Đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm OCOP tại Bình Dương như thế nào?

Bình Dương là một trong số tỉnh thành phát triển năng động nhất tại Việt Nam. Tỉnh Bình Dương cũng là địa phương đang đẩy mạnh phát triển sản phẩm, dịch vụ tham gia chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" - OCOP. Việc bảo hộ nhãn hiệu cho sản phẩm OCOP đang được các tổ chức kinh doanh và chính quyền địa phương hết sức quan tâm.

1. Giới thiệu tỉnh Bình Dương

Bình Dương là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của Việt Nam. Tỉnh Bình Dương có vị trí địa lý các mặt tiếp giáp như sau: Phía đông giáp tỉnh Đồng Nai, phía tây giáp tỉnh Tây Ninh và Thành phố Hồ Chí Minh, phía nam giáp Thành phố Hồ Chí Minh, phía bắc giáp tỉnh Bình Phước. Bình Dương có vị trí nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa sườn phía nam của dãy Trường Sơn, nối nam Trường Sơn với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, có địa hình lượn sóng từ cao xuống thấp dần từ 10m đến 15m so với mặt biển. Địa hình của Bình Dương nhìn chung tương đối bằng phẳng, độ cao thấp dần từ bắc xuống nam. 

Tỉnh lỵ của Bình Dương là thành phố Thủ Dầu Một, cách trung tâm của Thành phố Hồ Chí Minh 30 km theo đường Quốc lộ 13. Hiện nay tỉnh Bình Dương là tỉnh có dân số đông thứ 6 trong tổng số 63 tỉnh thành và cũng là tỉnh có tỷ lệ gia tăng dân số cơ học rất cao do có nhiều người nhập cư, hơn 50% dân số của tỉnh Bình Dương là dân nhập cư. Bình Dương là cửa ngõ giao thương với Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế – văn hóa của cả nước, có các trục lộ giao thông huyết mạch của quốc gia chạy qua như quốc lộ 13, quốc lộ 14, đường Hồ Chí Minh, đường Xuyên Á… cách sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và các cảng biển chỉ từ 10 km – 15 km… thuận lợi cho phát triển kinh tế và xã hội toàn diện. Bình Dương là vùng đất chiến trường năm xưa với những địa danh đã đi vào lịch sử như Phú Lợi, Bàu Bàng, Bến Súc, Lai Khê, Nhà Đỏ và đặc biệt là chiến khu Đ với trung tâm là huyện Tân Uyên (nay là huyện Bắc Tân Uyên và thành phố Tân Uyên), vùng Tam giác sắt trong đó có ba làng An. Ngoài ra tỉnh này còn có khu du lịch Đại Nam, đây là khu du lịch lớn nhất Đông Nam Á. Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Bình Dương luôn ở mức cao.

 

2. Một số sản phẩm OCOP tại Bình Dương

Có thể khẳng định rằng OCOP đã tạo nên một động lực mới để phát triển kinh tế - xã hội tại khu vực nông thôn; tạo sức bật trong quá trình xây dựng nông thôn mới; đặc biệt là khai thác được thế mạnh của từng địa phương với những nét đặc trưng và sản phẩm truyền thống. Sự phát triển các sản phẩm OCOP tại Bình Dương đã và đang mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng. Một số sản phẩm OCOP tiêu biểu tại Bình Dương là:

- Rượu vắt nếp cái hoa vàng 1908; Rượu kim ngọc tửu 1908; Rượu vắt nếp cẩm 1908 của Công ty TNHH TM DV SX Hùng Thuận Phát.

​- Chuối già của Công ty TNHH An Điền.

- Tiêu lốp của hộ hồ tiêu Kiết Tường.

- Trà ASTISO +; Trà thảo mộc túi lọc ASTISO +; Trà nấm linh chi của Công ty TNHH MTV TM DV SX C.V.C.

​- Trái ổi tươi của HTX NN ổi Thanh Kiên.

- Bưởi da xanh của Trang trại Mai Quốc 3.

- Dưa lưới của Hộ SXKD Phúc Đạt

- Rượu nếp năng lượng của Công ty TNHH Mạnh Hùng Power

- Linh chi mật ong đông trùng hạ thảo; Nước uống linh chi đông trùng hạ thảo của Hộ kinh doanh Linh chi Trường sinh

- Nước yến bổ dưỡng; Nước yến đường phèn; Nước yến đông trùng hạ thảo của Công ty TNHH TM SX Yến sào Việt Nam, chi nhánh Tân Uyên

- Cải ngọt của HTX DVNN Thạnh Hội

- Lạp xưởng tươi cô giáo Phượng của Hộ kinh doanh Bùi Phong Sơn.

 

3. Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cho các sản phẩm OCOP tại Bình Dương

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm OCOP tại Đồng Nai bao gồm các tài liệu sau đây:

- 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu, đánh máy theo mẫu số: 08 Phụ lục 1 của Nghị định 65/2023/NĐ-CP.

