1. Đăng ký bản quyền tác giả được hiểu như thế nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung 2022 có quy định quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Như vậy, quyền tác giả là các quyền mà pháp luật quy định cho các cá nhân, tổ chức được phép thực hiện đối với tác phẩm của mình sáng tạo ra hoặc do mình sở hữu.
Đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan được định nghĩa tại khoản 1 Điều 49 Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung 2022 có định nghĩa "là việc tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan nộp hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ghi nhận các thông tin về tác giả, tác phẩm, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan"
Và theo quy định của luật, việc đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan không phải là một thủ tục bắt buộc để được hưởng quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định tại Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung 2022. Quyền tác giả theo quy định của pháp luật được xác lập một cách tự động, tính từ khi tác phẩm được định hình ở dạng vật chất nhất định, vì vậy, việc đăng ký quyền tác giả hay không không phải là căn cứ để xác lập quyền tác giả, nghĩa là việc tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có được hưởng quyền tác giả theo quy định của pháp luật hay không, không phụ thuộc vào việc có Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả hay không.
2. Tại sao nên đăng ký bản quyền tác giả?
Trên thực tế, việc đăng ký quyền tác giả hay không đăng ký quyền tác giả không phải là căn cứ để xác lập quyền tác giả. Hiểu một cách đơn giản, quyền tác giả được xác lập từ khi tác phẩm được định hình dưới dạng vật chất nhất định, chứ không phải kể từ khi tiến hành thủ tục đăng ký quyền tác giả và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Vậy, có cần thiết phải đăng ký quyền tác giả hay không? Mặc dù pháp luật quy định, quyền tác giả được xác lập tự động, nghĩa là tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả mặc nhiên có quyền theo quy định của pháp luật kể từ khi sáng tạo ra tác phẩm hay sở hữu tác phẩm. Tuy nhiên, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả vẫn nên thực hiện việc đăng ký quyền tác giả tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bởi một số lý do sau đây: Việc cơ quan nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền tác giả cho cá nhân, tổ chức là tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có đề nghị dựa trên cam kết mà cá nhân, tổ chức này đưa ra. Về tính pháp lý, đây không phải là cơ sở xác lập quyền, nhưng trên thực tế, những tranh chấp về quyền tác giả diễn ra một cách rất phổ biến, khi xuất hiện tình huống hai bên hay nhiều bên đều nhận mình là tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với một tác phẩm nào đó, thì vẫn đề được đặt ra là các bên phải chứng minh được mình là bên có quyền đối với tác phẩm này, cụ thể là chứng minh mình là tác giả của tác phẩm hay chủ sở hữu hợp pháp của tác phẩm dựa trên những căn cứ, chứng cứ nhất định. Theo đó, bên đưa ra được chứng cứ thuyết phụ hơn sẽ được công nhận là tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm đang bị tranh chấp. Mà hiện nay, tại Điều 49 Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung 2022 có quy định: "Tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan không có nghĩa vụ chứng minh quyền tác giả, quyền liên quan thuộc về mình khi có tranh chấp, trừ trường hợp có chứng cứ ngược lại". Nghĩa là theo quy định này, cá nhân, tổ chức đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả sẽ có được nhiều lợi thế hơn để được xác nhận là bên có quyền đối với tác phẩm bị tranh chấp. Ngoài ra, các cá nhân, tổ chức đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả không có nghĩa vụ phải chứng minh quyền tác giả thuộc về mình, mà nghĩa vụ chứng minh này thuộc về các cá nhân, tổ chức khác. Trong trường hợp các bên khác không thể đưa ra các bằng chứng chứng minh mình có quyền đối với tác phẩm thì sẽ không có căn cứ để yêu cầu được xác định là có quyền đối với tác phẩm đó.
- Hồ sơ đăng ký quyền tác giả hiện nay được quy định tại khoản 2 Điều 50 Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung 2022, bao gồm các giấy tờ, tài liệu sau:
+ Tờ khai đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan.
Theo quy định hiện nay, đối với tờ khai, để được xác định đúng quy định, tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt.
