1. Giới thiệu về tỉnh Đồng Nai
Tỉnh Đồng Nai là một tỉnh thuộc vùng kinh tế Đông Nam Bộ, được thành lập trên cơ sở hợp nhất 2 tỉnh cũ là Biên Hòa và Long Khánh của Việt Nam. Đổng Nai là tỉnh có dân số đông đứng thứ 5 cả nước, sau Thành phố Hồ Chí Minh, Thủ đô Hà Nội, tỉnh Thanh Hóa và tỉnh Nghệ An. Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Nam bộ, tỉnh Đồng Nai có có vị trí địa lý các mặt tiếp giáp như sau: Phía đông giáp tỉnh Bình Thuận và tỉnh Lâm Đồng, phía tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương, phía nam giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, phía bắc giáp tỉnh Bình Phước. Nơi đây được xem là cửa ngõ đi vào vùng kinh tế trọng điểm Nam bộ cũng là vùng kinh tế phát triển và năng động nhất cả nước. Tỉnh lỵ của Đồng Nai là thành phố Biên Hòa, cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 30 km, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 1684 km theo đường Quốc lộ 1. Đây cũng là thành phố trực thuộc tỉnh có dân số đông nhất cả nước, với quy mô dân số tương đương với 2 thành phố trực thuộc trung ương là Đà Nẵng và Cần Thơ. Tỉnh Đồng Nai có địa hình vùng đồng bằng và trung du với một số núi nằm rải rác với xu hướng thấp dần theo hướng bắc nam, có địa hình tương đối bằng phẳng. Khí hậu Đồng Nai là khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa tương phản rõ rệt là mùa khô và mùa mưa.
Chương trình OCOP khi triển khai thực tế đã góp phần khuyến khích nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tích cực khai thác tiềm năng của các đặc sản nông thôn. Đây là cơ hội khởi nghiệp cho nông dân, hợp tác xã và nhiều doanh nghiệp nhỏ đầu tư vào nông nghiệp của Đồng Nai. Một số sản phẩm OCOP tiêu biểu của tỉnh Đồng Nai có thể kể đến như:
- Bột ca cao nguyên chất 3 trong 1 Bunga của Công ty TNHH ca cao Trọng Đức;
- Sản phẩm Hạt điều rang muối Hoàng Linh Linh của Công ty TNHH MTV Hoàng Linh Linh;
- Sản phẩm sầu riêng của HTX Thương mại dịch vụ nông nghiệp Xuân Định;
- Sản phẩm chôm chôm của HTX Nông nghiệp dịch vụ thương mại Bảo Hòa;
- Sản phẩm xoài xanh của HTX Nông nghiệp dịch vụ thương mại và du lịch Suối Lớn;
- Sản phẩm rau xà lách gai của HTX Rau an toàn Lộc Tiến;
- Sản phẩm tiêu đen của HTX Hồ tiêu Xuân Thọ.
2. Các dấu hiệu được bảo hộ làm nhãn hiệu cho các sản phẩm OCOP tại Đồng Nai
Các loại dấu hiệu được bảo hộ dưới danh nghĩa nhãn hiệu cho các sản phẩm OCOP tại Đồng Nai bao gồm:
- Dấu hiệu chữ
- Dấu hiệu hình
- Dấu hiệu âm thanh
- Dấu hiệu kết hợp
Đồng thời, nhãn hiệu phải là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc hoặc dấu hiệu âm thanh thể hiện được dưới dạng đồ họa. Các dấu hiệu tạo thành nhãn hiệu phải được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ và không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 74.2 Luật Sở hữu trí tuệ.
Dấu hiệu nhận diện thương mại cho các sản phẩm, dịch vụ OCOP tại Đồng Nai có thể được bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu thông thường hoặc nhãn hiệu tập thể.
3. Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cho các sản phẩm OCOP tại Đồng Nai
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm OCOP tại Đồng Nai bao gồm các tài liệu sau đây:
- 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu, đánh máy theo mẫu số: 08 Phụ lục 1 của Nghị định 65/2023/NĐ-CP;
- 05 Mẫu nhãn hiệu kèm theo (mẫu nhãn hiệu kèm theo phải giống hệt mẫu nhãn hiệu dán trên tờ khai đơn đăng ký);
- Giấy uỷ quyền (nếu nộp đơn đăng ký nộp thông qua các tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);
- Chứng từ nộp phí, lệ phí;
Trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu là nhãn hiệu tập thể, ngoài các tài liệu tối thiểu nêu trên, đơn đăng ký cần phải có thêm các tài liệu sau:
- Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể và danh sách thành viên thuộc tập thể;
- Bản đồ khu vực địa lý (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu chứa địa danh hoặc dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);
- Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù;
- Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép sử dụng địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương để đăng ký nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).
- Các tài liệu khác (nếu có).
4. Quy trình xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu cho các sản phẩm OCOP tại Đồng Nai
Việc xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu cho các sản phẩm OCOP tại Đồng Nai cũng tuân theo quy trình chung về xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu, cụ thể được tiến hành theo trình tự sau:
- Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu: Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận đơn có đóng dấu tiếp nhận, ghi rõ số đơn, ngày nộp đơn.
- Thẩm định hình thức: 01 tháng
- Công bố đơn: Đơn hợp lệ sẽ được công bố Công khai trên Công báo Sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày đơn đăng ký nhãn hiệu có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ
- Thẩm định nội dung: không quá 09 tháng, kể từ ngày công bố đơn.
- Thông báo kết quả: Quyết định cấp bằng hoặc Quyết định từ chối cấp bằng.
Trong thực tế thời gian thẩm định này có thể kéo dài dựa theo tình trạng thực tế của hồ sơ và việc thẩm định đơn của Cục Sở hữu trí tuệ.
5. Nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cho các sản phẩm OCOP tại Đồng Nai
Đơn đăng ký nhãn hiệu cho các sản phẩm OCOP tại Đồng Nai có thể được nộp theo cách thức sau:
- Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam nếu chủ thể là tổ chức, cá nhân Việt Nam, cá nhân nước ngoài thường trú tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam.
- Bắt buộc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam nếu là cá nhân nước ngoài không thường trú tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài không có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam.
- Đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp được nộp dưới hình thức văn bản ở dạng giấy cho cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp hoặc dạng điện tử theo hệ thống nộp đơn trực tuyến qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ.
*Nộp đơn dạng giấy: Người nộp đơn có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tiếp hoặc qua dịch vụ của bưu điện đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ, cụ thể:
+ Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ, có địa chỉ tại: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
+ Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, có địa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
+ Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, có địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
* Nộp đơn dạng điện tử truy cập theo đường link: https://dichvucong.ipvietnam.gov.vn/
Đăng ký nhãn hiệu cho các sản phẩm OCOP tại Đồng Nai là một bước quan trọng để các cá nhân, doanh nghiệp bảo vệ thương hiệu và tài sản trí tuệ của mình. Để được hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu tại Đồng Nai, đăng ký nhãn hiệu tại các tỉnh thành khác của Việt Nam hoặc đăng ký nhãn hiệu tại thị trường quốc tế, Quý khách hàng vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi qua các kênh sau:
Kênh liên hệ để được tư vấn và hỗ trợ về các vấn đề pháp luật khác: Gửi yêu cầu dịch vụ qua email: [email protected] hoặc gọi ngay tổng đài tư vấn chuyên môn số: 1900.868644.