khi bạn có bản quyền tác giả, bạn có thể sử dụng nó trong quá trình đàm phán về các hợp đồng sử dụng tác phẩm của mình, giúp bạn kiểm soát và đàm phán các điều khoản và điều kiện của các thỏa thuận sử dụng.

Tóm lại, việc đăng ký bản quyền tác giả không chỉ bảo vệ quyền lợi pháp lý của người sáng tạo mà còn tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh và khuyến khích sáng tạo.

2. Quy trình đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ?

Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu tác phẩm.

Quyền tác giả được ghi nhận cho các tác phẩm văn học, nghệ thuật, sách, bài giảng, tác phẩm âm nhạc, tác phẩm sân khấu, tác phẩm điện ảnh, phần mềm máy tính, …

Quyền tác giả tự động hình thành từ thời điểm tác phẩm được định hình dưới một hình thức vật chất nhất định, bất kể tác phẩm đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.

2.1. Điều kiện đăng ký

- Đối với tác phẩm

+ Tác phẩm cần phải có tính sáng tạo: Phải được sáng tạo trực tiếp bởi tác giả, không được sao chép các tác phẩm khác dưới bất cứ hình thức nào;

+ Tác phẩm phải được thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định. Ví dụ như: Bản họa đồ, sơ đồ phải được thể hiện qua một bản vẽ, phác họa trên giấy…

- Đối với tác giả

+ Tác giả phải là người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm.

+ Chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân nắm giữ một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản đối với tác phẩm và quyền công bố công bố tác phẩm. 

+ Chủ sở hữu quyền tác giả là cá nhân, tổ chức thuộc các trường hợp sau: giao nhiệm vụ cho tác giả hoặc giao kết hợp đồng; được thừa kế; được chuyển giao quyền tác giả; là Nhà nước đối với các tác phẩm khuyết  danh không có người quản lý tác phẩm.

+ Là cá nhân và tổ chức Việt Nam, nước ngoài có tác phẩm được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời gian 30 ngày kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu ở nước khác.

+ Là cá nhân, tổ chức Việt Nam và nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa công bố ở bất kỳ nước nào.

+ Là cá nhân và tổ chức nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo quy định của điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Như vậy, những người sau đây được quyền đăng ký quyền tác giả:

- Tổ chức, cá nhân có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả gồm người trực tiếp sáng tạo ra sản phẩm, chủ sở hữu tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả tại Việt Nam như trên.

- Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ, tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm có thể là cá nhân, pháp nhân trong nước hoặc cá nhân, pháp nhân nước ngoài đều có quyền nộp đơn đăng ký bản quyền tác giả  cho tác phẩm của mình tại Cục Bản quyền tác giả.

2.2 Chuẩn bị hồ sơ đăng ký quyền tác giả

- Tờ khai (đơn) đăng ký bản quyền tác giả theo mẫu quy định tại Thông tư 08/2023/TT-BVHTTDL quy định các mẫu trong hoạt động đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan;

- 02 bản tác phẩm đăng ký: 02 bản vẽ hoặc bản in trên giấy và 01 bản điện từ (đĩa CD hoặc USB)

- Giấy uỷ quyền hoặc hợp đồng ủy quyền (Trong trường hợp tác giả, chủ sở hữu ủy quyền cho tổ chức đại diện nộp hồ sơ);

- Tài liệu chứng minh là chủ sở hữu quyền do tự sáng tạo hoặc do giao nhiệm vụ sáng tạo, giao kết hợp đồng sáng tạo, được thừa kế, được chuyển giao quyền;

- Văn bản thỏa thuận giữa các đồng tác giả trong trường hợp tác phẩm có nhiều tác giả;

- Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung;

- Chứng minh thư nhân dân/thẻ căn cước/hộ chiếu của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm (bản sao) hoặc tài liệu chứng minh tư cách hoạt động của tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, tổ chức là chủ sở hữu tác phẩm (bản sao).

3. Nộp hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả

Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan tại  trụ sở Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Hồ Chí Minh, Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Đà Nẵng.

Thời hạn thẩm định hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả như sau:

- Trong thời gian 45 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ được nộp và được Cục bản quyền tác giả chấp nhận hợp lệ, Cục Bản quyền tác giả cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho người nộp hồ sơ. Trường hợp hồ sơ thiếu, sai sót cần điều chỉnh Cục Bản quyền tác giả sẽ có thông báo

- Trong trường hợp từ chối thì Cục Bản quyền tác giả phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.

Tổ chức, cá nhân có thời hạn tối đa 01 tháng kể từ ngày nhận được thông báo để sửa đổi, bổ sung hồ sơ, trừ trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan theo quy định của pháp luật. Trường hợp tổ chức, cá nhân không sửa đổi, bổ sung hồ sơ hoặc đã sửa đổi, bổ sung mà hồ sơ vẫn chưa hợp lệ thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân. Sau khi bổ sung sau, thì thời hạn thẩm định và cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả là 45 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

Trên đây, Luật Hòa Nhựt đã hướng dẫn quý khách hàng thực hiện đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ. Nếu quý khách còn có những thắc mắc hãy gọi 1900.868644 hoặc gửi thư đến email [email protected] để được giải đáp.