- 05 Mẫu nhãn hiệu kèm theo (mẫu nhãn hiệu kèm theo phải giống hệt mẫu nhãn hiệu dán trên tờ khai đơn đăng ký);

- Giấy uỷ quyền (nếu nộp đơn đăng ký nộp thông qua các tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);

- Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;

- Chứng từ nộp phí, lệ phí;

Trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu là nhãn hiệu tập thể, ngoài các tài liệu tối thiểu nêu trên, đơn đăng ký cần phải có thêm các tài liệu sau:

- Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể và danh sách thành viên thuộc tập thể;

- Bản đồ khu vực địa lý (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứa địa danh hoặc dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);

- Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù;

- Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép sử dụng địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương để đăng ký nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);

- Các tài liệu khác (nếu có).

 

4. Lưu ý về tài liệu trong hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm OCOP tại Bình Dương

Khi chuẩn bị hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm OCOP tại Bình Dương, cá nhân tổ chức cần lưu ý các điểm sau đây:

- Mỗi đơn chỉ được yêu cầu cấp một văn bằng bảo hộ và loại văn bằng bảo hộ được yêu cầu cấp phải phù hợp với nhãn hiệu nêu trong đơn;

- Mọi tài liệu của đơn đều phải được làm bằng tiếng Việt. Đối với các tài liệu được làm bằng ngôn ngữ khác như Giấy ủy quyền, tài liệu chứng minh quyền ưu tiên... theo quy định thì phải được dịch ra tiếng Việt;

- Mọi tài liệu đều phải được trình bày theo chiều dọc (riêng hình vẽ, sơ đồ và bảng biểu có thể được trình bày theo chiều ngang) trên một mặt giấy khổ A4 (210mm x 297mm), trong đó có chừa lề theo bốn phía, mỗi lề rộng 20mm, theo phông chữ Times New Roman, chữ không nhỏ hơn cỡ 13, trừ các tài liệu bổ trợ mà nguồn gốc tài liệu đó không nhằm để đưa vào đơn.

- Tài liệu phải được đánh máy hoặc in bằng loại mực khó phai mờ, một cách rõ ràng, sạch sẽ, không tẩy xóa, không sữa chữa; trường hợp phát hiện có sai sót không đáng kể thuộc về lỗi chính tả trong tài liệu đã nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ thì người nộp đơn có thể sữa chữa các lỗi đó, nhưng tại chỗ bị sửa chữa phải có chữ ký xác nhận (và đóng dấu, nếu có) của người nộp đơn;

- Đối với tài liệu cần lập theo mẫu thì bắt buộc phải sử dụng các mẫu đó và điền đầy đủ các thông tin theo yêu cầu vào những chỗ thích hợp;

- Mỗi loại tài liệu nếu bao gồm nhiều trang thì mỗi trang phải ghi số thứ tự trang đó bằng chữ số Ả-rập;

- Thuật ngữ dùng trong đơn phải thống nhất và là thuật ngữ phổ thông (không dùng tiếng địa phương, từ hiếm, từ tự tạo). Ký hiệu, đơn vị đo lường, phông chữ điện tử, quy tắc chính tả dùng trong đơn phải theo tiêu chuẩn Việt Nam);

- Đơn có thể kèm theo tài liệu bổ trợ là vật mang dữ liệu điện tử của một phần hoặc toàn bộ nội dung tài liệu đơn.

 

5. Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu cho các sản phẩm OCOP tại Bình Dương của Luật Hòa Nhựt

Công ty Luật Hòa Nhựt là đối tác đáng tin cậy trong lĩnh vực đăng ký nhãn hiệu, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho cá nhân, doanh nghiệp tại Việt Nam và cả thị trường quốc tế.

Chúng tôi không chỉ là đơn vị hỗ trợ pháp lý mà còn là đối tác đồng hành, mang lại giá trị lâu dài cho doanh nghiệp của bạn. Đội ngũ chuyên gia pháp lý của chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết về quy trình đăng ký nhãn hiệu, giúp bạn hiểu rõ về lợi ích và cam kết chất lượng dịch vụ. Với mối quan hệ lâu bền cơ quan quản lý, chúng tôi cam kết giảm thiểu thời gian xử lý hồ sơ và đảm bảo ổn định trong quá trình triển khai thủ tục bảo hộ, giúp sản phẩm của bạn thiết lập cơ sở pháp lý vững chắc để phát huy giá trị khi thương mại hóa trên thị trường tiêu thụ. Nhãn hiệu đã đăng ký bảo hộ sẽ giúp doanh nghiệp Việt bảo vệ thương hiệu khi kinh doanh thương mại tại nước ngoài, mang lại lợi ích thiết thực trong hoặc động sản xuất kinh doanh.

Để thực hiện dịch vụ đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm OCOP ở Bình Dương của Luật Hòa Nhựt, Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các cách sau:

Email yêu cầu dịch vụ: [email protected] hoặc liên hệ tổng đài tư vấn trực tuyến qua 1900.868644 để được hỗ trợ các vấn đề pháp luật khác.