Đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Bà Rịa - Vũng Tàu như thế nào?

Với tiềm năng phát triển kinh tế đặc biệt là công nghiệp, dịch vụ, nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản, tổ chức, cá nhân tại Bà Rịa - Vũng Tàu hiện nay đang rất quan tâm đến việc bảo hộ kiểu dáng công nghiệp cho sản phẩm để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt là chống sao chép và nhái kiểu dáng, bao bì sản phẩm.

1. Giới thiệu về tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Bà Rịa – Vũng Tàu (viết tắt BRVT) là tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Nam Bộ, nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của Việt Nam. Với vị trí cửa ngõ ra Biển Đông của các tỉnh trong khu vực miền Đông Nam Bộ, Bà Rịa – Vũng Tàu kết nối với Thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương khác bằng đường bộ, đường không và đường thủy. Tỉnh lỵ của Vũng Tàu là Thành phố Bà Rịa. Hiện nay thành phố Vũng Tàu vừa là thành phố du lịch biển, vừa là trung tâm của hoạt động khai thác dầu mỏ phía Nam. Về khí hậu, Bà Rịa – Vũng Tàu có khí hậu nhiệt đới gió mùa, phân thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, với gió mùa Tây Nam. Mùa khô diễn ra từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, với gió mùa Đông Bắc. Bà Rịa – Vũng Tàu có lượng nắng rất lớn, trung bình hàng năm khoảng 2.400 giờ. Lượng mưa trung bình của Vũng Tàu là 1.500 mm và ít bị ảnh hưởng bởi cơn bão. 

Về kinh tế, hoạt động kinh tế của tỉnh trước hết phải nói về tiềm năng dầu khí. Trên thềm lục địa Đông Nam Bộ, tỉ lệ các mũi khoan thăm dò, tìm kiếm gặp dầu khí khá cao, tại đây đã phát hiện các mỏ dầu có giá trị thương mại lớn như: mỏ Bạch Hổ (lớn nhất Việt Nam), mỏ Rồng, mỏ Đại Hùng, mỏ Rạng Đông. Ngoài tiềm năng dầu khí, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng có tiềm năng phát triển du lịch, có bờ biển đẹp và các khu nghỉ dưỡng thu hút khách du lịch ghé thăm. Với lợi thế gần biển, tỉnh cũng phát triển nuôi trồng và chế biến thủy sản, khai thác và đánh bắt thủy hải sản với trữ lượng lớn.

 

2. Ai có quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Bà Rịa - Vũng Tàu?

Tổ chức, cá nhân sau đây có quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp:

- Tác giả tạo ra kiểu dáng công nghiệp bằng công sức và chi phí của mình;

- Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc, tổ chức, cá nhân được giao quản lý nguồn gen cung cấp nguồn gen, tri thức truyền thống về nguồn gen theo hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc trường hợp quy định tại Điều 86a của Luật Sở hữu trí tuệ;

- Tổ chức, cá nhân được chuyển giao quyền đăng ký từ người có quyền đăng ký theo quy định dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp đã nộp đơn đăng ký. 

- Tổ chức, cá nhân nước ngoài đáp ứng các điều kiện để được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam quy định tại Điều 2 của Nghị định 65/2023/NĐ-CP có thể nộp đơn đăng ký sở hữu công nghiệp tại Việt Nam theo các điều ước quốc tế về hoặc liên quan đến thủ tục nộp đơn quốc tế.

- Tổ chức, cá nhân Việt Nam có thể nộp đơn đăng ký quốc tế sở hữu công nghiệp để yêu cầu bảo hộ quyền của mình tại Việt Nam nếu điều ước quốc tế có quy định.

Trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra kiểu dáng công nghiệp thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký và quyền đăng ký đó chỉ được thực hiện nếu được tất cả các tổ chức, cá nhân đó đồng ý.

* Đối với kiểu dáng công nghiệp là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước:

- Đối với kiểu dáng công nghiệp là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng toàn bộ ngân sách nhà nước, quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp được giao cho tổ chức chủ trì một cách tự động và không bồi hoàn, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

- Đối với kiểu dáng công nghiệp là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ được đầu tư bằng nhiều nguồn vốn, trong đó có một phần ngân sách nhà nước, phần quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp tương ứng với tỷ lệ phần ngân sách nhà nước được giao cho tổ chức chủ trì một cách tự động và không bồi hoàn, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

 

3. Hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Bà Rịa - Vũng Tàu

Hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Bà Rịa - Vũng Tàu bao gồm đầy đủ và chính xác các tài liệu sau đây:

- 02 Tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp, đánh máy theo mẫu tại Phụ lục 1 Nghị định 65/2023/NĐ-CP.