Các thông tin bắt buộc phải có trong tờ khai bao gồm: thông tin về người nộp hồ sơ; thông tin của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc chủ sở hữu quyền liên quan; thời gian hoàn thành; tóm tắt nội dung tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình hoặc chương trình phát sóng; tên tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm phái sinh nếu tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh; thời gian, địa điểm, hình thức công bố; thông tin về cấp lại, cấp đổi (nếu có), cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong tờ khai.
Tờ khai phải do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan ký tên hoặc điểm chỉ, trừ trường hợp không có khả năng về thể chất để ký tên hoặc điểm chỉ.
Mẫu tờ khai do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định
+ Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc hai bản sao bản định hình đối tượng đăng ký quyền liên quan;
+ Giấy ủy quyền, nếu người nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan là người được ủy quyền; Giấy ủy quyền phải được làm bằng Tiếng Việt và trong trường hợp Giấy ủy quyền được làm băng ngôn ngữ khác thì phải được dịch ra tiếng Việt
+ Cùng với đó là các tài liệu chứng minh là chủ sở hữu quyền do tự sáng tạo hoặc do giao nhiệm vụ sáng tạo, giao kết hợp đồng sáng tạo, được thừa kế, được chuyển giao quyền; các tài liệu này cũng phải được làm bằng tiếng Việt, nếu làm bằng ngôn ngữ khác thì phải được dịch ra tiếng Việt
+ Bên cạnh đó pháp luật quy định, trong hồ sơ đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan cần có văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả, hoặc văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung; Văn bản đồng ý của các đồng tác giả cũng như văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu quyền tác giả pháp luật quy định phải được làm bằng tiếng Việt, nếu làm bằng ngôn ngữ khác thì phải dịch ra tiếng Việt.
3. Dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả tại Cần Thơ của Công ty Luật Hòa Nhựt
Hiện nay, pháp luật có quy định cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền tác giả là Cục bản quyền tác giả thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, hiện nay Cục bản quyền tác giả được đặt tại Hà Nội, trong khi đó, về khoảng cách địa lý Cần Thơ và Hà Nội cách rất xa nhau, mặc dù việc thực hiện đăng ký quyền tác giả, cá nhân, tổ chức có nhu cầu có thể gửi hồ sơ thông qua Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch địa phương hoặc gửi qua đường bưu điện, nhưng với khoảng cách địa lý xa, việc bổ sung hồ sơ theo trong trường hợp hồ sơ chưa đáp ứng được đầy đủ điều kiện theo quy định của pháp luật sẽ trở nên khá rắc rối và không thuận lợi. Do đó, để đảm bảo quá trình thực hiện, các cá nhân, tổ chức nên lựa chọn một đơn vị nào đó có hoạt động trong lĩnh vực này để ủy quyền thực hiện việc đăng ký quyền tác giả. Luật Hòa Nhựt là đơn vị mà bạn có thể lựa chon. Bạn nên lựa chọn Luật Hòa Nhựt để thực hiện thủ tục đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan bởi các lý do sau:
- Công ty Luật Hòa Nhựt đã tiến hành triển khai dịch vụ đăng ký quyền tác giả từ rất lâu, vì vậy có rất nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này trong việc xử lý hồ sơ, thực hiện việc bổ sung hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Công ty Luật Hòa Nhựt là một công ty uy tín về chất lượng, đơn vị có nhiều kiến thức pháp lý liên quan đến vấn đề này nên việc thực hiện các thủ tục đảm bảo đúng quy định của pháp luật, hạn chế việc hồ sơ không hợp lệ, từ đó giúp tiết kiệm nhiều thời gian cho khách hàng.
- Ngoài ra, tại Luật Hòa Nhựt có đội ngũ nhân sự uy tín, nhiều năm kinh nghiệm, giàu kiến thức pháp luật trong đó có các kiến thức về sở hữu trí tuệ, đảm bảo được chất lượng dịch vụ.
Mọi thắc mắc liên hệ 1900.868644 hoặc email [email protected] để được giải đáp chi tiết.
Trân trọng