- 01 Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp. Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp phải bao gồm các nội dung sau:

+ Tên kiểu dáng công nghiệp;

+ Lĩnh vực sử dụng kiểu dáng công nghiệp;

+ Phần mô tả chi tiết kiểu dáng công nghiệp;

+ Kiểu dáng công nghiệp tương tự gần nhất;

+ Liệt kê ảnh chụp hoặc bản vẽ;

+ Yêu cầu bảo hộ kiểu dáng công nghiệp.

- 04 Bộ ảnh chụp/bản vẽ kiểu dáng công nghiệp;

- Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên);

- Giấy chuyển nhượng quyền nộp đơn (nếu có) hoặc tài liệu xác nhận quyền đăng ký (nếu thụ hưởng từ người khác);

- Giấy ủy quyền theo Mẫu Luật Minh Khuê (nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được nộp thông qua tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);

- Chứng từ nộp phí, lệ phí.

 

4. Chi phí đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Bà Rịa - Vũng Tàu

Khi tiến hàng nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp ở Bà Rịa - Vũng Tàu, các cá nhân, tổ chức tại Vũng Tàu cần nộp kèm theo các khoản phí, lệ phí theo quy định như sau:

- Lệ phí nộp đơn: 150.000 VNĐ;

- Phí phân loại kiểu dáng công nghiệp: 100.000 VNĐ/01 phân loại. Trường hợp Người nộp đơn không phân loại hoặc phân loại không chính xác thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành phân loại và người nộp đơn cần nộp phí phân loại theo quy định;

- Phí thẩm định đơn: 700.000 VNĐ/01 đối tượng;

- Phí công bố đơn: 120.000 VNĐ;

- Phí công bố từ hình thứ 2 trở đi: 60.000 VNĐ/01 hình;

- Phí tra cứu thông tin nhằm phục vụ quá trình thẩm định: 480.000 VNĐ/01 đối tượng;

- Phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên (nếu có): 600.000 VNĐ/01 đơn ưu tiên;

- Phí dịch vụ phát sinh do sửa đổi đơn, chuyển giao đơn... (nếu có).

 

5. Thời hạn bảo hộ kiểu dáng công nghiệp tại Bà Rịa - Vũng Tàu

Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết 5 năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn 2 lần liên tiếp, mỗi lần 5 năm và có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ chỉ được thực hiện quyền của mình trong phạm vi và thời hạn bảo hộ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ.

Đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp theo Thỏa ước La Hay về đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp có chỉ định Việt Nam có hiệu lực kể từ ngày cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ra quyết định chấp nhận bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệp trong đăng ký quốc tế đó hoặc kể từ ngày tiếp theo ngày kết thúc thời hạn 6 tháng tính từ ngày Văn phòng quốc tế công bố đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp đó, tính theo thời điểm nào sớm hơn. Thời hạn hiệu lực của đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp được tính theo quy định của Thỏa ước La Hay.

Hồ sơ yêu cầu gia hạn và phí thẩm định yêu cầu gia hạn, lệ phí gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ, phí sử dụng văn bằng bảo hộ, phí đăng bạ và phí công bố quyết định gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ phải được chủ Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp nộp cho cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp trong vòng 06 tháng tính đến ngày Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp hết hiệu lực. Yêu cầu gia hạn có thể nộp muộn nhưng không quá 06 tháng kể từ ngày văn bằng bảo hộ hết hiệu lực và chủ văn bằng bảo hộ phải nộp lệ nộp muộn theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.

Trên đây là bài viết về Thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Bà Rịa - Vũng Tàu của Luật Hòa Nhựt. Trường hợp Quý khách hàng cần làm rõ thêm hoặc cần hỗ trợ về các vấn đề pháp luật khác, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các kênh dưới đây:

Gửi yêu cầu dịch vụ qua email: [email protected] hoặc liên hệ qua tổng đài tư vấn 1900.868644 để được hỗ trợ các vấn đề pháp luật khác.